Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

TỰ YẾU.

Đọc bài viết thấy hay hay, lại phù hợp điều mình đã và đang nghĩ, nên lại muốn viết. Thật buồn với chính mình khi chút đầu cứ làm khổ toàn thân, cái đầu cứ bật ra ý và tứ để viết những điều bận tâm, những điều day dứt, trong khi toàn thân hàng ngày uống thuốc huyết áp liều cao gấp ba liều bình thường, ấy vậy ngả tay đo vẫn không dưới 180/150. Thật lỳ và thật kỳ, cứ như là mệnh viết (nghĩ), bệnh viết (nghĩ) mạn tính vừa dài lâu vừa nan y cả đời, chưa chừng cái cao huyết áp đẻ ra thằng hay nghĩ (viết) cũng nên. Thôi thì chung thân vậy, chung thân với cả hai bệnh, loại bệnh đi liền nhau như đít với cứt (bậy tí), đành.
Phần đồng ý thì thôi không bàn, bởi điều đúng thì nhiều và chắc được đa số chấp nhận, đa số đồng ý như mình. Còn điều chưa đúng là cách hiểu theo ý và mạch văn của Tác giả, đoạn này :
"Yếu kém trong thẩm định dự án, yếu kém về năng lực quản lý, yếu kém khi xây dựng tiêu chí, và yếu kém cả khả năng kiểm soát xã hội... đó là những nguyên nhân tạo ra những công trình kém chất lượng, tạo ra những nhà thầu không có năng lực, tạo ra những thua thiệt về pháp lý khi tranh chấp hợp đồng. Đó mới thực sự là những điều đáng sợ."
Không hề yếu hiểu theo trình độ hoặc có yếu nhưng không bao giờ (nhắc lại, không bao giờ) yếu theo nghĩa đen của đoạn đã dẫn. trong thẩm định dự án, ... khi xây dựng tiêu chí, ... yếu kém cả khả năng kiểm soát xã hội.. Mà là tự yếu kém đấy, yếu kém có chủ đích trước cơm chùa, trước chùm khế ngọt đấy. Cán bộ mình toàn học Tây, Tầu, Nhật và ngày nay là Anh, Mỹ đấy, là Oxford, Harvard cả đấy.
Chứng minh nhé. Xin kể một vài tự truyện khi còn công tác (không phải tư tác, tư tác khác liền) :
- Thẩm định dự án : Được tham gia chấm thầu dự án, phải làm ngoài giờ nhiều, ăn tại cơ quan hai bữa trưa, chiều, nếu cần ăn nhẹ tối, có bồi dưỡng khẳm. làm nhiều, tiền nhiều đến nỗi một Cô em đồng nghiệp phải kêu lên : Tiền nhiều thế này nhưng thời gian đâu để tiêu, để tiền thờ à. Người đang viết đây toàn bỏ đi chơi, ít đọc hồ sơ thầu vài ngàn trang, bản vẽ nhiều trăm tập. Cán bộ cùng chấm H hỏi : Anh đọc ít thế chấm sao chính xác? Em ngồi cả đêm đọc mệt quá mà vẫn chưa hết. Mình nói : Tôi đọc mấy chỗ quan tâm, có kỹ thuật mới hoặc khó để hiểu thêm thôi, tôi không cho điểm. ? .?
Đến ngày cho điểm vào bảng điểm, mình bảo cán bộ khác : "Anh ấy" nói cho bao nhiêu điểm từng phần kỹ thuật, công nghệ, thiết bị, tài chính của từng nhà thầu, mày viết hộ anh, có tăng giảm tí để anh ký nhé. Vâng.
Chấm lần một chưa đạt vì rất nhiều yếu tố. "Anh ấy" nói : Tổ chức chấm lại.
Lần hai, Vẫn chưa đạt vì nhiều yếu tố. Riêng anh H, cho điểm khác hẳn các anh còn lại là sao? Phải chấm lại lần nữa, lần này phải đạt với chất lượng cao.
Lần ba. Anh H đã về đơn vị. Kết quả phổ điểm rất tập trung. Tốt. Nhà thầu TQT đạt.
- Xây dựng tiêu chí : Tự mình xây dựng đã đành, tham khảo các tài liệu nước ngoài đúng nhẽ, đặc biệt tham khảo các tiêu chí các chủ công trình tương tự/hoặc gần đã làm trong nước. Có khi phải đi công tác đột xuất trong nam, ngoài bắc vì nghe nói chủ đầu tư ấy đã gài được hai, ba tiêu chí độc lắm, muốn chiếu bí nhà thầu nào, chết luôn! thế là lên máy bay, đi ô tô gấp gáp, quan trọng, hân hoan lắm. Kết quả, thêm vào tài liệu nước ngoài nhiều tiêu chí, nhất là các tiêu chí theo cách các chủ thầu trong nước đã thêm. Thế này mới chiếu bí được nhà thầu chứ, hý, hý. "Anh ấy" gọi điện hoặc nói riêng (đại loại thế, chi tiết làm gì, ai chả hiểu) : Nhà thầu TQT à, ông lưu ý cho tôi hai tiêu chí x, z nhé, không có nó trong hồ sơ thầu, tôi không chịu trách nhiệm trong chấm thầu đâu; Hồ sơ mời thầu của các ông không có x, z; Có trong mời thầu nói làm gì? Gọi cho ông làm gì? Tôi nói rồi, xong.
- Kiểm soát xã hội : Kiểm soát hồ sơ thầu và hiện trường thi công chặt chẽ, người bên ngoài không có/ rất khó khăn trong việc tiếp cận tình hình từng giai đoạn xuyên suốt gói thầu. Khi có sự cố hoặc tín hiệu phanh phui, lọt lộ, họp ngay, họp sớm, phân công chi tiết phát ngôn, công bố tài liệu, hồ sơ. Rất chặt chẽ, bài bản. chuẩn bị chu đáo công phu. Thậm chí sớm chỉ đạo thay người này, người kia trong giám sát thi công, trong theo dõi nhà thầu.
Tào lao vậy, bệnh tăng xông mà. Xin tác giả Phạm Trung Tuyến lượng thứ. Cũng xin riêng tư, to nhỏ với tác giả thế này ạ. "Anh ấy" nói là : Nhà thầu Italia, Pháp, Bỉ ... về chuyện đó, đó! như gà công nhiệp, cứ ngây ra không hiểu chuyện, thi công thì tốt, tuyệt vời. Xuỵt, xuỵt, xuỵt, khẽ thôi. 
Đọc bài này mà không nghĩ thì có mà lạ nhỉ?
http://www.vnmedia.vn/dan-sinh/201603/dai-bieu-quoc-hoi-xuat-khau-gao-duoc-3-ty-usd-uong-bia-cung-het-526324/
Đọc hết câu này : "Thảo luận tại tổ TP. Hồ Chí Minh, đại biểu Đỗ Văn Đương phân tích: “Nợ nước ngoài hiện khoảng 80 tỷ USD, xuất khẩu gạo hàng năm khoảng 3 tỷ USD thì “uống bia cũng hết”. Trong khi đó, thu ngân sách 1 triệu tỷ mỗi năm nhưng chi lương thường xuyên cho cán bộ hành chính đã hết 400 nghìn tỷ đồng." Người huyết áp thấp, không cười ngay, cười vang, cười to thì cũng tăng xông ngay tức thì, nữa là mình, uống thuốc cao liều rồi vẫn 180/150.
Nếu có ai đó chưa tăng xông thì đây này :
http://www.tinmoi.vn/6-trieu-con-heo-an-chat-cam-thieu-che-tai-hay-thua-chieu-lan-trach-nhiem-011401064.html?google_editors_picks=true
Sáu triệu con nhé. Ăn vào thì nó làm sao? Không sao, ăn vào thì nó thế này : "Tuy nhiên, người tiêu dùng ăn phải thịt heo có tồn dư các chất trên sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu tới tim mạch, tăng huyết áp, run cơ, rối loạn tiêu hóa... thậm chí có thể bị nguy hiểm tính mạng."
Đang tăng huyết áp, ăn vào lại tăng huyết áp. Nếu người nào có nguy cơ ngất xỉu thì cũng đừng lo, hãy đọc này :
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/loan-gia-thuoc-cong-bo-dau-thau-dung-thu-tuc-thichiu-985250.tpo?google_editors_picks=true
http://laodong.com.vn/chinh-tri/hop-thuoc-nhap-200usd-nhung-benh-nhan-phai-mua-voi-gia-14-trieu-533118.bld
Giá từ hộp thuốc viêm gan c tăng ba lần nhé, từ khoảng 4,5 triệu đồng thành 14 triệu đồng thôi mà.
Vậy rằng. Giá đấu thầu thuốc chữa bệnh tăng cao, giá đấu thầu công trình tụt xuống, Giá áo tăng cao, giá quần tụt xuống. Hầy vui đi. Làm xong, thi công xong thì giá thanh toán công trình cũng lại tăng cao mà, tụt mãi vậy ai xem, ai nhìn được. Sợ chi tăng, hay tụt nhỉ. Cứ vui đi.
Tự yếu đấy, tác giả Phạm Trung Tuyến nhỉ. Không có thế lực Tây, Tầu, Nhật, Anh, Mỹ, Oxford, Harvard nào làm ta yếu kém đến mức ấy đâu. Chủ thầu chọn nhà thầu, mình chọn TQ mà. Tự yếu thôi.
** 21 giờ, ngày 11/4/2016. Buồn lắm, nhưng vẫn phải bấm bụng thêm đoạn này vào đây để thêm tư liệu. Ôi dự án của mình :



"2. Mất 4.500 tỉ hay mất nhiều nghìn tỉ nữa?
Câu chuyện xin thêm hàng nghìn tỉ để hồi sinh những dự án nghìn tỉ “trùm mền” đang khiến dân tình bỏ cơm nhiều ngày qua, ai cũng nói đọc tin xong nuốt không trôi, rằng nghèo mà sao xài sang như nhà giàu vậy. Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư Nguyễn Đình Cung nói, nếu Nhà nước vẫn rót thêm vốn vào những dự án như kiểu của TISCO là đối xử không công bằng với các doanh nghiệp tư nhân, là cách ứng xử phi cạnh tranh, phi thị trường. Viện trưởng Viện Kinh tế VN Trần Đình Thiên quả quyết “không nên đâm lao phải theo lao”, nếu dừng rót vốn cho TISCO có thể mất 4.500 tỉ, nhưng nếu tiếp tục rót thì sẽ mất thêm nhiều nghìn tỉ.
Cỏ dại mọc um tùm tại dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, nhiều thiết bị tại dự án này đang có dấu hiệu bị gỉ sét sau nhiều năm “đắp chiếu” - Ảnh: Tuổi Trẻ 
Tôi nghĩ thời buổi này rồi mà ai đó, đâu đó vẫn còn ôm mộng bòn rút, kiếm chác từ bầu sữa DNNN là vô đạo đức và quá liều mạng. Vì đã đến lúc hầu bao của mẹ ngân sách cạn kiệt rồi, đã tính tới chuyện đi vay về để trả lương nuôi bộ máy (kể cả 30% cắp ô).Không thể kéo dài thêm được nữa việc bao bọc mãi cho doanh nghiệp nhà nước (DNNN), làm sao có hiệu quả cho được khi mà tư nhân chỉ bỏ ra 2.000 tỉ còn TISCO thì lên đến 8.000 tỉ cho dự án có công suất tương đương? Họ bày mưu cho các nhà quản trị là nên đem dự án đó bán ra thị trường để tư nhân họ làm, vừa hiệu quả vừa không mất tiền ngân sách."
Trích từ : http://laodong.com.vn/tin-kho-tin/tin-kho-tin-khong-co-tran-danh-chi-co-toi-te-moi-va-ty-phu-tranh-toi-tranh-sang-539290.bld

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

TUYÊN THỆ THÔI.

Tuyên thệ à :
Khoảng 335.000 kết quả (0,22 giây) 










































Tuyên thệ trước ai, cái gì nhỉ?
Trước Quốc hội à? Cũng là hẳn nhiên thôi, vì Quốc hội bầu ra Chủ tịch quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng mà. Nhưng thề trước Quốc hội nào? Quốc hội hôm nay hay Quốc hội mới. Quốc hội hôm nay vài tháng nữa hết nhiệm kỳ rồi, có tuyên thệ không? Nếu thề với Quốc hội mai này thì các vị tuyên thệ có là đại biểu?. Rắc rối nhỉ.
Cũng phải thôi, vì :
Khoảng 153.000 kết quả (0,50 giây) 



















Thì thế này : "Cũng liên quan tới nội dung Hiến pháp sửa đổi, Tổng bí thư cho biết, đến nay còn 4 vấn đề lớn trong nội dung dự thảo sửa đổi Hiến pháp – “văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng”."
Tuyên thệ trước Hiến pháp à. Hiến pháp 2013 của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam có những điều này :
Điều 87  
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước. 
Điều 97 
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ mới.
Điều 98  
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội.  
...
Nhưng : "Bộ Chính trị đã xem xét cẩn trọng cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo cơ quan Nhà nước ngay sau Đại hội toàn quốc của Đảng và thống nhất cao là cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại các chức danh lãnh đạo cơ quan Nhà nước một cách đồng bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Bộ Chính trị đề nghị Trung ương cho thực hiện kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan Nhà nước tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII theo quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước."
Trích từ : http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/gioi-thieu-nhan-su-chu-tich-nuoc-thu-tuong-chu-tich-quoc-hoi-20160310104305349.htm
Và đạị biểu Quốc hội đã nói : "Theo ông Lê Văn Cuông, trong nhiệm kỳ của Quốc hội, theo sự phân công của Đảng, vì Đảng lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của đất nước, trong đó có lãnh đạo về công tác nhân sự cho nên công tác cán bộ là công tác của Đảng. Vì vậy, sau Đại hội Đảng, Đảng có sự phân công các đồng chí lãnh đạo phụ trách cơ quan của Đảng, Nhà nước, trong đó có Quốc hội, Chính phủ. Vì thế, vấn đề trên diễn ra bình thường và không có gì là mới hay chưa có tiền lệ."

Trích từ : http://nguyentandungvn.org/vi-sao-bau-chu-tich-nuoc-thu-tuong-o-cuoi-nhiem-ky-quoc-hoi-13.html
Ừ nhỉ. Dẫu khác Hiến pháp đã định nhưng "đã xem xét cẩn trọng" và  "theo sự phân công".
Thế thì. Đi đi em, can đảm bước chân lên, ừ "tuyên thệ" phải đâu là tội lỗi - Xin lỗi Tố Hữu. Tuyên thệ à. Tuyên thệ thôi.
Còn điều này :
"Chúng ta đã xây dựng nên một đất nước bằng pháp luật và dù vì lý do gì cũng sẽ không bao giờ chà đạp lên những giá trị căn bản đã tạo dựng nên đất nước của mình. Đó có lẽ mới đúng là cách để chúng ta củng cố sức mạnh và bảo vệ đất nước".
Trích từ : http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/dachieu/295662/tu-ung-cu-va-phep-thu-thuong-ton-phap-luat.html 
Có đáng nghĩ không ? Cũng đáng. Với cá nhân người thì chính trực có là điều đáng học, đáng rèn luyện và gìn giữ cả đời mình không? Chính trực có là giá trị căn bản của con người cả đời không? Mỗi người trong chúng ta có tự tuyên thệ sẽ giữ sự chính trực suốt cuộc đời không? Tuyên thệ à, tuyên thệ thôi. Đó là chính trực. Đó có lẽ mới đúng là cách để ta giữ phận làm người. Tuyên thệ thôi!

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

THỎ THẺ THẾ THÔI.

Link bài : http://vietnamnet.vn/vn/ban-tron-truc-tuyen/295297/co-hoi-co-mot-khong-hai-cho-viet-nam.html
Xin trích.
"Ông Nguyễn Liên Phương: Tôi muốn làm rõ hơn về cơ hội khi VN dám chơi trên một sân chơi đẳng cấp như thế. Trong lịch sử hiện đại, chúng ta từng có một cơ hội tuyệt vời khi thống nhất đất nước năm 1975. Khi đó, thương hiệu VN đẹp long lanh trên bình diện toàn cầu. Sau này, người ta ta tổng kết có đến 2/3 số nguyên thủ quốc gia đã từng xuống đường vì VN khi họ còn trẻ. Đáng tiếc là VN đã bỏ lỡ cơ hội hiếm có biến thương hiệu ấy thành giá trị kinh tế."
Thực tình mình đã xúc động khi đọc được những dòng này, đặc biệt xúc động khi : "người ta ta tổng kết có đến 2/3 số nguyên thủ quốc gia đã từng xuống đường vì VN khi họ còn trẻ", tất nhiên theo ông Phương là "sau này". Mình từng được chứng cái "cơ hội tuyệt vời" ấy, nhưng cũng không nhận biết được vào thời điểm đó, chỉ những năm sau này, khi cuộc sống chung khốn khó, mới mang máng rằng đất nước đã không chuyển đổi được mà chìm sâu hơn vào khó khăn, đặc biệt khó khăn về kinh tế. Về năm 1975, đây là một nhận xét mình thích nhất trong tất cả các nhận xét có tính ngợi ca. "tuyệt vời", "hiếm có" và nhất là "Khi đó, thương hiệu VN đẹp long lanh trên bình diện toàn cầu.". Những nhận xét sau 51 năm của "Mùa xuân đầu tiên" - Bài hát của Văn Cao - nên thật, chắc chắn thật lòng, thật lòng đến rơi nước mắt khi mình lại nghĩ về với tâm thế Cựu Chiến binh:
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
Niềm vui phút giây như đang long lanh.
Bây giờ, cái hạt cát nhỏ bé là mình được đọc, được biết về cơ hội hôm nay : "Giờ đây, mất mấy chục năm thì VN mới lại có một cơ hội như thế, khi được thế giới nhìn nhận như một hiện tượng, một nước đang phát triển đẳng cấp thấp dám chơi sòng phẳng với các cường quốc. Thương hiệu VN đang rất đẹp trong mắt cộng đồng quốc tế. Mấu chốt của thị trường hiện đại là thích hay không thích.". Đang nhận biết và cảm xúc về nó, và vì nhận biết thế nên mình đã có vẻ đã sốt ruột về tốc độ chuyển đổi, sự sốt ruột thể hiện xuyên suốt các trình bày của mình, nhưng có lẽ rõ nhất là trong ; THỎ THẺ THẾ NÀY. Bởi "mấu chốt của thị trường hiện đại là thích hay không thích", chứ không phải chủ nghĩa nào? Định hướng nào? Vâng chỉ là "Thích hay không thích" đơn giản thế thôi.
Vẫn theo bài trên, xin trích một vài để thêm rõ ý sốt ruột của mình.
"GS Nguyễn Quang Thái: ... Chúng ta không thể tiếp tục con đường tuần tự nhi tiến, doanh nghiệp có khó khăn thì tìm cách tháo gỡ mà vấn đề là phải tạo ra một cách chơi mới để thích ứng với cuộc chơi toàn cầu này. Và đây là cơ hội lớn cho sự phát triển của VN trong giai đoạn tới."
"TS Trần Đình Thiên: ... Tình thế hiện nay đáng nói ở chỗ: chúng ta hăm hở hội nhập vào những cuộc chơi đẳng cấp rất cao trong khi đẳng cấp phát triển đang lẹt đẹt. Tức là có một khoảng vênh rất lớn giữa khát vọng và lựa chọn thay đổi số phận với cái cách mà chúng ta đang làm. Cho nên, điểm tháo gỡ đầu tiên phải từ tư duy của nhà nước. Nhà nước có cách nghĩ như thế nào về hội nhập và phát triển. Nhà nước phải làm gì để tạo điều kiện cho những năng lực thực tế của VN được thực hiện đúng."
Vâng "phải tạo ra một cách chơi mới để thích ứng với cuộc chơi toàn cầu"  "Cho nên, điểm tháo gỡ đầu tiên phải từ tư duy của nhà nước"
Minh hoạ chút cho vui nhé : 
Câu này : "Bạn muốn ăn thực phẩm nhiễm hóa chất, muốn đi khám bệnh phải đợi cả thế kỉ, làm việc phải nhìn trước ngó sau, đi đường có thể chết vì tai nạn bất cứ lúc nào... thì hãy về Việt Nam".  
Ảnh này :

Hì, Hì. Cựu Chiến binh bắn rơi B52 năm 1972 viết ngọng, nhân "trứng".
Chẳng "chứng" cũng nhân rồi, các Bạn CCB ạ.
Vâng "chỉ là thích hay không thích", thỏ thẻ thế thôi.

BẤT TAI, BẤT TOẠI.

Nghe nói chế độ Ngô Đình Diệm độc tài, nhưng không độc tai (gieo tai hoạ cho cá nhân công dân) được , vì không thể độc toại (toại nguyện theo ý cá nhân Tổng thống). Nên chủ nhà mới nói được "sau này nếu kinh tế khá nên thì trùng tu, sửa lại ngôi nhà được thì tốt". Diệm ngốc hay không biết cách. Nhà nước mình lấy ngôi nhà Cù Huy Hà Vũ đang ở, làm bảo tàng Xuân Diệu rất đúng luật, rất vì dân đó thôi.
Đến nay "căn nhà này đã được xếp vào di tích cấp tỉnh" nên chủ nhà không còn quyền thực tế với căn nhà nữa, muốn sửa chữa, cho thuê, nhượng bán phải xin phép theo luật Di sản Văn hoá số 18/2001/QH10. nên khả năng được phép là bằng không. Câu nói cuối đời của ông Hoan đã không thực hiện được.
Những căn nhà ở Đường lâm, đất ba Vua đang kể chuyện mình :
Khoảng 94.300 kết quả (0,59 giây) 














































Xin đưa lại đây toàn bài đã trích để xem và lưu, rất đáng.

Thứ ba, 22/3/2016 | 01:00 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Ngôi nhà cổ gắn với giai thoại 'Ngô Đình Diệm hai lần hỏi mua'

Sau khi xem nhà, ông Ngô Đình Diệm lập tức gạ mua bằng mọi giá nhưng chủ nhân nhất quyết không bán. Sau này khi đã làm tổng thống, ông cho chính quyền địa phương tiếp tục hỏi mua rồi đổi những vẫn thất bại.
Nằm cách thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) hơn 30 km, làng cổ Lộc Yên (xã Tiên Cảnh, Tiên Phước) nổi tiếng với những ngôi nhà cổ đẹp. Trong đó có ngôi nhà gần 200 năm của ông Nguyễn Đình Hoan (56 tuổi).
Ngôi nhà nằm ở lưng chừng một ngọn đồi, hướng ra cánh đồng lúa, cao hơn những nhà trong làng khoảng 50 mét. Con ngõ dẫn lên ngôi nhà nhỏ hẹp, một bên là bờ đá hàng trăm năm tuổi rêu phong phủ kín, một bên là hàng chè tàu được cắt tỉa kỹ càng.
Ông Hoan là chủ nhân đời thứ tư của căn nhà 3 gian 2 chái này. Ngôi nhà năm trong khuôn viên vườn rộng hơn 4 hecta, phía trước còn có bể cá, vườn cây cảnh... "Nó nổi tiếng không chỉ vì đẹp, còn nguyên vẹn mà bởi có nhiều giai thoại. Đó là chuyện ông Ngô Đình Diệm hai lần hỏi mua nhưng không được", cụ Trần Hanh (92 tuổi), nói.
Ngôi nhà rộng hơn 100 m2, làm bằng hàng trăm m3 lõi gỗ mít rừng, do những người thợ mộc nức tiếng ở làng Văn Hà, nay là xã Tam Thành, Phú Ninh, dựng. Toàn bộ căn nhà cũng như bàn ghế, sập... còn chắc chắn. Ông Hoan kể, năm 1939 lúc đó ông Ngô Đình Diệm vào thăm anh trai Ngô Đình Khôi đang làm Tổng đốc Nam Ngãi (nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi), nghe tiếng ngôi nhà này đẹp đã tìm đến xem và gạ mua.
"Cha tôi kể rằng, khi xem xong ngôi nhà, ông Diệm nói một mực phải mua bằng được, đòi bao nhiêu tiền cũng trả nhưng cha tôi nhất quyết không bán. Ông nói nhà do ông nội để lại, không thể bán được. Hôm đó ông Diệm nghỉ lại đây một buổi rồi hụt hẫng ra về", chủ nhân ngôi nhà đời thứ 4 nói. Nhà gồm 36 cây cột chính, trong đó 16 cột lớn cỡ một người ôm.
Trước đây ngôi nhà lợp bằng tranh, đến đời cha ông Hoan thì được thay thế bằng mái ngói âm dương. Sau lần đầu mua thất bại, năm 1962, khi đã làm tổng thống, ông Diệm ra lệnh cho quận trưởng tiếp tục đến gạ mua.
"Quận trưởng Tiên Phước lúc đó gọi cha tôi lên miết nhưng ông kiên quyết không đồng ý. Không mua được, ông Diệm sau đó gạ đổi nhà. Tổng thống bảo với cha tôi muốn ở nhà nào cũng được, chỉ cần nhượng lại cho ông", ông Hoan kể. Tuy nhiên, cha ông Hoàn sau đó cũng không đổi. Chuyện một lão nông "cứng đầu" không chịu bán nhà cho tổng thống nhanh chóng lan khắp vùng. Nhiều người từ xa nghe tiếng lũ lượt kéo đến xem căn nhà này.
Đến nay, căn nhà còn lưu giữ nhiều đồ đạc từ đời cụ cố ông Hoan. Năm 2014, ngôi nhà được Nhà nước trùng tu, thay thế một số thanh gỗ nhỏ bị mục. Ông Hoan luôn xem ngôi nhà như bảo vật, để bảo vệ khỏi hư hại, nhiều khi mưa gió, sợ bị dột, ông Hoan lại phải hì hục che chắn từng vị trí có thể thấm nước. "Lõi gỗ mít tuy không bị mối mọt nhưng dính nước là nhanh hư lắm", chủ nhân cho hay.
Cách đây 8 năm, bố ông Hoan mất. "Lúc hấp hối cha dặn sau này nếu kinh tế khá lên thì trùng tu, sửa lại ngôi nhà được thì tốt. Còn không dù nghèo đến mấy cũng không bán, nếu nó hư hại quá thì cứ để nó sập", ông Hoan kể.
Mọi ngóc ngách trong ngôi nhà đều được chạm khắc công phu, mang nhiều ý nghĩa. "Mặc dù gia cảnh khó khăn nhưng có trả cả gánh vàng tôi cũng không bán ngôi nhà này", ông Hoan khảng khái nói.
Đánh giá cao kiến trúc của ngôi nhà cổ, ông Hồ Xuân Tịnh, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam, cho hay căn nhà này đã được xếp vào di tích cấp tỉnh. "Ngôi nhà quá đẹp về nhiều phương diện, cần được bảo tồn chặt chẽ", ông Tịnh nói. Ngoài nhà cổ của ông Hoan, hiện nay làng cổ Lộc Yên vẫn còn gần 10 ngôi nhà cổ được bảo toàn gần như nguyên vẹn.
Tiến Hùng
Ý kiến bạn đọc ()
Ngôi nhà phong thủy hài hòa
Triền cao nhìn xuống đồng xa lúa vàng
Tựa lưng đồi nhỏ mơ màng
Thơm hương đồng nội qua làn gió đưa


Nhìn qua chắc hẳn người xưa

Tâm hồn tao nhã ưa nhìn nước mây

Trước mặt nhà có hồ xây
Có vườn hoa kiểng đêm say nguyệt tàn



Hai trăm ...  

Sông Quê - 4 giờ trước
Làm được ngôi nhà này thuộc vào Đại phú ngày xưa, giờ muốn làm cũng khó.
ViHa.Q.nam - 2 giờ trước
Mở bài gặp được Sông Quê
Đọc bài thi hữu tràn trề ước mơ
Mơ về cái thuở xa xưa
Để cùng tìm lại tuổi thơ của mình

LÂM GIANG - 1 giờ trước
Vậy có cần xem xét việc nhà này đã chuyển đổi mục đích sử dụng từ nông nghiệp qua thổ cư hay chưa và có giấy phép xây dựng ko nữa... nếu ko thì đập bỏ đi.!
trọng nguyễn - 8 giờ trước
Xây dựng cách đây gần 200 năm, bây giờ hỏi giấy phép?
nguyenducthuan77 - 1 giờ trước
Hahaha. Các hạ xuất ngôn sắc hơn kiếm rút khỏi bao:-)
Bảo Bảo - 1 giờ trước
..."lối xưa"..."hồn thu thảo"...nhà xưa toát lên vẻ thanh cao, nhẹ nhàng, đầm ấm, nhưng không kém phần trù phú, sắc xảo, tinh vi. Nhà thờ tổ, con cháu nhớ ráng gìn giữ. Đã không bán cho tổng thống, thì đừng bán cho ai. Tổ tiên sẽ phù hộ cho con cháu! Ở nhà này không cảm thấy đói... :)
KỶ NIỆM GIA PHẢ LÀ ĐÂY. LƯU TRUYỀN CHỨ KHÔNG BÁN
QUANG TRƯƠNG - 4 giờ trước
Không có tiền thì nên bán người khác để họ trùng tu, chăm sóc và giữ gìn. Tại sao phải để sập?
Philip Viet - 6 giờ trước
Đó là cách nói lẫy của người già....ý tuyệt đối ko đc bán
lan bùi hải - 1 giờ trước
Đẹp , Rất đẹp ! 
Đoàn Tiến - 2 giờ trước
Thật tuyệt. Công trình rất công phu, tỷ mỉ. Rất đẹp, nhưng không lỗi thời. Gỗ mít thì không bao giờ thiếu. Người xưa đã rất kỳ công.