Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

THUẾ 1.

Quả thật trong một vài bài viết của tôi. Tôi đã viết với ý là Nhà nước mình hoạt động bằng tiền thuế, nhưng Tôi cũng hiểu "tiền thuế" theo nghĩa : Tiền của đất nước, tiền của nhân dân, chứ không phải chỉ là tiền đóng thuế. Bởi Tôi hiểu trong ngân sách của nước mình, thì tiền thuế (tiền do doanh nghiệp, dân đóng thuế) chiếm tỉ trọng rất ít.
Hãy từ từ và lừ đừ nhìn sẽ thấy : Đến những năm cuối 80 của thế kỷ trước Nhà nước mình vẫn rất nghèo (hiểu theo nghĩa có tiền) vì toàn bộ hoạt động của dân chúng vẫn là tự cung, tự cấp hiện vật. Phần lớn số hiện vật tiêu dùng để duy trì sự sống hàng ngày và cho cuộc chiến đấu của đất nước là từ viện trợ của các quốc gia khác, tiền chỉ là biểu trưng để thanh toán dòng vật chất đã được Nhà nước kiểm soát rất chặt chẽ : Chảy vào đâu, bao nhiêu, vào lúc nào. Chưa có một dòng tiền nào thực sự chảy trong cái nền kinh tế mà ta gọi là bao cấp ấy. Chưa có tiền, tiền chưa chảy.
Đến khi đổi mới (tạm tính từ năm 1987) Nhà nước cũng chưa có tiền (vẫn nghèo lắm) Vì : Khi đó tiền chỉ chảy biểu trưng trong vài dòng do Nhà nước qui ước, khi đó tiền mệnh giá thấp, phát hành (in ra rồi đưa vào lưu thông) rất ít, và vì chưa nghĩ ra ... xin nói ở đoạn dưới. Nhà nước chưa có tiền, khi đó.
Khi Nhà nước nghĩ ra in tiền, đặc biệt là khi in tiền polymer (vừa mệnh giá chót vót, vừa tiêu hàng tập) thì Nhà nước mình giàu rồi (giàu tiền), quá giàu so với một số quốc gia khác, tất cả tiền phát hành là của Nhà nước. Thế là Nhà nước ta đã từ không đến giàu, rất giàu, thật nhanh, cái giàu này chỉ do in tiền nhé, in để chi cho các đối tượng hưởng lương, chi cho các hoạt động của Nhà nước, chi cho các thành phần ngân hàng, kho bạc của Nhà nước, in tiền của Nhà nước, cho Nhà nước ... Nhà nước chưa cần thu tiền các loại  hoạt động kinh tế (trong đó có thuế) để tiêu. Thời kỳ này Nhà nước đang in ra để tiêu và cho vay, về lý luận cái này cao siêu và lằng nhằng lắm, tạm hiểu đơn giản qui trình từ không đến có, từ có đến giàu, từ giàu đến rất giàu là này : Định giá? Định giá lại (tất nhiên cao hơn)? Định giá lại ... Định giá lại nền kinh tế nước nhà? Nhiều lần. In tiền ra phù hợp với những định giá đó.
Đến khi Nhà nước mình nghĩ ra : Nhà nước đang trực tiếp sở hữu đất đai (tài nguyên, khoáng sản - cái mà ta gọi là vàng, bạc của đất nước) và đưa đất đai vào lưu thông, đặc biệt là khi lưu thông với số lượng rất lớn, giá trị rất cao thì tiền thu từ nguồn này cũng lớn theo. Các nguồn tiền thu từ nhượng quyền này (quyền sử dụng đất, quyền sử dụng tài nguyên, khoáng sản, quyền định đoạt kinh doanh, quyền kinh doanh ...) rất lớn, nên trong ngân sách Nhà nước, tiền thu từ thuế vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Mấy điều Nhà nước nghĩ ra này hoàn toàn đúng đến nay, nó là qui luật cho mọi quốc gia, mọi nền kinh tế ở giai đoạn chuyển đổi sang lưu thông hàng hóa, có sử dụng vật ngang giá : Tiền. Như vậy nếu có bàn góp gì đó về chi tiêu chính phủ, khi nói rằng Nhà nước tiêu bằng tiền thuế của dân trong thời gian qua, nghĩa của "tiền thuế" phải được hiểu rộng như sau : Tiền thuế của dân = tiền của đất nước, tiền của dân. Hiểu vậy cho thật, cho liêm và chính.
Minh họa thế này :
Nhà mình (cũng có thể khác) năm 78 ra đồi trống, trồng bốn gốc tre bao một diện tích X, gọi diện tích ấy là đất tao trồng cây và dựng lên một căn nhà để ở. Khi Nhà nước giàu vì đưa đất vào lưu thông, nhà mình cũng tính tiền tỷ (giá trị đất được định giá lại). Khi Nhà nước làm đường qua đất nhà, có đền bù tiền tỷ cho một phần diện tích đất, phần đất còn lại, được định giá quyền kinh doanh đất, vẫn tiền tỷ. Tiền tỷ ấy gọi là kinh tế nhà ta phát triển (cũng có thể nói là : Kinh tế nhà ta phát triển nhanh, vượt bậc, thành tích nổi trội, đáng kinh ngạc, là con .. đã ngóc đầu dậy ...), tiền tỷ ấy chi tiêu cho cả đại gia đình, nên chưa cần tiền đóng góp từ hoạt động kinh tế của các con. Qui trình từ không ti đến vài ti của nhà mình là vậy, giàu ti hả? Nhiều ti ha.
Nhưng từ nay thì khác, khác sao? Khác là in tiền đã đến giới hạn, phải tự điều chỉnh thôi, như anh béo phì ăn như cũ thì "tắc tử", như con cá chép to mấy cũng chỉ là cá chép mà thôi, hóa rồng sao được. Khác là đất vẫn còn nhiều, nhiều lắm, nhưng thị trường đã định giá thấp đi, mấy thằng mua rồi không bán được, thằng sau chẳng dám mua tiếp, có đổi tên gì (nhà thu nhập thấp, biệt thự mini ...) thì cũng vậy. Cái bong bóng đã to rồi thì có thể bơm cho to tí nữa, tí nữa, tí nữa, to theo cấp số nhân .. và .. và vỡ, vỡ rồi phải bơm cái khác, việc bơm cái khác cần nhiều thời gian và khi bong bóng còn nhỏ thì chỉ to dần theo thể tích lũy kế mà thôi.
Và rồi đã đến lúc Nhà nước chi tiêu bằng tiền thuế của dân theo đúng nghĩa đen sì của chữ thuế, đã đến lúc Nhà nước phải thu thuế để tiêu, thu triệt để, nghĩ mọi cách để thu. Đến lúc rồi, nuôi thuế để thu.
Tạm gọi nhận thức trên là THUẾ 1, có thể thêm vài thuế khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét