Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

QUANG TIẾN.

Đọc theo kiểu Trung là tiến về phía ánh sáng, tiến đến ánh sáng, đọc hiểu thông thường là ánh sáng tiến tới, ánh sáng tiến lên. Mình thích ánh sáng tiến tới, bởi tiến về phía ánh sáng thì chả hóa trước đó chưa có, hoặc ánh sáng ở cuối đường hầm à, đếch thích nhé!. Nói to lớn theo thời nay là người Việt dùng hàng Việt, dùng chữ Việt , hiểu ngữ Việt cho nó yêu đất và nước mình chứ nhỉ. Tên người là vậy, vào Blog của người thì e phát te huyền, đặt gì không đặt, đặt Blog là LÙI RỒI TIẾN. Ối trời ơi thua xa các cụ, tiến là tiến chớ lùi làm chi, đất nước này chỉ tiến nhanh, mạnh, vững chắc mà, công dân càng phải vậy, nhanh hơn, mạnh hơn, vững chắc hơn, Tiến. Như anh mày này, đời thiếu gì gian truân vậy mà vẫn phét :
Nguyễn Khuyến viết : 
Đĩ mười phương chơi cho đủ chín,
Còn một phương để nhịn lấy chồng.
Còn Anh phét :
Đĩ mười phương chơi cho mười một,
Cần một phương để sẽ nhịn gian.
Giả Anh là TBT Cạn, tới thăm và làm việc tại tỉnh Thái nguyên, Anh phát này : Tỉnh ta phải đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Tỉnh ta đã tự hào có Khu công nghiệp đầu tiên của tổ quốc, Tôi mong rằng tỉnh ta sẽ tự hào có đoàn tàu đánh bắt xa bờ xa nhất nước ( Cậu trợ lý lí nhí, thưa Bác, thưa Bác. Cái gì? Thưa Bác Thái nguyên là một tỉnh miền núi ạ. Tôi biết, quê tôi, tôi lại không biết bằng anh à? - đoạn đối thoại này không phát qua loa), chúng ta sẽ dùng thép của khu công nghiệp đầu tiên ấy để đóng tàu, đánh bắt khắp các đại dương, thậm chí tại biển Mỹ, nơi giữ được nhiều cá nhất. Có trước, thì có sau, trước rạng rỡ thì sau cũng rạng rỡ, trước anh hùng thì sau cũng anh hùng  ... .
Mấy phét rồi làm gì có lùi rồi tiến hả Tiến. Thế nhé Ánh sáng tiến tới. Anh gợi ý này : luôn trong người một cú lao thẳng đứng/ phao an toàn bỏ lại phía sau lưng...
Của Văn Công Hùng đấy, phao hay không, buộc vào bụng hay chỗ ấy thì tùy, ai biết. Cũng như chuyện này : Một cảnh sát Mỹ được dân báo ở chỗ ấy đang nhảy khỏa thân. Hăm hở tiến đến, còi ngậm sẵn mồm chờ thổi mạnh, đến nơi, nhìn một lúc, cho còi vào túi lặng lẽ quay ra. Dân hỏi, sao mày không thổi. Thổi thế nào được, pháp luật qui định khi nhảy tập thể, mỗi người ít nhất phải có một mảnh vải trên người, đứa nào cũng có một mảnh ở đùi hay ở cánh tay, có nhiều đứa còn có hai mảnh. Tiến hay lùi? Lùi trước tệ nạn xã hội, hư hỏng đạo đức, hay ánh sáng tiến về thượng tôn pháp luật. Lùi trước một nhúm người, hay tiến về phía mấy trăm triệu dân Mỹ - Công bằng cho tất cả.
Vui vui vậy mà. Thực tâm thấy trong những năm qua Quang Tiến rất cẩn thận trong tiến tới, trong công việc. Đành rằng trong cuộc sống có những lúc được gọi là lùi, lùi để tiến. Lại nữa tiến hay lùi trong cuộc sống ở bởi tính cách của con người, có người chỉ phăm phăm tiến về phía trước, có người vừa tiến vừa nghe ngóng, thấy động là dừng. Tiến hay lùi cũng có khi chỉ là nhận thức, tôi nhận thức rằng tôi đang lùi hay tiến vậy thôi. Tiến hay lùi lại có thể nhìn thấy ở một mặt nào đó của cuộc sống, ở mặt này tôi chỉ tiến không lùi, ở mặt khác tôi vừa lùi vừa tiến. Ở đây Quang Tiến đã cho Anh thấy, và Anh rất cảm ơn mình về sự thấy này. Em đã tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc về phía Hương thơm và trái ngọt của đời, tiến về phía con người, về phía một người để có các con người. Như Anh đã từng nói vui với bạn : Thật ra thì cái để lại thực sự của mỗi của con người chỉ là con người, không ai thay mình để làm Bố, Mẹ những đứa con của mình. Cái ánh sáng ấy đã tiến lên, tiến đến, tiến về phía mãi mãi, tiến theo cách để mãi mãi tồn tại những con người. Chỉ tiến, Tiến nhỉ. Nhại theo Tổng bí thư đương nhiệm là "thế lần này nó thích là thích cái chỗ đó" của Em (xin xem THẤY LA. NÓI TÍ.). Dù rằng trong công tác Em đã tiến rất xa, đã thay Anh Hoài (xin xem thêm  HOÀI.  và  HOÀI (nhớ). ) phụ trách một Chi nhánh xí nghiệp của Công ty.
Thực ra đầu câu chuyện là này. Cách nay chưa lâu, trong buổi chia tay anh Vệ về hưu, anh Tiến ở Ban Quản lý dự án giai đoạn 2 có nói với Anh, "Bác đi trước Em" (về hưu trước) nghe lạ. Anh định nói vui là : Tôi đi ăn cỗ trước Ông/hoặc ...  . Nhưng chỉ nói : Tôi đi trước Ông nửa năm. Cũng là một cách nói, một cách tiến (trước) trong cuộc đời này và cái sự tiến ấy lại gợi ý về Quang Tiến, để viết vài dòng này về Em, chỉ tiến, Tiến nhỉ.
Nếu là người nâng lương (Năng lượng - Chi nhánh xí nghiệp Năng lượng, Công ty Cổ phần gang thép thái nguyên) xin xem thêm  TẦN CÚC. và TẶNG CÚC.  để hiểu về các bạn ở xí nghiệp cũ. Đoạn viết này như một chia tay để thiết lập cầm tay mới giữa các bạn hưu.
Thơ nghỉ hưu nhé, Nguyễn Công Trứ hẳn hoi :
Điền viên dạo chiếc xe bò... cái
Sẵn tấm mo che miệng thế gian.
Mình ngông lắm cũng phần nghìn Nguyễn Công Trứ là cùng, nên chỉ dám :
Quá khứ đã trôi, di sản đã trao rồi
Đã trôi xa "cả đời tranh đấu"
Trích từ THÀNH CỤ. của mình. Cũng thơ, cũng hưu. Mai hưu nhé.

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Ớ. Á.

Hình như trong vụ nghe lén 14.000 điện thoại mà báo chí đang nói tới nhiều, đã có sự thỏa thuận của người thuê (khách hàng) dưới dạng hợp đồng miệng, hoặc ký hợp đồng viết. Bởi lẽ :
Về kỹ thuật công ty Việt Hồng không cài mà do khách hàng tự cài dịch vụ theo dõi (phần mềm) trên máy cần theo dõi. Công ty chỉ cung cấp dịch vụ ghi lại dấu vết hoạt động của điện thoại, thông báo đến khách hàng theo thời gian thực hoặc truy vấn tùy theo hợp đồng.
Xin trích : Đại tá Lê Hồng Sơn - Trưởng phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50) Công an thành phố Hà Nội cho biết, các đối tượng sử dụng phần mềm Ptracker thường là người thân, bạn bè, vợ chồng,… nên rất dễ cài đặt phần mềm vào máy nạn nhân mà không bị phát hiện.
Cũng theo Đại tá Lê Hồng Sơn, đây là phần mềm chạy ẩn, có dung lượng nhỏ nên rất khó bị phát hiện. Chỉ có thể phát hiện nếu sử dụng thiết bị chuyên dụng để kiểm tra; hoặc khi người dùng thấy điện thoại sụt pin nhanh, tự thay đổi một số chế độ... Việc tải phần mềm cũng rất đơn giản, chỉ cần vào các trang web của công ty Việt Hồng và tự tải phần mềm vào máy của mình...
 Link : http://vietbao.vn/Xa-hoi/Vu-nghe-len-14000-dien-thoai-Thu-doan-cai-dat-va-cach-phat-hien/2131850717/157/
Khách hàng tự nguyện và tự cài phần mềm. Đấy là phát ngôn của Đại tá.
Các bài viết khác cũng khẳng định khách hàng tự cài trên điện thoại của người mà khách hàng cần theo dõi, Vợ, Chồng, Con, Bạn bè, Khách hàng, Cấp trên, cấp dưới, Bồ bịch vv.
Nếu vậy cần xác định ngay : Dịch vụ theo dõi hoạt động của điện thoại khách hàng theo hợp đồng theo dõi, có bị pháp luật cấm không? Điều cấm này (nếu có) ghi rõ trong luật nào? Công an khi công bố các vụ án hình sự có nên, công bố hành động của đương sự là vi phạm pháp luật hình sự theo chương, điều, mục, tiểu mục nào trong Luật hình sự. Có? Không?
Xin bàn thêm là Dịch vụ theo dõi hoạt động của khách hàng (dịch vụ thám tử tư) đang nở rộ và được pháp luật bảo hộ. Các loại dịch vụ khác như tìm hiểu, trinh thám khách hàng, đối tác cũng đang được pháp luật bảo hộ. Và gần đây nhất là mang thai hộ cũng đã được pháp luật bảo hộ rồi. Nhẹ nhàng nhất là : Cháu đi học, đi chơi để ý thằng X cho bác với, nếu có gì thì nói với bác ngay nhé. Có bắt Bố, Mẹ này không? Bố, Mẹ này lại thuê máy ảnh của thằng Công ty Việt Chú đưa cho thằng bạn chụp ảnh hành vi của con mình để mình xem lại. Có bắt thành viên của Công ty Việt Chú không? Lại nữa, Chủ nhà nọ, thuê Camera của Công ty Việt Bác lắp vào phòng con mình để kiểm soát hành vi của con, phần mềm camera do Công ty cung cấp, người thuê tự cài, dữ liệu lưu trữ tại máy chủ Công ty. Có bắt thành viên Công ty Việt Bác?
Trong vụ này nếu có, thì có thể có các gian lận thương mại, nếu ghét nó thì cứ bới lông mà tìm vết. Hãy đánh trúng kẻ thù bằng vũ khí thích hợp, đừng đánh vào đồng bào mình dù bằng một bông hoa, đừng coi đồng bào mình là thù mà thêm thù bớt bạn đó nhờ. Đồng bào nếu có gian lận thương mại thì đã có nền hành chính quốc gia, có trọng tài, có tòa dân sự để giải quyết. Trong trường hợp này những người thân, quen, có quan hệ, bị theo dõi nên kiện người cài phần mềm theo dõi vào điện thoại của mình. Nếu vậy sẽ có bao nhiêu người kiện? Vợ Chồng kiện nhau. Con kiện Bố, Mẹ, vv. Bao nhiêu người không kiện, Bồ bịch có kiện nhau? Trai bao, Gái bao có kiện người bỏ tiền ra bao mình? cấp trên, cấp dưới phát hiện rằng ta cùng cài vào nhau có kiện chính mình? Bao nhiêu người bị nạn chọn giải pháp đóng cửa lại và ... với nhau. Ớ. Á.

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

XỬ XONG RỒI.

Hôm nay 26/6/2014. Nghe được :
- Sáng hôm nay mày cứ uống tì, tì vậy, tao xong rồi, hỏi gì thì hỏi đi.
- Hỏi làm gì? Phúc thẩm là xong rồi.
- Nhưng phải hỏi kết quả chứ.
- Thì lần trước xử đúng người, đúng tội rồi.
- Ừ mày nói đúng, đúng người, đúng tội! xử xong rồi. Lẩm bẩm : Hai năm chứ mấy, một năm ở trại rồi, một năm nữa, sắp ra rồi. Đã vậy, phải vậy thôi.
- Nhưng mới 10 giờ, xong thật à? Nhanh vậy.
- Xong rồi. Còn gì để tranh tụng mà chậm.

Hôm trước 04/3/2014 :
Khi báo chí đăng nhiều bình luận về Ô Phạm Quý Ngọ tôi viết : PHẢI KHÔNG.
Khi báo chí đăng nhiều bình luận về Ô Trần Văn Truyền tôi viết : VẪN THẾ, CÁC EM NHỈ.
Khi báo chí đăng nhiều bình luận về Ô Trương Duy Nhất vào hôm nay sử sơ thẩm, tôi không viết, mà nghe như này :
- Tao cho thằng Nhất tù 2 năm rồi.
- Xác định tội gì?.
- Xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà mày.
- Nhà tao đã có ai tố cáo hoặc thưa kiện nó đâu?.
- Bố mày nói thế trong một cuộc họp năm ngoái?.
- Thế à?... Lẩm bẩm : Chắc vài năm nữa mày và bố tao ... vì thằng Nhất nó kiện đàng hoàng, ...  vì hèn, là hèn ... rất hèn.

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

VỚI CÁC 10A (Vĩ thanh).

Những lời bàn thêm VỚI CÁC 10A :
"Người Nhật chẳng đánh giá, chẳng nhận xét, chẳng quan tâm gì đến người Việt Nam đâu. Người Nhật có nhiều mối bận tâm của người Nhật và trong các mối bận tâm đó không có khoảng trống nào dành cho Việt Nam ngoại trừ ngài Thủ tướng Abe-san và một vài doanh nghiệp đang có quan hệ làm ăn với Việt Nam. Nhưng ngài Thủ tướng Abe-san và một vài doanh nghiệp không phải là nước Nhật. Mà nếu có quan tâm thì họ sẽ đặt lên bàn cân: được gì, mất gì. Không có bữa ăn trưa nào miễn phí. Người Nhật rất kiệm lời và không có thói quen nhận xét về người khác. Họ thuộc về một “level” cao hơn và khác hẳn với người Việt. Đừng tưởng tượng ra việc mình quan trọng và người khác thật sự đang nghĩ gì về mình. Chúng ta không xứng đáng để được thế giới quan tâm đến như vậy đâu. Và thế giới có nhiều chuyện để làm hơn là việc “đánh giá thế nào về người Việt Nam”." (Mình chép từ mạng).
Vậy đó, mình không là rốn của vũ trụ đã đành, nên cũng chẳng nghĩ người khác bàn về mình làm gì? Hãy cứ sống là mình.
Và đây là vĩ thanh :
Tặng các 10a đoạn tức cảnh một buổi tiếp khách của con mình. Với ngữ cảnh : Ông ở chỗ nào, hoặc đi đâu cho khuất, khuất là được.
Dẫu rằng vẫn thích, nó dịch mình ra.
Tiếp khách Con mà, Bố đâu cần nữa.
Tiệc nhà thêm Bố, khó "vào", khó "ra".
Bố ngủ trong nhà? hay chơi ngoài ngõ?.
Lại đoạn nữa về suy nghĩ vớt vát, níu kéo nghe có vẻ oai vệ của Bố : Ông cứ làm việc Ông thích - sau khi đã khéo léo khuất mắt chúng mày rồi. Hà, hà.
Xuân vẫn đến với người đông cuối cõi.
Xuân cứ về theo lời hẹn tháng năm.
Mùa lại mùa với trái tim lục thập.
Vẫn ngủ, vẫn chơi, theo ý Bố mà.
Còn Bà vẫn xăng xái tiếp vào (thức ăn, rượu) và dọn ra (đồ thải) để cho chúng nó vô tư "rượu vào, lời ra".
Thế đấy bàn về thế giới, về loài người cũng đến đời thật của mình thôi. Nhìn người cũng là nhìn mình nhỉ. Thế giới vẫn sống trong thế giới không có mình, loài người vẫn sống ở loài người không có mình. Mình vẫn sống với chính mình : Vẫn ngủ, vẫn chơi, khi còn đang s..ố..ng.

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

CÙNG CÁC GIÁO.

Mình đã xin phép Hiệu Minh đưa bài về Blog này để các Bạn Giáo của mình đọc cho tiện. Mình cũng xin đưa một nhận xét về đây : "Rồi thằng cháu tôi dù được trợ cấp, không phải đóng tiền ăn nhưng tiền trợ cấp được nhà nước bỏ vào tài khoản là tấm thẻ ăn hàng ngày giống hệt như những học sinh được bố mẹ đóng tiền. Vì thế mà khi ăn đưá nhà giàu cũng như đưá nhà nghèo, đều dùng tấm thẻ y hệt nhau và không phân biệt đối xử. Nghe kể chuyện đó rồi nhớ lạihình ảnh những học sinh ở Việt Nam bị nhốt ở ngoài, thậm chí bị đuổi ra khỏi cổng vì bố mẹ chưa đóng tiền ăn, tiền học tôi lại ứa nước mắt. Ưu việt hay không haỹ nhìn từ cách người ta đối xử từ đưá trẻ trở đi."
Nếu nghĩ kỹ thì bài mình vừa đăng  THAY MẶT.  vẫn có ý cho trường hợp này, học sinh là đáng "thay mặt" nhất, ai thay cũng được. Vì ta đã cho nó cái mặt (quyền con người) đâu? Nó là đối tượng của giáo dục mà! Nó phải được giáo dục mà! Nó phải được dạy dỗ mà!
Cũng xin các bạn nên đọc tại Blog Hiệu Minh và đọc thêm đủ các comment để thấm.


Cu Bin tốt nghiệp cấp 1

Lễ tốt nghiệp cấp 1 Ashlawn. Ảnh: HM
Lễ tốt nghiệp cấp 1 Ashlawn. Ảnh: HM
Mấy tuần trước, vườn nhỏ trước nhà tôi có tổ chim gáy đẻ hai trứng và hơn một tháng vợ chồng thay nhau ấp, nở ra một đôi chim nhỏ. Ngày nào tôi cũng ra ngắm hai chú chim xinh xinh lớn từng ngày. Một chiều đi làm về, cái tổ trống không. Đàn chim con đã đủ lông cánh và bay đi. Một sự kỳ lạ, thời gian ấy, học sinh cũng tốt nghiệp, ra trường.

Trường Ashlawn
Cu Bin học ở trường này từ mẫu giáo, lúc chẳng biết một từ tiếng Anh bẻ đôi. Bị tự kỷ, con phải đi trên chiếc xe dành cho người khuyết tật đưa đón hàng ngày. Cứ nghĩ sẽ khó mà vượt qua. Vì học phát âm chữ S mà mất 2 tuần. Thế mà hôm nay đã 6 năm trôi qua.
Trường Ashlawn có học sinh tới từ 30 quốc gia và nền văn hóa khác nhau, trong đó vài chục học sinh từ Việt Nam (cờ vàng và cờ đỏ), nằm trên một khu đồi rất đẹp, có sân bóng rộng, bên cạnh là khu thể thao. Cha mẹ trong trường khá thân nhau, có thể gọi tên theo kiểu bạn bè vì quen biết.
Ashlawn thuộc hạt Arlington, số tiền tài khóa cho trường công trong năm 2014 của Arlington là 523 triệu đô la, lương giáo viên khoảng 74 ngàn/năm, chi cho một học sinh khoảng 18 ngàn USD/năm. Arlington có dân số khoảng 212 ngàn người. Da trắng chiếm 46%, La tin chiếm 27%, dân châu Á cũng gần 10%.
Thu nhập trung bình khoàng 104 ngàn/gia đình/năm, tỷ lệ học hành cao thuộc loại cao với 70 % dân có bằng đại học và 30% tốt nghiệp trung học. Nhóm trường công Arlington bao gồm Ashlawn được công nhận là 1 trong 9 trường xuất sắc của tiểu bang Virginia (Prestigious SPQA Medallion of Excellence)
Nhà trường theo đuổi mục tiêu giáo dục học sinh thành công dân toàn cầu (Global Citizen): chấp nhận mọi dân tộc, bảo vệ môi trường, giúp những người cần được hỗ trợ, và làm việc vì hòa bình (accept all people, protect the environment, help those in need, and work for peace.)
Trường cấp 1 Ashlawn. Ảnh: HM
Trường cấp 1 Ashlawn. Ảnh: HM
Khi tốt nghiệp, ngoài việc đạt các chỉ tiêu về kiến thức cơ bản, các em cần hiểu biết thế giới xung quanh, quan tâm số phận của người khác trên thế giới và cả trái đất các em đang sống, bằng những hành động nhỏ nhất. Lớp có những dự án như trồng cây, trồng rau, thăm người vô gia cư, đóng góp giúp người ốm đau, bệnh tật, nhiều dự án nhỏ như bài tập về nhà, xây dựng tổ chim, làm ô tô bằng giấy chạy pin.
Trường có khoa giáo dục đặc biệt, giúp các em khuyết tật. Cu Bin mắc chút tự kỷ, nhờ có chương trình này, hiện gần như khỏi hẳn. Chưa đạt được nhiều A nhưng Bin đã thành một học sinh bình thường.
Lễ tốt nghiệp cấp 1 của Bin
Nhớ năm 1964, bố của Bin và Luck tốt nghiệp lớp 4 trường Yên Hạ, thầy Tam làm chủ nhiệm. Lớp 1 học thầy Nơn, lớp 2 thày Lan, lớp 3 thầy Huấn. Cái trường ở làng Yên Hạ có mái nhà rất cao, có ngói vẩy.
Lễ tốt nghiệp được tổ chức ở sân trường. Học sinh lê la ngồi dưới sân, các thầy trên khán đài, ít có phụ huynh đến dự. Thầy chủ nhiệm lần lượt đọc danh sách. Lê Hữu Lập lên lớp, Nguyễn Văn Hành lên lớp, Giang Công Cua lên lớp, Nguyễn Văn Mỗ lưu ban. Nghe tiếng lưu ban, học trò khóc lặng, bố mẹ buồn thiu.
Như một sự trùng lặp của đất trời, cứ vào tháng 5, tháng 6, hầu hết các đàn chim non rời tổ,  cùng lúc với học sinh các cấp lên lớp mới. Đường phố DC, Virginia, Maryland ngày nào cũng thấy các em ăn mặc đẹp, mũ mão ngoài đường, vì đó là graduation day – lễ tốt nghiệp từ cấp 1, cấp 2 đến cả đại học.
Thứ 4 vừa rồi (18-6-2014) trường phổ thông cơ sở Ashlawn của Bin có lễ tương tự. Bố mẹ nghỉ làm để dự, từ sếp to đến quân bé. Hai năm trước, tôi bận công tác không tham dự lễ của Luck, không có ảnh, cứ tiếc mãi, không hiểu ở Mỹ họ làm như thế nào.
Trước đó cả tháng, trường đã gửi thông báo, ngày giờ, và trang phục của các em trong ngày đại lễ. Cấp 1 chỉ cần quần sooc, áo trắng, các em gái mặc váy dài, có em comple hẳn hoi.
Hội trường hôm đó đông nghịt vì phụ huynh và người thân đến dự. Gặp anh chị quen hồi ở Vienna cách đó 30km cũng đến dự vì em gái có con học và tốt nghiệp cùng với Bin.
Họ để một lối đi rộng. Bắt đầu là cầm cờ Mỹ và cờ của tiểu bang đi vào, tiếp theo từng đôi một, đi theo, bố mẹ đứng lên hoan hô. Các em ngồi trên ghế danh dự, bố mẹ ngồi dưới hội trường. Cô hiệu trưởng Judy Apostolico-Buck đứng trang nghiêm đón từng em.
Quốc ca Mỹ vang lên, rồi cô Judy đọc tên từng em lên nhận bằng tốt nghiệp cấp 1, với medal khoác lên cổ. Thấy Bin đi lên đàng hoàng, tự nhiên nghẹn trong lòng khi nghe cô hiệu trưởng tuyên bố “Các em đã tốt nghiệp”.
Hát quốc ca cùng cờ Mỹ và cờ trường Ashlawn. Ảnh: HM
Hát quốc ca cùng cờ Mỹ và cờ  tiểu bang. Ảnh: HM
Ngày xưa bố Bin ngồi dưới sân, nay con ngồi trên ghế danh dự. Hai thời đại khác nhau rất xa về quyền trẻ em.
Những bài hát vui do các em hát trong tiếng vỗ tay của mấy trăm phụ huynh và người thân đến dự. Một buổi lễ tốt nghiệp trang trọng và đáng nhớ. Nhiều cha mẹ giấu giọt nước mắt.
Khi liên hoan nhẹ, các thầy cô chụp ảnh lưu niệm với các em. Bin chọn cô Rose, người đã giúp rất nhiều trong việc chữa tự kỷ, nhất là phần đọc và nói năng.
Thầy Daniel Paris, chủ nhiệm, cũng thân ái với Bin, từng tặng cu cậu cái ảnh xe ô tô đua công thức 1 vì thầy Paris là người mê xe thể thao, từng cho Bin và Luck ngồi lên xe.
Ra chụp cho Bin cái ảnh có chứ Ashlawn, tôi nghĩ, mấy năm tới, sẽ là ngôi trường khác. Cứ thế, một hôm nào đó, mình chẳng còn tên trường để chụp.
Chuyến xe bus cuối của trường cấp 1
Ở Mỹ, ai đi trên đường thấy cái xem bus mầu vàng đặc biệt, đều biết đó là school bus – xe đưa đón học sinh.
Hôm nay 20-6, là buổi cuối cùng cu Bin lên xe bus của trường cấp 1 ở đường số 7. Từ năm sau, cu cậu sẽ không đi xe ấy nữa mà chuyển sang xe khác của trường cấp 2 đón cả hai anh em.
Đã thành lệ, sáng 7:15 tôi gọi Bin trên cái giường tầng, Luck nằm dưới, Bin gác trên.
Luck vào cấp 2, rất người lớn. Bố chỉ bảo nhẹ, con dậy ăn sáng và đi học. Cu cậu dậy ngay, không cần nhắc thêm câu nào. Ăn, xem tivi, chơi cố trên iPhone của mẹ vài phút, rồi lấy ba lô, đi giầy và “Con chào bố” bằng tiếng Việt. Tự đi, tự về, tự làm bài tập, ít khi phải nhắc. Thế mà toàn A, đang học lớp 7, theo toán lớp 8 cũng toàn A cả năm. Đi họp phụ huynh, chẳng bao giờ quá 5 phút.
Bin thì khác hẳn. Bảo đi ngủ sớm 10:00PM, vẫn nấn ná xem phim, vào giường còn cố nhật ký, chắc khoảng 10:30 mới ngủ. Sáng ra phải giả vờ nịnh, cõng từ giường tầng xuống, bảo đi đánh răng, ông ấy còn ngồi chán trong nhà vệ sinh mới tỉnh ngủ.
Suốt những năm cấp 1, gần như ngày nào bố cũng đưa Bin ra bến xe. Nhưng năm nay, ông ấy bắt đầu không thích đi cùng. Toàn đi một mình ra trước, bố lái xe ra sau, chào nhau ở bến xe. Tan trường, tự đi từ bến xe bus về nhà, có anh Luck đón.
Vào cấp 2, Luck đã dặn, bố mẹ không cần đưa con ra bến xe. Bin cũng nói, từ sang năm con được đi một mình.
Vì thế, hôm nay tôi ra bến xe bus đón học sinh với nỗi niềm khó tả. Nhớ những ngày mưa gió, tuyết rơi, giá lạnh, các con đều có bố mẹ.
Các bạn trên bến xe bus sáng nay 20-6-2014. Ảnh: HM
Các bạn trên bến xe bus sáng nay 20-6-2014. Ảnh: HM
Rủ Bin chụp ảnh với nhóm học sinh ngày nào cũng đợi cùng một chỗ, nhưng Bin chê “they are kids – bọn trẻ ranh” nhất định không chịu.
Bố đành chụp các bạn nhỏ, vì biết rằng từ sang năm, Bin không bao giờ quay lại bến xe này, khó mà gặp các bạn cũ.
Tôi còn chụp bác lái xe thân thiện, rất ấn tượng vì nụ cười. Năm ngoái (6-2013), tôi rủ Huy Đức ra bến xe cùng với Bin để cho biết người Mỹ tôn trọng quyền trẻ em như thế nào.
Xe bus dừng, cả hai bên đường, nếu không có ngăn cách cứng, các xe lưu thông cả hai phía phải dừng lại, đợi các em lên, tín hiệu STOP được tắt và gấp lại, các xe mới được đi tiếp.
Mẹ Tiger có lần đi vội, không để ý. Một hôm nhận được cái giấy phạt 250$, kèm ảnh chụp giờ, ngày, biển xe nhà mình, đi qua xe bus đón học sinh mà không dừng. Tiger điên cả đêm không ngủ vì không thể nhớ phạm luật khi nào.
Huy Đức thấy bác lái xe đón các em bằng cách giơ tay high five (đập nhẹ vào bàn tay của từng em một), một cử chỉ nhỏ nhưng nói lên sự thân ái của những nhân viên dù làm thuê bán thời gian cho ngành giáo dục. Một buổi sáng bao giờ cũng đẹp và trong lành cho tuổi thơ.
High Five - bác tài chào từng em bằng cái đập nhẹ vào tay. Ảnh: HM
High Five – bác tài chào từng em bằng cái đập nhẹ vào tay. Ảnh: HM
Các con đã lớn và muốn tự lập bởi những bước đầu tiên vào đời. Nhớ lần đầu tiên (2007) đưa Luck 6 tuổi lên xe, ông tướng khóc vang trời, tưởng bị tây bắt đi mãi. Nhưng khi chiều mẹ đón, cu cậu thấy cái xe đưa đi, lại đón về, thế là quen.
Đã 7 năm trôi qua, kể từ ngày đó. Tuần rồi, dự lễ tốt nghiệp của Bin, hôm nay đưa con ra bến school bus lần cuối của cấp 1, tự nhiên thấy cả niềm vui và nỗi nhớ những ngày qua. Cha Bin nhận học bạ tốt nghiệp ở cái sân trường đầy bụi, ngồi bệt dưới đất. Nay con tốt nghiệp ngồi ghế danh dự phía trên cùng với các thầy cô, bố mẹ ngồi dưới.
Kể từ nay, hai con không cần đưa đón nữa, như đôi chim bồ câu nhỏ, tự vỗ cánh bay trên bầu trời, dù biết rằng phía trước còn nhiều gian nan.
Những bậc cha mẹ vẫn còn đưa đón con đi học, hãy lấy đó là niềm hạnh phúc. Một hôm, chẳng còn ai để chờ đợi, bạn sẽ buồn.
Khi con còn cạnh cha mẹ thì hãy làm bổn phận theo đúng nghĩa của bậc sinh thành. Khi chúng đã vỗ cánh bay đi như đàn chim gáy vườn nhà, không còn cách nào giữ lại.
Mong các con trưởng thành hơn trong những năm sắp tới. Cha mẹ sẽ không đi theo mãi được, vì các con phải đi bằng đôi chân của chính mình.
HM. 20-6-2014. Kỷ niệm Bin tốt nghiệp cấp 1 Ashlawn – Arlington.

THAY MẶT.

Học theo tin sáng nay tại VTV, chương trình thời sự sáng 21/6/2014 như  này :
- Ông Nguyễn Lân Hùng : Tôi xin thay mặt bà con nông dân chúc mừng các nhà báo nhân ngày báo chí ... Sau đây tôi xin trả lời câu hỏi của bà con.
- Biên tập viên : Thay mặt những người làm báo Tôi xin chúc ... Sau đây tôi xin đọc câu hỏi của bà con.
Học theo Xuân Diệu đọc : Tìm mãi người đâu thời chẳng thấy, bỗng nghe tiếng nói phát từ loa (râu - phiên bản khác).
Để hiểu được : Người đến ngồi đây thời chẳng nói, nghe toàn thay mặt những ở đâu.
Mình viết :
1- Phần thay mặt : Hôm nay Tôi thay mặt những người nhìn, nghe, đọc, nghe người khác kể lại, nghe lỏm, nghe trộm, nhìn trộm, xem trộm, xin chúc mừng các nhà báo nhân dịp ngày báo chí cách mạng. Nhờ có các nhà báo mà những người tôi thay mặt hiểu được Đảng và Nhà nước đang làm gì (ví dụ : Qua nhà báo mới hay, Bác Sang nói rằng, Hội nghị Trung ương 9 vừa rồi đã bàn kỹ về Trung quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế nước ta), nhờ các nhà báo mà những người tôi thay mặt giữ được lửa (lửa gì tôi không biết, chỉ biết nhà báo bảo nhà báo là những người giữ lửa cho người) trong người, nhờ các nhà báo mà những người tôi thay mặt được quấn tơ (tơ gì tôi không biết, chỉ biết nhà báo bảo nhà báo là những người nhả tơ) vào người, nhờ các nhà báo mà những người tôi thay mặt mới biết những bí mật (không được lộ ra, nếu lộ ra có thể đi tù - nên bí mật được gọi là nghe, xem - lỏm, trộm ở trên.) thông qua tít các bài đại loại : "Bí mật vũ khí khủng của Việt nam". "Bí mật kế sách giữ nước của người Việt". " Bí mật những điều day dứt của Thủ tướng". "Bí mật của Cái ấy ...  những cái ấy". Ngay hôm nay 21/6/2014 được đọc tít này "Vết chân buồn và bước đi kiêu hãnh của nhà báo"  trên trang web của Thủ tướng, những người tôi thay mặt mới hiểu được cái lý có chân thế này : "bước đi kiêu hãnh của nhà báo" để lại những "vết chân buồn". Một lần nữa Tôi xin thay mặt.
2- Phần tự Tôi : Không thay mặt ai, tự mình chịu khó đọc kỹ hơn bài báo trên, mới hiểu cái kiêu hãnh là của Ông này và cái vết buồn là của những Ông kia, ối trời ơi, nghề nào chẳng thế, thậm chí thằng nào chẳng nói thế khi đang được nói. Bao nhiêu người đang kiêu hãnh cống hiến cho Trường sa, Hoàng sa, thì cũng ối thằng có vết thối thum thủm kia kìa. Tự mình học hiểu tôi thấy rằng nghề nào chẳng giữ và truyền lửa, nghề nào chẳng nhả tơ. Các Thầy, Cô giáo đang truyền lửa kiến thức kìa, đang vắt kiệt lòng mình để nhả tơ kia. Các Thầy thuốc đang truyền sự sống đây, đang vặn xoắn lòng mình để nhả tơ đấy. Các Bác, các Anh, Chị làm vệ sinh, dọn rác đang truyền lửa làm đẹp cho đời, đang nhả sợi tơ sức khỏe lương thiện cho môi trường sống sạch của mọi người. Và nữa, tất cả.
Chúc mừng và cảm ơn nha. Tán sượng, bình thủm cũng nhiều rồi nha. Bây giờ nghiêm túc nha : Những chính kiến nghiêm túc trong bài viết  "Vết chân buồn và bước đi kiêu hãnh của nhà báo"  và trong mình không bao gồm trong phạm vi đề cập ở đây.

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

SÓNG ĐÔI.

Đôi lứa :

  1. Thứ trưởng phải biết ít nhất 1 ngoại ngữ - VietNamNet

    vietnamnet.vn/vn/chinh.../thu-truong-phai-biet-it-nhat-1-ngoai-ngu.html

    3 ngày trước - Dự kiến chức danh thứ trưởng phải đạt được một số tiêu chuẩn tối thiểu như: đang giữ ngạch chuyên viên cao cấp hoặc các chức danh tương ...
  1. Đường dây làm bằng giả quy mô lớn bị triệt phá - VnExpress

    vnexpress.net/.../duong-day-lam-bang-gia-quy-mo-lon-bi-triet-pha-3006...
    9 giờ trước - Hơn 8.000 phôi bằng, hàng trăm con dấu các trường đại học, cao đẳng vừa bị cảnh sát thu tại "xưởng" cung cấp các loại bằng giả ở Hà Nội.
Sóng đôi.

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

ĐẦU TƯ - TỪ ĐÂU.

Mấy hôm nay mình liên tục đọc các tin về đầu tư công mà Quốc hội đang thảo luận như này :



  1. Luật Đầu tư công - Dự thảo online

    duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT.../View_Detail.aspx?...1
    Việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công trên lãnh thổ Việt Nam và tại nước ngoài thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên ...
  2. Luật Đầu tư công - Dự thảo online

    duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT.../View_Detail.aspx?ItemID...
    Luật đầu tư công quy định về hoạt động đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư sử dụng vốn nhà nước vào chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội không có ...
  3. Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công - Nhân Dân

    www.nhandan.com.vn/.../23533902-quoc-hoi-thong-qua-luat-dau-tu-co...
    39 phút trước - Luật Đầu tư công là luật vừa được xây dựng mới, bao gồm sáu ... nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì ...
  4. .: VGP News :. | Quốc hội thảo luận dự án Luật Đầu tư công ...

    baodientu.chinhphu.vn › Tin nổi bật
    24-05-2014 - Buổi chiều, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đầu tư công gồm 6 chương, 109 điều với nhiều ... Việt Nam, Hà Lan nhất trí mở rộng quan hệ.
 Mình mới thấy là mình thật ngu, vì mình cứ tưởng đã có luật đầu tư là đủ, vì mình cứ tưởng : Vợ đầu tư; Chồng đầu tư; Công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư; Công ty Cổ phần đầu tư; Công ty Liên doanh đầu tư; Công ty Liên danh đầu tư; Công ty Nước ngoài đầu tư; tức mọi đầu tư chỉ khác nhau ở vốn chủ sở hữu là của ai? người nào? một, một vài hay nhiều người? Nhà nước (công), hay tư mà thôi. Mình cứ tưởng mọi đầu tư đều na ná nhau về trình tự tiến hành, thủ tục tiến hành, nhưng khác nhau về quyền của chủ đầu tư quyết định thuê tất hay làm tất, thuê phần nào và làm lấy phần nào? thuê thì đấu thầu công khai hay chỉ định thầu? Nếu hiểu ngu như mình thì trong Luật đầu tư chỉ cần vài dòng về Đầu tư công là đủ nhỉ? Các dự án "đầu tư" chỉ khác nhau ở vốn "từ đâu" mà thôi nhỉ?
Như Luật này :


  1. Luật Đầu tư - Văn bản - Chính phủ

    vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/.../hethongvanban?class...
    12-12-2005 - LUẬT. ĐẦU TƯ. Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số ...
  2. Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 - Văn bản KH&CN : Bộ Khoa ...

    www.most.gov.vn/...ban.../E7F4B9D4D9FC481AB6E86F1161740966/
    Cơ quan ban hành: Quốc Hội. Loại văn bản, Luật. Người ký: Chu tịch Quốc hội Nguyễn Văn An. Ngày ban hành: 29/11/2005. Thời gian bắt đầu hiệu lực, 01/07/ ...
  3. Luật Đầu tư: Nhiều điều khoản cần sửa - Dự thảo online

    duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT.../View_Detail.aspx?ItemID...
    Theo Vụ Pháp chế, Bộ KH-ĐT, hơn 6 năm sau khi có hiệu lực thi hành, Luật Đầu tư 2005 đã cho thấy nhiều điểm bất cập. Vì vậy, Luật Đầu tư 2005 sẽ được ...
  4. Luật đầu tư (sửa đổi)

    duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT.../View_Detail.aspx?ItemID...
    Lĩnh vực: Kinh tế; Cơ quan trình dự thảo: Chính phủ; Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ủy ban thẩm tra: Ủy ban Kinh tế; Dự kiến thảo luận tại: ...
 Và thêm vài dòng : Điều !! : Về Đầu tư công. Nhỉ.

ÁY NÁY.

Đọc bài : TỪ VỤ GIÀN KHOAN HD-981 CHÚNG TA THẤY GÌ?.  Xin cắt, dán lại đoạn này (tránh lỗi thằng đánh máy) : "Đồng minh với ai ư, chúng ta hãy nhìn Quần đảo Fujil của Nhật Bản mất vào tay Nga bất chấp sự bảo trợ quân sự của Mỹ, quần đảo Scarbourgous của Philipinnes coi như rơi vào tay Trung Quốc trước sự chứng kiến của Mỹ, nhất là tình hình Ukcraina là bài học không nhỏ cho một đất nước không có đoàn kết, bị chi phối bởi các thế lực hải ngoại dẫn đến tan rã." vì thấy áy náy.
Áy náy vì Mỹ và Nhật bản có Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ . Cụ thể hơn trong chuyến thăm vào tháng 4 năm 2014 Tổng thống Obama nói : Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ bao trùm Senkaku. Mỹ đã nói là làm và chỉ làm những điều đã ký. Ở đoạn trích trên Tôi xin bàn đến hai tí. Một tí là, không có "Quần đảo Fujil của Nhật Bản mất vào tay Nga bất chấp sự bảo trợ quân sự của Mỹ"  mà chỉ có Quần đảo Kuril như này : "Sau phát xít Nhật bại trận vào năm 1945, Liên Xô chiếm đóng toàn bộ quần đảo Kuril từ phía Nhật, và nay là của Nga. Tất cả cư dân trên đảo sau đó đã được đưa sang định cư ở vùng Trung Á thuộc Liên Xô. Tuy nhiên đến nay Nhật vẫn khẳng định chủ quyền của mình ở 4 đảo cực nam của quần đảo này." tí này coi như tí nhỏ. Hai tí là, Nga chiếm Kurin khi chưa có Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ và chiếm trong hoàn cảnh " Sau phát xít Nhật bại trận vào năm 1945, Liên Xô chiếm đóng toàn bộ quần đảo Kuril từ phía Nhật", tí này to đấy ạ.
Xin giải thích chút đỉnh thế này :
1- Sau " Tuyên bố Potsdam vào ngày 2 tháng 9 năm 1945," " Quần đảo Ryukyu và vùng biển phía Nam đã do Hoa Kỳ quản lý,"  " vùng Sakhalin thuộc vào lãnh thổ Liên Xô." . Chú dẫn : a- Quần đảo Ryukyu thuộc hai tỉnh của Nhật bản. b- Quần đảo Kuril theo cách gọi của Nhật, Vùng Sakhalin theo cách gọi của Liên xô.
2- "Liên minh Mỹ-Nhật Bản Hiệp ước có hai phiên bản: phiên bản của năm 1952 và phiên bản của năm 1960. " " Liên minh Hiệp ước "Hiệp ước San Francisco" và quan hệ Mỹ-Nhật lần đầu tiên đã được ký kết và xác nhận, nó có hiệu lực từ ngày 28 tháng 4 năm 1952". "Ngày 19 tháng 1 năm 1960, Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower và Thủ tướng Nobusuke Kishi đã thỏa thuận các khoản trong Hiệp ước Liên minh Mỹ-Nhật Bản lần thứ hai.".
Cũng xin liên hệ thêm thế này :
HIỆP ƯỚC VIỆT NAM - LIÊN XÔ 1978:
(tên đầy đủ: Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô Viết), hiệp ước kí 3.11.1978 tại Matxcơva. Để biết.
Áy náy vì Mỹ và Philippin có "Thỏa thuận hợp tác quân sự" và thỏa thuận này chỉ "cho phép Mỹ hiện diện quân sự đông đảo hơn ở quốc gia đông nam Á này.". Sự việc ở quần đảo Scarbourgous của Philippin chưa có biện pháp quân sự của cả hai bên, vậy việc dân sự của Phi phải do Phi tự giải quyết chứ. Lại xin giả sử Trung quốc dùng biện pháp quân sự thì Mỹ cũng không được can thiệp vì : Chưa có hiệp ước nên lấy đâu cơ sở để có phát biểu : Hiệp ước an ninh Phi - Mỹ bao trùm Scarbourgous. Tổng thống Obama chưa ngu đến mức ấy.
Áy náy vì tác giả đã đưa Ukcraina vào đoạn này với ý "nhất là tình hình Ukcraina là bài học không nhỏ cho một đất nước không có đoàn kết, bị chi phối bởi các thế lực hải ngoại dẫn đến tan rã.". Tức Ukcraina tự mình tan rã vì : "không có đoàn kết, bị chi phối bởi các thế lực hải ngoại" và Ukcraina chưa có chút "liên minh" nào chớ nói chi đến "Hiệp ước" nhỉ.
Một nửa bài viết không đúng, vì thiếu hiểu biết hay vì hiểu biết sai của tác giả. Nửa bài còn lại? Áy náy lắm.

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

GIÁO DỤC, GIÁO DỤC.

Trong khi Anh Luận trả lời chất vấn tại Quốc hội, theo dự đoán là nóng (thực ra thì nguội lạnh, vì hỏi và đáp để cùng vui chớ giải quyết được chi.). Mình lại gà bài vui thế này (giống như bữa trước gà cho Dì nó tại : DÌ TIẾN. ). Anh Luận à, thực tình tôi rất, rất thông cảm với Anh, nói là giáo dục chớ thực là xã hội, công việc của cả xã hội đấy, các đại biểu Quốc hội hiểu lắm đấy, thông cảm lắm đấy. Anh đừng trả lời chi hết? đừng trả lời vào một câu hỏi cụ thể nào hết?. Đăng đàn Anh cứ đề nghị các đại biểu ra chất vấn, ra hết đi để Anh trả lời trong 30 phút cuối, ra hết rồi, còn đúng 30 phút rồi (nếu còn hơn 30 phút Anh cần câu giờ, vì bài phát biểu đã chuẩn bị, được đọc thử hết 29,5 phút).
Khi còn 30 phút! e hèm Anh bắt đầu đọc bài trả lời đã chuẩn bị kỹ, rất kỹ (bảy lần đọc thử nghe) đại ý :
- Phần đầu : Anh đọc, Tôi hiểu các đại biểu rất quan tâm, rất bức xúc, rất chi là rất với sự nghiệp giáo dục của nước nhà, vì giáo dục là (trích dẫn các nghị quyết - càng nhiều càng tốt), vì giáo dục là (trích phát biểu của tiền nhân - nhiều là tốt), vì giáo dục là (trích dân ca, ca dao, ví von so sánh - cố gắng để các đại biểu bắt đầu sụt sùi). ý to là thế, ý nhỏ Anh cải tiến thêm. (05 phút).
- Phần lưng (gồm cả ngực, bụng và đoạn đến trước chân) : Anh bắt đầu hùng hồn, giáo dục để làm gì? để cung cấp công dân cho xã hội, để cung cấp nhân lực cho nền kinh tế, để cung cấp chuyên nghiệp cho hành chính, để cung cấp chuyên gia cho quản lý nhà nước, để và để. Trong vài chục năm qua giáo dục đã cung cấp được gì? rất tốt. Đợt tuyển quân nào cũng tuyển những được những thanh niên ưu tú, doanh nghiệp nào cũng tuyển được những công nhân khiêm tốn nhận lương thấp, vào doanh nghiệp nhà nước còn khiêm tốn đến mức đưa phong bì cám ơn người tuyển, vào hệ thống hành chính (lương rất thấp) còn cám ơn nhiều hơn, phong bì nặng hơn. Chất lượng giáo dục ư, quá tuyệt vời, vì doanh nghiệp nhà nước, cơ quan hành chính, các dịch vụ công, các đoàn thể đã tin tưởng tới mức có bằng là tuyển, thậm chí cho nợ bằng, không cần phỏng vấn để lượng định trình độ. Gần đây là trí thức trẻ cho hành chính quốc gia, nhân lực mới ra trường đã được tuyển dụng làm cán bộ nòng cốt, có một số còn được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch mà tương lai gần là Chủ tịch các xã. Tốt lắm chứ, thành công lắm chứ. Đại loại thế! Đại loại thế! Anh cứ dẫn chứng thực tế xã hội hiện tại của ta mà đưa vào khéo léo (khéo léo là này : Anh nói Vào Bộ đội, Công an nghĩa vụ đều được đi học chuyên nghiệp, học sĩ quan để phục vụ lâu dài, đừng đề cập bọn ra hải đảo, biên giới. Là này, Anh chỉ đề cập đến cung ứng nhân lực cho khu vực nhà nước, hành chính, dịch vụ công và các đoàn thể mà thôi, vv và vv.). Thế nhé! Thế nhé! Phần này Anh rất giỏi, Tôi chỉ có ý tưởng thôi, cũng là quí, Anh L nhỉ. (20 phút)
- Phần chân (quan trọng nhất, nó giữ cho phần lưng đứng vững và cong mềm mại khi cần, nó giữ cho phần đầu hùng hồn, biểu cảm trong phát biểu) : Anh chỉ cảm ơn các đại biểu Quốc hội, các loại quan chức nhà nước, tất các cán bộ của các nghành, các cấp, các đoàn thể đã giúp cho nghành giáo dục, cho nền giáo đã rất tiên tiến (cung ứng đủ số lượng, đúng chất lượng theo "yêu cầu" của xã hội hiện tại.) và rất đậm đà bản sắc dân tộc (theo "yêu cầu" cho các loại "quan hệ" trực hệ, họ mạc xa gần, láng giềng, láng tình.). Anh khiêm tốn đừng nhận công đó là của nghành, mà sự thành công  đó là của nhiều vị đang ngồi đây và đang không ngồi đây. Bởi vậy, Anh chú ý nhấn mạnh lời cảm ơn tới họ (các đại, các quan và các cán trên), vì thực ra phần lớn (đừng nói tất cả) chính họ đã giáo dục con, cháu họ và cũng chính con cháu họ đã làm nên thành công to lớn này. Cảm ơn, cảm ơn và cảm ơn. (khi còn 01 phút) Anh khẳng định, khi xã hội có "yêu cầu" khác đi thì nền giáo dục cũng đổi khác để theo kịp thời đại, Anh lấy chính sinh mạng chính trị của mình ra đảm bảo điều đó nhé, đấy là qui luật khách quan đấy, không cá nhân nào, không nền giáo dục nào cưỡng được đâu (cái ra của thằng này là cái vào của thằng khác, không vào được ra làm đ chi), cái phân biệt mỗi nền giáo dục chỉ là độ nhạy và độ trễ mà thôi. Anh xin các đại, các quan và các cán ra "cầu" khác để Anh làm theo. (05phút)
Có thể Anh không cảm ơn Tôi, không đưa Tôi phong bì trong mức tình cảm. Bởi Anh hiểu hơn Tôi tri thức "quả trứng và con gà", Tôi gà là gà cho Anh ý này, khi họ đang bàn về quả trứng hình thức chung chung (không phải quả trứng do chính họ đẻ ra - trứng hiện có) để hỏi Anh về quá trình ấp, nở, thì Anh khéo léo nói rằng : Nếu có quả trứng khác hoặc cần con gà con khác, thì Anh dùng qui trình khác và tất nhiên nở ra gà con khác (nếu có mộng cái khác, ắt mộng đực khác theo). Khéo léo vào, khéo léo lắm, Anh khéo léo rồi nhưng Tôi vẫn dặn. Giáo dục mà, ai cũng biết,  ai cũng tưởng mình giỏi nên ai cũng hỏi, không như Quân đội, Công an đâu.
Giáo dục, Giáo dục. (xin đọc lại VỀ ĐỀ THI. và một vài khác)

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

VỚI CÁC 10A.

Các cháu vừa thi vượt vũ môn xong, mình cũng sống (đọc nghĩ) vui chút nhỉ, thôi thì khỏe cũng đang qua, có ích ít hay nhiều thì tùy từng bạn, vui đã. Một chút vui để  có vẻ khỏe thêm, có vẻ có ích hơn, tự thi chút để hiểu mình thêm dù đã thạo đời, hiểu người, đã nhiều lắm lắm ... .
Mình xin chép nguyên văn bài trên blog của Hà Hiển. Link bài : http://hahien.wordpress.com/2014/06/09/ve-bai-viet-nguoi-nhat-that-su-danh-gia-the-nao-ve-nguoi-viet-nam/

Bài chép : 

Về bài viết “Người Nhật thật sự đánh giá thế nào về người Việt Nam?”

Hà Hiển
Trang Dân Luận vừa đăng bài viết của một tác giả có nick là Awake Phamtt với nhan đề “Người Nhật thật sự đánh giá thế nào về người Việt Nam?”, toàn bộ câu chuyện như sau:
(Trích:
“Muốn biết người Nhật thật sự đánh giá thế nào về Việt Nam thì phải nghe những câu chuyện của những người lao động trực tiếp. Còn các nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sỹ, chính trị gia, các nhà ngoại giao, doanh nhân Việt Nam thường chỉ nghe được những lời lẽ ngoại giao từ những người đồng nhiệm với họ phía Nhật Bản nên chưa chắc đã biết được người Nhật thực bụng nhìn vào Việt Nam thế nào.
Chẳng hạn như thế này, một công nhân làm cho một công ty Nhật ở Việt Nam kể lại khi một kỹ sư Nhật về nước ông ấy không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam: 
“Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ. Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung” Rồi viên kỹ sư minh hoạ: “Một cái vít chúng tôi phải mang từ Nhật sang giá 40.000đ mà rơi xuống đất thì công nhân Việt Nam các anh thản nhiên dẫm lên hoặc đá lăn đi mất vì nó không phải của các anh. Nhưng các anh đánh rơi điếu thuốc lá đang hút dở giá 1.000đ thì các anh sẵn sàng nhặt lên và hút tiếp cho dù nó bị bẩn chỉ vì nó là của các anh. Hay như cuộn cáp điện chúng tôi nhập về giá 5tr/m, nhưng các anh cắt trộm bán được có vài trăm nghìn/m. Tất cả những việc làm đó mang lại chút lợi lộc cho các anh nhưng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì chúng tôi phải nhập bổ sung hoăc nhập thừa so với cần thiết”.
Còn lái xe của viên kỹ sư đó thì được nghe ông ấy tặng quà có giá trị và được nghe ông ấy “tâm sự” như sau:
“Tôi rất cảm ơn anh lái xe an toàn cho tôi suốt 5 năm qua. Vì anh là người bảo đảm mạng sống của tôi nên anh làm gì tôi cũng chiều nhưng anh đừng tưởng anh làm gì sai mà tôi không biết. Anh đưa đón tôi ra sân bay quãng đường chỉ hơn 30km anh khai là hơn 100km tôi cũng ký, anh khai tăng việc mua xăng, thay dầu tôi cũng ký là vì tôi cần anh vui vẻ lái xe để tôi được an toàn. Nhưng anh và các công nhân Việt Nam đừng tưởng là các anh vặt được người Nhật. Các anh nên biết rằng lẽ ra chúng tôi có thể trả lương cao hơn hoặc tăng lương nhiều hơn cho các anh. Nhưng đáng phải tăng lương cho các anh 500.000 thì chúng tôi chỉ tăng 200.000. Còn 300.000 chúng tôi phải giữ lại để chi trả bù đắp cho những trò vụn vặt hay phá hoại của các anh. Cuối cùng là tự các anh hại các anh thôi. Còn chúng tôi cũng chỉ là lấy của người Việt cho người Việt chứ chúng tôi không mất gì cả”.
Hết trích)
Mình cũng có dịp làm việc với nhiều người Nhật. Họ có nghĩ như thế hay thậm chí có thể nghĩ xấu hơn thế về người Việt Nam hay không thì mình chưa biết. Nhưng nói chung thì người Nhật rất kiệm lời, rất ít khi “lên lớp” cho người khác về những vấn đề văn hóa hay đạo đức kể cả là cấp dưới hay người lái xe (mình nghĩ đây là điều rất đáng học ở họ). Lý sự dông dài, dẫn chuyện kiểu “con tằm nó nhả ra tơ” một hồi rồi mới bảo “áo ông đang cháy” như ví dụ trên mình e là đặc trưng tính cách của người Việt thì đúng hơn. Còn nếu đúng là có ông kỹ sư Nhật mà nói như câu chuyện trên kể thì đấy chắc là Nhật… ăn mắm tôm của ta lâu rồi nên mới Việt hóa như thế.
Mời các bạn nghe lại ở ĐÂY bài phỏng vấn của một phóng viên người ta với một doanh nhân người Nhật để thấy một ví dụ tiêu biểu về sự kiệm lời mà rất thâm thúy của người Nhật.
Qua phỏng vấn này, có thể thấy sự khác nhau nổi bật giữa một người Việt và một người Nhật ở đây là:
Người Việt – thể hiện ở anh phóng viên: hỏi mà cứ như  đang cố … vun vào, đại ý rằng chúng tao cũng giống chúng mày đấy chứ.
Người Nhật – thể hiện ở vị doanh nhân nói vòng vo rất khéo nhưng thể hiện rất rõ ý: còn lâu chúng mày mới giống chúng tao, đừng có nói “uống trà dùng đũa đi chùa” để bảo chúng tao cũng giống chúng mày đấy nhé!
Không biết mọi người thế nào chứ nghe lại đoạn phỏng vấn này mình cứ muốn văng tục: Việc đ… gì mà cứ phải hỏi nó ở cái thế lép như vậy!
Thôi không bàn đến câu chuyện của tác giả Awake Phamtt là do ai nói ra. Tây, ta, Tàu hay Nhật hay ai nói không quan trọng. Điều quan trọng hơn là những chuyện đó có thật không. Và mình công nhận những chuyện này là có thật. Những thói xấu của những người lao động Việt Nam thì kể cả ngày không hết. Đấy là một thực tế không thể chối cãi.
Nếu các bạn có đem câu chuyện trên của tác giả Awake Phamtt này đến đọc cho công nhân nghe, mình tin họ cũng sẽ vỗ tay rào rào, khen đúng lắm đúng lắm, sâu sắc lắm, đáng suy nghĩ lắm, thâm thuý lắm. Nhưng hãy tin mình đi, sau đó công nhân ta nếu có cơ hội ăn cắp thì họ cũng vẫn ăn cắp thôi.
Họ sẽ nói thầm – bì làm sao được với mấy “thằng Tây”, “thằng Nhật”. Mày mà như chúng ông mày cũng ăn cắp thôi con ạ !  (xin lỗi, mình dùng từ bỗ bã theo phong cách lao động VN chứ không có ý miệt thị người nước ngoài, người VN chúng ta không kính nể người Nhật thì còn kính nể ai, chẳng lẽ lại kính nể… nhau!)    :)
Tại sao “mày mà như chúng ông mày cũng ăn cắp thôi…?”. Vì “chúng mày” lương cao? Chưa hẳn. Quan trọng là trên đầu chúng mày không có những thằng mặt lớn tai to tham nhũng không cái gì của dân là không ăn.
Cho nên “chúng mày” không cần nói nhiều, “chúng mày” không cần phải lên lớp. Chỉ cần xã hội “chúng ông” không có những thằng tai to mặt lớn kia thì “chúng ông” cũng tức khắc chẳng dám ăn cắp nữa. Nếu trên “chúng mày” cũng có những thằng to là chuyên gia đớp như thế thì “chúng mày” có ăn cắp không? Đừng có mà tinh tướng!
Rồi “chúng mày” vào bệnh viện, vào cửa quan xin việc này việc kia “chúng mày” có phải mất “phong bì” như “chúng ông” không? Không tìm cách ăn cắp hay xà xẻo chỗ này, ăn bớt chỗ kia một tí mà chỉ dựa vào mỗi đồng lương còm thì sống thế đ… nào được trong cái xã hội văn hóa phong bì này? Ai mà chẳng muốn vừa giàu vừa sang vừa “sạch” như  “chúng mày”! Đừng có mà tinh tướng!
Nên dù rất kính nể “chúng mày”, nhưng xin lỗi, giúp được “chúng ông” cái gì thì “chúng ông” cám ơn, hết nhiệm kỳ đ… còn việc gì nữa thì cút m…. mày về nước đi rồi hôm nào có nhớ VN thì lại sang đây chơi với “chúng ông”, ăn phở, uống bia hơi, đi karaoke, … , thế thôi,  đ… nói chuyện đạo đức nữa nhá!.
Hết chép.
Mình cũng xin chép đoạn dịch bài phỏng vấn mà trong bài đã dẫn link để bạn nào không muốn nghe (bằng tiếng Việt) và lười bấm chuột thì đọc luôn cho tiện.
Đoạn dịch : 

Một doanh nhân, luật gia người Nhật đang làm việc tại Việt Nam nói với BBC rằng người ta nên nhìn nhận điểm khác biệt giữa người Việt với người Nhật hơn là nhấn mạnh "nét tương đồng"
Ông Hirota Fushihara nói “Tất nhiên trong ngôn luận chính trị hay ngoại giao hay xã giao thì ai cũng nói là hai dân tộc chúng ta có nhiều nét tương đồng. Nào là đều ăn cơm, uống trà, dùng đũa, đi chùa … cái đó thì cũng có thể là đúng.
“Nhưng thực ra chúng ta ăn loại gạo khác nhau, trà thì cũng không phải cùng loại. Ý tôi muốn nói là có nhiều cái khác nhau về tính cách con người hai nước là có”.
Bình luận về tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, ông Fushihara mô tả điều ông gọi là “Có thể nói Việt Nam và Nhật Bản đang là đồng minh về mặt tinh thần.”
“Vấn đề đó ai đúng ai sai thì cái đó để cho ngoại giao quyết định nhưng mà về lịch sử thì có thể nói là cái đất nước phương Bắc thì là lúc nào cũng có cái kiểu như vậy.
“Kiểu như thế nào thì tôi không dám bình luận nhưng mà kiểu như vậy thì Việt Nam và Nhật Bản cũng đã cảm nhận từ lâu rồi”, doanh nhân người Nhật gắn bó với Việt Nam hơn hai thập niên qua trả lời BBC bằng tiếng Việt.
Hết chép.
Xin nói chính kiến của mình, mình hoàn toàn đồng ý với bài này, kể cả cái cách dùng từ. Xin hết.


Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

THẤY LẠ, NÓI TÍ.

Thấy rất lạ khi có hai bài KHÔNG TÍN NHIỆM THÌ NGHỈ. ;  ĐỂ TRẢ MÓN NỢ "BIỂU TÌNH" CỦA DÂN.  ở trang Web của Thủ tướng.
Thật lạ nên mình thêm thưa thốt thế này :
- Câu "Không tín nhiệm thì nghỉ" lại đúng tuyệt đối, viết "lại" là vì trong blog này mình đã viết  TUYỆT ĐỐI ĐÚNG. và cũng giống tuyệt đối đúng, xin thêm hai tí thế này. Không làm thì đừng ăn, không biết thì đừng nói, ơ! nhưng hai câu thêm có đúng tuyệt đối không nhỉ?. Bàn về lấy phiếu tín nhiệm mình đồng ý với ý kiến của bà Nguyễn Thị Quyết tâm tại ĐÂY. . Mình gọi phương án này là hai-hai, mặc dù đọc thấy Tổng bí thư ủng hộ phương án ba-ba, tức phiếu ba mức, và lấy vào năm thứ 3 của nhiệm kỳ.
- Mình cho rằng không phải trả món nợ của dân, mà Quốc hội chưa làm được 70 năm rồi, tức trả món nợ 70 năm của Quốc hội. Nợ ai? Nợ Hiến pháp.
* Ghi thêm vào 20 giờ cùng ngày : Lại càng lạ khi đọc bài này NHẬN THỨC MỚI : LẤY LÀ BỎ, BỎ LÀ LẤY. cũng ở trang của Thủ tướng. Bài này nguyên là bài ở blog của GS TSKH Hoàng Xuân Phú vào ngày 18/10/2012, lúc đọc bài mình đã  rất thích câu GS đã bôi đậm “Thế lần này nó rõ là rõ cái chỗ đó.”  nên tức cảnh bằng từ ngữ hơi dung tục tại   CẢM XÚC VỤN.

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

NHẬN THẤY.

1- Nhiều công an cùng làm sai, không có một ai tự thành khẩn nhận khuyết điểm, không một ai tố giác sai phạm của đồng nghiệp. Chức vụ cao nhất, Đại tá, Phó giám đốc kiêm Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh. Chức vụ thấp nhất không công bố trong bài viết. Xin trích một tiểu mục của bài : "Hàng loạt cán bộ công an bị cách chức về mặt đảng và chính quyền."
2- Khi mới bị bắt tất cả các bị can đều kêu oan : "Ngay sau đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng quyết định bắt tạm giam Trần Hol, Thạch Mươl, Trần Cua, Trần Văn Đỡ, Khâu Sóc, Thạch Sô Phách và Nguyễn Thị Bé Diễm, mặc cho những thanh niên này cho rằng họ vô tội.". Sau điều tra 6/7 bị can tự nhận tội giết người trong bản cung : "Sáng 6/6, những người thân của các thanh niên vô tội trong vụ án này khẳng định sẽ yêu cầu các ngành chức năng tiếp tục xử lý các cán bộ điều tra đã đánh đập, ép cung buộc 6 trong 7 thanh niên phải nhận tội giết người.". Kết quả vụ án tất cả đều không có tội.
3- Vụ án được kết thúc điều tra đúng người, đúng tội do tội phạm tự đầu thú công an (không mất công điều tra mà phá án quá nhanh) . Vụ án chắc sẽ được xét xử với bản án nghiêm khắc cho các đối tượng giết người và ... . Xin trích đoạn này (đọc thấy hay ở phần khen thưởng) : "Đến giữa tháng 12/2013, trong lúc vụ án đang chuẩn bị bước vào gian đoạn truy tố và xét xử, Ban chuyên án cũng chuẩn bị nhận khen thưởng vì thành tích phá án nhanh thì bất ngờ Lê Thị Mỹ Duyên (ngụ Kiên Giang) đến Công an phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP HCM đầu thú và thừa nhận chính Duyên và Phan Thị Kim Xuyến (ngụ huyện Trần Đề) đã cùng nhau giết chết ông Dũng để cướp tài sản."
Xin hết, xin không có nhận xét.
Ngày 07/6/2014 : Xin xem thêm bài này : http://nld.com.vn/phap-luat/giang-chuc-hang-loat-can-bo-cong-an-20140606222715481.htm

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

VỀ ĐỀ THI.

Về đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm nay :
- Với tư cách kẻ đã học lớp 10 năm 1972, tôi nói : Khó cùng khó, dễ cùng dễ, với mọi thí sinh đang chờ "cho" tốt nghiệp. Nhớ hồi người yêu đang dạy, có một phụ huynh mang quà đến xin điểm cho con (trước đó bị điểm xấu), sau khi tiếp phụ huynh xong. Người ấy thường hay vuốt tóc tôi, ỏn ẻn bảo rằng "xin thì xin, chứ đằng nào Em chẳng lội vào sổ điểm cấy lại điểm cho chúng nó, các giáo viên khác dạy kém Em, nhưng học sinh giỏi cũng đạt cỡ 35%, học sinh kém không có mà". Rồi người ấy cúi xuống chạm đến môi và nghiêm túc bảo rằng : Riêng Anh học chỉn chu, đủ môn học, đủ khối lượng từng môn vào, nếu không ở lớp yêu mãi đó.
- Với tư cách của kẻ u70 vẫn áy náy về Giáo dục nước nhà, tôi nói : Nếu đề thi Văn muốn nói về Biển đảo và gì, gì nữa? chỉ cần bảo bọn nhóc viết thư cho những người đang đối mặt trực tiếp với Dàn khoan và các tàu thuyền hộ vệ dàn khoan. Thi xong chọn vài thư hay đưa lên mạng tha hồ cho người lớn bàn chủ quyền, quyền tài phán, lòng yêu nước sục sôi, quyết tâm đánh bại dã tâm của thằng nào chả được? Cho thế giới bị "lác" gần hết. Riêng bọn hộ vệ dàn khoan sau khi đọc mấy bài này, toàn lái tàu đi xiên.
- Với tư cách của kẻ chầu rìa xem các cháu thi, xem người ra đề, tôi nói : Thi tốt nghiệp là kiểm xem bọn nhóc có học không? Vậy đề ra chỉ cần nó trình bày được cái cơ bản đặc trưng của môn học là đủ. Ví dụ môn toán : Ra đề khảo sát đặc trưng, với số liệu đơn giản và bảo nó trình bày kỹ từng bước thực hiện ra giấy thi, phần tính toán nếu tính nhẩm được không phiền đến cái máy tính thô sơ cầm tay càng quí. Đề đánh đố làm gì? cao siêu làm gì? mẹo cứt gà làm gì?.
Xin một tí về mẹo thế này : Trích phỏng vấn đội tuyển Việt nam sau khi dành giải vô địch trong cuộc thi Robocon châu Á - Thái bình dương, (Phỏng vấn này không là sự thật nhưng cũng có thể)" : "Chúng cháu lấy cái ăng ten của Trung quốc, cái bánh xe ở xe trò chơi của Trung quốc, Con chíp của Trung quốc, cái, cái ... đều của Trung quốc. Để lắp, nên giá thành rất rẻ, mình không có tiền mua đồ Thái lan chứ đừng mơ của Nhật, Mỹ, của Việt nam thì không có, nếu có thì chắc cũng đắt ... ."  Mẹo rất ấn tượng. Còn người Nhật thì sao? Hãng Honda cho ra mắt người máy ASIMO giống người, lại mất thêm chi phí đi mời, lo phòng ốc xịn và các đồ uống, ăn phục vụ cho khách? Chẳng có mẹo nào. Cũng là Robot, mẹo "siêu mẹo" hay "cứt gà" đây? Mẹo nào? Nhiều mẹo để bàn nhưng "giấc mơ nào chả có lúc tỉnh", mơ mãi thì gọi là ... à.
Xin đọc thêm   HỌC GÌ .
Ngày 10/6/2014, sáu ngày sau viết bài này, thì được đọc blog http://onggiaolang.com/  với các bài viết từ tốn, chậm rãi, uyên thâm nhưng giản dị. Khi đọc bài  HOANG MANG VÀ LO LẮNG mình có để lại một nhận xét, nay xin đem nhận xét về đây để nói thêm một chút về học gì theo thiển ý của mình. Cũng là ghi lại để tiện theo dõi.
Nhận xét :
Đọc bài thấy rất tâm đắc với những ý đề cập, nhưng vẫn thấy có gì đó? Nghĩ mãi, nhìn ra, bài viết rất chân tình, sâu sắc theo chân ý của người dạy (thầy). Còn người học nghĩ gì? viết gì đây? Có thể thế này không? Thưa thầy! Em rất kính trọng kiến thức và khả năng truyền dạy của Thầy, nhưng Em vẫn chưa đồng ý với lời bàn ra đề thi tốt nghiệp (không bàn đến đề thi kiểm tra kiến thức để lượng giá) của Thầy. Theo em với môn văn thi tốt nghiệp chỉ nên là một bài viết về một hoặc vài đề tài nào đó và chỉ nên vậy. Cái gọi là “các biện pháp tu từ” rất cần cho người viết báo, viết văn và đặc biệt cần cho người nghiên cứu chuyên sâu, nhưng không cho tất cả những thí sinh dự thi tốt nghiệp. Lấy ví dụ thế này, hàng năm có khoảng một triệu thí sinh thi tốt nghiệp, bao nhiêu thí sinh cần thành thạo “các biện pháp tu từ”, mấy phần, mười mấy phần, hai mấy phần triệu đây? Vả trong bài viết của mỗi thí sinh đã chứa “các biện pháp tu từ” phải không Thầy. Có lẽ hiểu thế này đơn giản, trò nào cần “các biện pháp tu từ” thì Thầy bồi dưỡng thêm (cái phân biệt này để ở phân ban đi), còn đại đa số không cần thì mất thời gian làm chi, uổng lắm, thi tốt nghiệp "phổ thông", đại chúng ở cấp độ "trung học" mà, hãy phổ thông đi, hãy vì người học đi. Em vẫn: Nếu làm ca sĩ, biết phân biệt phân bắc với phân xanh làm gì! Biết phương trình bậc 2, bậc 3 làm gì! Biết tích tích, vi vi phân phân làm gì!. Học phổ thông là để làm người! Làm công dân và tiến tới công dân toàn cầu. Trung học nghề và đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, đại tiến sĩ là để kiếm cơm, nếu có thể cống hiến cho đời.
Bây giờ xin thưa thớt cùng Bác thế này, Em tuổi Giáp Ngọ, đã hưu, nghề trước hưu không dính tí nào đến giáo dục; nhưng muốn đọc hiểu, để được vui cùng con, cháu. Đọc hợp thì thấy thích, thích nhiều thì thấy hay, Em sẽ theo dõi blog của Bác nha. Kính Bác.
Chúc Bác sức khẻo, viết được nhiều.
Hết nhận xét.

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

CAN DỰ NHIỀU HƠN.

Can dự nhiều hơn vào Đông nam á, vào biển Đông. Nhật bản sẽ hỗ trợ tối đa Việt nam và Philippines trong bảo vệ lãnh hải. Phát biểu của Ông Shinzo Abe.
Trung quốc đã đơn phương tiến hành xâm chiếm lãnh hải trên biển Đông. Ủng hộ Nhật bản giữ vai trò lớn hơn và tích cực hơn trong khu vực. Phát biểu của Ông Chuck Hagel.
Rất rõ ràng không phải giải thích gì nữa trong hai phát biểu này.
Có thể nói thêm, nếu Trung quốc tự xé bỏ "ẩn mình chờ thời" để xâm chiếm lãnh hải thì Nhật bản cũng bỏ "phòng vệ" để can dự nhiều hơn.
Lại nữa, Nhật phát biểu như vậy có "liên minh để chống nước thứ ba" không? mà  Nhật dám nói trong hội nghị quốc tế, giữa thanh thiên bạch nhật như vậy.
Nếu Việt nam liên minh với Nhật để chống lại sự "đơn phương tiến hành xâm chiếm lãnh hải trên biển Đông" có là chống lại nước thứ ba không? Liên minh với Nhật để tiến bộ về xã hội, về công nghệ cao, để phát huy sự tương đồng trong khu vực, nhất là để chống lại ngay tức thời sự xâm chiếm biển Đông ấy có nên?
Cũng phải hiểu lại rằng, Mỹ chỉ can thiệp trực tiếp khi có chiến tranh nhằm vào lãnh thổ Nhật bản hoặc Philippines, nếu chiến tranh nhằm vào lãnh thổ Việt nam, Mỹ chưa có cơ hội để can thiệp, nhưng Nhật thì "can dự" ngay và đằng sau sự can dự đó là Mỹ, là vũ khí đến từ Nhật và Mỹ (gián tiếp) cùng cộng vào.
Mình đã có nhận xét trong bài  Chuyện lính Nhật đánh Pháp ở Hoa lư  trên Blog Hiệu Minh như sau : Tự lượng sức mình trên mọi mặt thì hợp tác với Nhật là vừa vừa, vả lại Nhật đang có chiến lược can dự nhiều hơn, vả lại đàng sau Nhật là thằng to nhất cần chơi nhưng chưa chơi được. Nhiều vả lại lắm (Công nghệ tiên tiến còn học được, xã hội dân chủ cũng học được, không ba que xỏ lá cũng học được … .)
Mình thích cách tiếp cận thực tế này, Mỹ, Nga, Trung không có cớ và không thể có chiến tranh một một, nếu xảy ra thì hủy diệt thế giới. Trung - Nhật, Trung - Việt, Trung - Phi thì có thể có chiến tranh cục bộ chớp nhoáng. Tại khu vực Đông nam á Mỹ đang đứng sau Nhật, Hàn, Phi và có thể vài quốc gia khác khi cần, còn Trung thì trực tiếp đối kháng cặp đôi một một với gần hết các quốc gia.
Nên chăng liên minh với Nhật bản liền ngay khi họ đã nói thẳng : Can dự nhiều hơn và hỗ trợ tối đa.