Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

QUÁ KHÓ.

Đưa từ FB về. Đáng một bài viết.

Ông đã trụ được để làm một vài việc cho đất nước và nhân dân. Đến nay 2017, chưa có UV BCT nào làm được như vậy, đâu nghĩ tới vượt qua. Thậm chí tập thể hiện đang, còn bảo thủ hơn khi tình hình đã thuận lợi hơn nhiều, rất nhiều. Quá khó!
https://boxitvn.blogspot.com/2017/11/ban-ve-tam-nhin-va-ban-linh-sau-dan.html

Không dài nên dán cả bài dẫn.

29/11/2017


Bàn về tầm nhìn và bản lĩnh Sáu Dân

Nguyễn Đình Cống
Vừa qua Bauxitvn và Báo Tiếng Dân đăng bài “Giá lúc này có được tầm nhìn và bản lĩnh Sáu Dân (Mênh mông thế sự để gió cuốn đi, số 23)” của GS Tương Lai, nhân kỷ niệm lần 95 ngày sinh Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Sau khi đọc kỹ bài viết, tôi tìm nghiên cứu lại bức thư nổi tiếng của ông Kiệt gửi Bộ Chính trị năm 1995. Tôi không có dịp gặp gỡ, trao đổi ý kiến với ông, chỉ biết Cố Thủ Tướng qua những việc làm, bài viết của ông, và qua các bài viết về ông. Vì vậy những điều tôi trình bày sau đây, một phần dựa vào các thông tin có hạn, phần khác dựa vào cảm nhận. Nếu nó đúng được chút nào mong được chia sẻ, nếu có chỗ nào chưa chính xác, mong được các vị hiểu rõ hơn cải chính.
Tôi thấy trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao của Nhà nước, ông Võ Văn Kiệt là một trong những người xuất sắc, có nhân cách và phẩm giá rất tốt. Sẽ là phúc lớn cho đất nước, dân tộc khi có được nhiều người như ông và những người như thế liên kết được lại với nhau để tạo thành sức mạnh tổng hợp của trí tuệ và lòng nhân ái. Tiếc thay, đó chỉ mới là mơ ước.

Trí tuệ, sự dũng cảm, lòng nhân ái, sự bao dung của ông Sáu Dân-Võ Văn Kiệt đã được viết nhiều, đặc biệt là những bài của các anh Tương Lai, Nguyễn Trung, Việt Phương, tôi xin không nhắc lại, tôi tin vào sự trung thực của những trí thức chân chính. Tôi chỉ muốn nêu một ý có tính cách phản biện để cùng nhau suy nghĩ.
Ông Kiệt là người yêu nước thương dân, có trí tuệ, tính trung thực và lòng dũng cảm. Ông đem theo những đức tính tốt đẹp ấy khi vào đảng. Là đảng viên, ông trung thành với Đảng, với Chủ nghĩa Mác Lênin (CNML), với con đường xây dựng CNXH. Ông nghĩ rằng sự lãnh đạo duy nhất của Đảng CSVN là một trong những điều kiện tiên quyết để giữ vững độc lập, để mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Ông hơi khác với những người như Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Trần Xuân Bách, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Kiến Giang, v.v. Những người đó đã thấy rõ cái sai từ gốc của CNML. Còn ông chỉ mới thấy rất rõ những sai lầm của Đảng trong đường lối kinh tế, trong tổ chức và làm việc của hệ thống chính quyền, trong nhận định về tình hình thế giới… Những sai lầm, những bất cập của Đảng do ông nêu ra đều rất đúng, nhưng ông mới chỉ dừng lại ở nguyên nhân gần, rõ ràng. Ông chưa truy nguyên đến tận gốc là sự độc tài toàn trị của Đảng theo đường lối vô sản chuyên chính của CNML. Vì vậy những ý kiến đề xuất của ông về hình thức là hay, là đúng, nhưng chưa chạm đến cái gốc, cái cốt lõi, vì thế nghe thì hay mà Bộ Chính trị không thể làm theo, và nếu có làm theo được thì cũng chỉ như mới chữa bệnh ngoài da.
Trong thời gian làm việc ở TP HCM, cũng như ở cương vị cao tại Chính phủ, ông Kiệt đã làm được nhiều việc tốt, ích quốc lợi dân, thể hiện tầm nhìn sáng suốt và bản lĩnh cao cường. Tầm nhìn ấy, bản lĩnh ấy được đánh giá cao so với nhiều lãnh đạo khác của Đảng. Tuy vậy nó vẫn bị hạn chế bởi ý thức hệ, bởi nhận thức nhầm về CNML. Bài viết của GS Tương Lai cho rằng trong giai đoạn “Thế nước chông chênh… Trĩu nặng nỗi lo đất nước trước nanh vuốt của kẻ thù … thế nước chưa bao giờ lâm vào tình cảnh ngặt nghèo như hiện nay…”. GS viết tiếp: ”Và rồi, hôm nay … những người yêu mến và thương nhớ ông lại nhắc đến cái điệp khúc “Giá như lúc này có ông Sáu Dân”, một điệp khúc như cứa vào gan ruột chúng ta khi cùng ngồi lại tưởng nhớ đến một người thuộc về loại người xưa nay hiếm”.
Vì quá thương tiếc và cảm phục mà những người yêu mến thốt ra “Giá như lúc này có ông Sáu Dân”. Đó là tình cảm chân thành, rất đáng trân quý, nhưng nhận định có lẽ hơi ảo tưởng. Phải chăng có ông Sáu Dân thì tình hình sẽ sáng sủa hơn. Tôi nghĩ, nếu có ông Sáu Dân thì có thêm một ngọn nến hoặc một ngọn đuốc thắp lên trong đêm để cùng hàng vạn, hàng triệu ngọn nến khác xua tan từng mảng bóng tối chứ cũng chưa đủ sức xoay chuyển tình thế. Tôi không biết vào cuối đời có lúc nào ông Kiệt nhận thức được cái gốc gác của mọi sai lầm nằm ở CNML hay không. Có lần đọc bài của GS Tương Lai thấy ông Kiệt có nghĩ đến việc lập một đảng mới. Nhưng nếu vẫn lập đảng theo đường lối CNML thì cũng không giải quyết được chuyện gì. Có lập đảng mới thì phải là một đảng chính trị không theo CNML.
Càng ngày ĐCSVN càng lộ rõ bản chất dối trá và tàn bạo. Để cứu nước cần phải có đổi mới về chính trị, phải thay đổi độc tài toàn trị bằng thể chế dân chủ với tam quyền phân lập. Ông Võ Văn Kiệt hình như chưa nghĩ đến chuyện này. Khi viết thư gửi Bộ Chính trị vào tháng 8/1995 ông đang là Thủ tướng chính phủ, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, dưới thời TBT Đỗ Mười. Nhận xét rằng, lúc đương quyền cao chức trọng như thế mà ông buộc phải viết thư thì mới thấy tình thế éo le như thế nào. Ngoài việc ông Kiệt trung thành với CNML, tôi còn cảm nhận ông là người cán bộ rất giỏi trong phạm vi quyền hạn và tổ chức có sẵn. Ông chưa có cái nhìn vượt ra xa ngoài phạm vi đó. Nhưng hiện nay đất nước đang cần người thoát ra khỏi CNML và hoạt động để tạo ra tổ chức.
Thương tiếc Võ Văn Kiệt như một người con ưu tú của dân tộc, nhưng cũng nên thấy mặt hạn chế của ông vì khó thoát ra khỏi hoàn cảnh trớ trêu của lịch sử.
N.Đ.C.
Tác giả gửi BVN

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

LÁT CẮT. ĐỨT GÃY.

Có những lát cắt chắn ngang dòng chảy lịch sử và làm đảo lộn tất cả. Cách mạng tháng mười Nga đang được bàn luận tại nước Nga là ví dụ. "Hãy tự hỏi: ngày xưa đó liệu có thể đi theo con đường tiến hóa thay vì cách mạng? Liệu chúng ta lẽ ra có thể từ từ, tiệm tiến đi tới thay vì phải trả giá là phá hủy nhà nước, và tàn nhẫn tổn thương hàng triệu sinh mạng.
Tuy nhiên, mô hình xã hội và ý thức hệ nói chung không tưởng đó, mà nhà nước mới thành lập cố gắng thực hiện lúc đầu sau cách mạng 1917, đã là đầu máy chuyển hóa mạnh mẽ trên toàn thế giới (điều này là rõ ràng và cũng phải thừa nhận), cái mô hình đó đã khiến người ta phải đánh giá lại các mô hình phát triển, tạo ra cạnh tranh và mâu thuẫn, từ đó có lợi ích mà theo tôi phần lớn do phương Tây được hưởng. Tôi đang không chỉ nói về những chiến thắng địa chính trị sau Chiến tranh Lạnh. Nhiều thành tựu phương Tây của thế kỷ 20 là phản ứng trước thách thức của Liên Xô. Tôi còn đang nói về việc nâng cao chất lượng sống, hình thành giới trung lưu mạnh, cải tổ thị trường lao động và không gian xã hội, thúc đẩy giáo dục, đảm bảo nhân quyền gồm cả quyền cho người thiểu số và phụ nữ, vượt qua phân biệt chủng tộc mà quý vị nhớ đã từng là hành vi xấu hổ ở nhiều nước kể cả Mỹ, chỉ vài thập niên trước đây."
Trích phát biểu của Putin. Theo : http://www.bbc.com/vietnamese/world-41891006
Một lát cắt đào gốc, trốc rễ. Thực tế là tiêu diệt cây đời đang xanh để thay bằng cây đời xám xịt, cây đời theo ý chí một nhóm người. Goethe : Mọi lý thuyết đều màu xám. Và cây đời mãi mãi xanh tươi; Quy luật hiển nhiên của tự nhiên. Con người sinh ra để sống sự sống tự nhiên, để sống trong xã hội tự nhiên người. Khi thay thế sự tự nhiên bằng mầu xám không tưởng, chính Putin đã thừa nhận : "mô hình xã hội và ý thức hệ nói chung không tưởng đó, mà nhà nước mới thành lập cố gắng thực hiện lúc đầu sau cách mạng 1917".  Cho dù sau đó luận thêm với biện minh là có lợi cho chỗ khác, một biện minh lảng tránh chính mình, quốc gia mình và nhân dân mình : Đã không tưởng! Hỡi ôi; Sự không tưởng của chính mình đã có lợi cho người khác? Hỡi ôi???; Thế.
Tưởng Giới Thạch đi học ở Liên xô về nhận xét "chế độ tiêu diệt người giàu thì lấy ai xây dựng đất nước", và đi theo con đường khác với Tôn Trung Sơn, dù khi đó là phó tướng số 1. Các nước theo chủ nghĩa cộng sản đều làm như nhau khi nắm quyền là triệt tiêu giai cấp hữu sản ở mỗi quốc gia, giai cấp (tầng lớp) này có thể là tư sản, quí tộc, đại địa chủ, địa chủ, phú ông, tri thức có tài sản, tiêu diệt họ để làm cách mạng vô sản. Đưa người hữu sản thành vô sản chỉ theo cách lấy không tài sản với nhiều tên gọi mỹ miều rất khác nhau, có nhiều người hữu sản bị giết chết để trưng tịch tài sản của họ, họ không có cơ hội sống để làm vô sản mà đã vô người. Ngày nay, khi nền kinh tế khá lên do thay đổi quản lý kinh tế mà thực chất là thay đổi bản chất vô sản của chủ nghĩa cộng sản, Nga; Trung quốc lại có nhiều tỷ phú, các tỷ phú đó được xếp hạng trên thế giới. Có điều là các tỷ phú này hình thành chỉ "trong một đêm" do chuyển đổi tài sản công sang tài sản tư, chẳng lao tâm khổ tứ gì? Tỷ phú do cổ phần hóa, do đa dạng kinh tế quốc doanh, làm ngược lại với "đêm qua" đã quốc hữu hóa - giành lại tài sản cho công nông. Chẳng cần vài đời lao động kinh doanh để đạt đến một mức tích lũy tài sản lớn, tỷ phú hôm nay là tỷ phú của cơ chế. Nhìn lại thực sử thấy, các tỷ phú đều được hình thành qua nhiều đời, nhiều thập kỷ, thậm chí vài thế kỷ. Ở Việt nam các địa chủ ngoài bắc, phú ông trong nam đều có hàng trăm năm hoặc hơn mới có lượng tài sản vậy, so với bây giờ lượng tài sản đó là nhỏ, rất nhỏ. Ngày nay các quan chức và doanh nhân sân sau, giàu cực nhanh, với tài sản cực khủng. Tướng Nguyễn Xuân Tỷ phát biểu tại Quốc hội ta : “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Xin chép lại " ...  cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa” - Kinh khủng hơn thứ mình đã đánh đổ, đã tiêu diệt, kinh khủng hơn người đã từng bị mình khinh bỉ, đã từng bị mình tịch thu tài sản. Xét theo tốc độ hình thành thì rõ ràng người giàu các thế hệ trước hình thành chậm, nếu có bóc lộc cũng chậm hơn rất nhiều so với tỷ phú được hình thành nhanh, bằng quyền lực "Làm cán bộ mấy năm" như này, tốc độ bóc lột quá nhanh, cực nhanh, hành động bóc lột bẩn thỉu, tàn nhẫn, vô lương. Và câu hỏi lớn hình thành : Chủ nghĩa cộng sản có triệt tiêu giai cấp hữu sản hiện nay để làm cách mạng vô sản?
Nhân chuyện bà Hoàng Thị Minh Hồ, từ trần, cái lát cắt tài sản lại nổi lên, nổi toàn diện bản chất qua việc mượn trả một ngôi nhà, ngôi nhà duy nhất làm sáng rõ bản chất của lát cắt. Điều oái oăm nhỏ nhoi vô thường của lịch sử là chính sách cải tạo công thương ở miền Bắc (1958 - 1960) thực hiện sau giấy mượn nhà, sau khi lòng yêu nước đã được chứng minh. Việc hiến vàng, tiền, của cải cho cách mạng đã xảy ra từ 1946, việc mượn nhà đã xảy ra vào 1954, cả hai việc được công khai. Há miệng mắc quai, cái quai ông bà Trịnh Văn Bô; Hoàng Thị Minh Hồ, quá lớn, lớn đến mức một chính thể  cũng không thể nhai nhuốt được. Cái trớ trêu nhỏ nhoi của lịch sử đã vô tình tạo cho Ông-Bà vóc dáng lớn lao không thể thủ tiêu, không thể quy tội để xử giết, vóc dáng lớn bổng bất ngờ qua việc hiến tài sản và nuôi chính phủ, vóc dáng người thật, việc thật đã mang hình hài vóc dáng trong truyền thuyết Thánh Gióng. Khác với Ông-Bà, nhiều nhà tư sản yêu nước có kích thước lớn, thậm chí lớn hơn lại không có được vóc dáng đó nên đã bị quy tội, bị xử bắn, xử chém hoặc xử thủ tiêu. Bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm là ví dụ. Cái kích thước lớn sau bao năm âm thầm hiến tài sản, nuôi dưỡng quân đội, nuôi dưỡng các loại cán bộ, tiếp tế cho cách mạng đã không đủ "vóc dáng" để giữ được tính mạng mình. Chính sách cải tạo công thương (thu giữ nhà cửa, hàng hoá, tài sản, tiền bạc) lại không thể đổi thay, chưa thể hồi tố để giữ được mạng sống cho bà chứ nói gì đến tuyên dương khen thưởng, nhìn nhận công lao. Cũng lịch sử. Thật là! Một nén nhang thơm cho bà Minh Hồ, một nén nữa cho bà Nguyễn Thị Năm, Rất nhiều nén nhang cho những người đã sống và "chết" vì cách mạng. Và câu hỏi lớn : Nén nhang nào cho lát cắt tài sản mà sau đó có qui mô rộng lớn gấp bội sau này ở người thắng trận?.
Lát cắt văn hóa còn đau hơn. Chế độ cũ là "thối nát" là "bót lột tận xương tận tủy"; Cha, Ông là "phong kiến", là tối tăm; Chùa chiền, đình đền là cổ hủ, lạc hậu; Các loại hình văn hoá phi vật thể bản địa còn được nhân dân gìn giữ lưu truyền đến lúc đó là mê tín, dị đoan; các thể loại văn hoá hiện đại là đồi truỵ, phản động. Chỉ duy nhất mình tiến bộ, vinh quang, lương tâm thời đại. Các lát cắt về xã hội đã dẫn đến những đứt gãy về văn hóa từ tên gọi đến cách làm. Các công trình văn hoá vật thể và phi vật thể lịch sử được chỉ đạo phá, xoá hết, xoá sạch chỉ vì nó "cũ", nó thuộc về chế độ "cũ". Các công trình văn hoá mới đã được cưỡng bức xây dựng theo ý chí văn hoá, bưu điện văn hoá, nhà văn hoá, xóm văn hoá thì "rất" văn hoá như nay đang thấy. Văn hoá tự hình thành, tự nhiên có, được lưu giữ trân trọng, được bảo tồn và phát triển theo dòng lịch sử sống của cộng đồng người thì phá, xoá; Văn hoá ý chí nhóm người thì được xây, được dựng, được mô hình hoá bằng ngân sách, được nhồi nhét cho dân (bàn giao mô hình lễ hội cho dân - Ờ há). Định nghĩa văn hoá mới? Cũng lịch sử. Thật là.
Nếu lịch sử được hình thành qua các đứt gãy! Thì lại đứt gãy nữa chăng?
Nếu lịch sử được hình thành qua các trơn trượt! thì trơn trượt mới có không? Trơn trượt cách nào nếu không hồi tố!
Lịch sử một dân tộc. Lát cắt. Đứt gãy.
Câu vuốt : Lịch sử tự nhiên là chọn cái ít xấu hơn Pu nhỉ.

Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017

CỐT LÕI.

Tôi đã không coi nhân quyền là cốt lõi khi phát biểu tại APEC Đà Nẵng, đã không coi nhân quyền là tối thượng khi được bầu là tổng thống. Nước Mỹ, quyền lợi của công dân Mỹ, người Mỹ dùng thứ tốt nhất là cốt lõi đối với Tôi. Tôi không coi quan hệ đa phương để cùng tiến lên là quan tâm số một trong quan hệ quốc tế, quan hệ giữa tôi với anh, quan hệ song phương dễ tìm đồng thuận, dễ tiến lên hơn, tôi với người này, tôi với người khác tiến tức là cùng tiến ở nhiều người, tôi với mỗi người nào đó tiến lên ở lĩnh vực này, tôi với mỗi người nào khác tiến lên ở lĩnh vực khác tức là cùng tiến ở các lĩnh vực. Anh ký với 10 người trong CP TPP, anh cứ ký, tôi ký với anh thôi, anh có ký không; Có, có, có à. Vậy ký.
Thăm anh! Tôi không nói về nhân quyền với anh, không đề nghị anh quan tâm tới người này người kia với anh, không thoả thuận cùng anh cho người này người kia cư trú tại Mỹ; Anh có rác tai không? Không, không, không có! Bản chất là dân anh cần chính phủ nào! Chính phủ như thế nào thì dân anh làm, tự làm, tự có, không làm, không có! Dân anh biết, chính phủ anh biết. Tự! Dân anh giỏi, chính phủ anh giỏi, giỏi lâu rồi, thắng chúng tôi lâu rồi, năm nào anh chả kỷ niệm linh đình, trọng đại đó, cờ phướn rợp trời, anh nghĩ thế anh kỷ niệm, tiền anh, anh kỷ niệm, tôi chả nghĩ, chứ nói làm gì.
Thế nhé, tôi không nói về cốt lõi, nhưng có cốt lõi. Cốt lõi là tôi trao đổi hàng thật lấy hàng thật, không trao đổi hàng thật lấy ảo dù là ảo nhân quyền chăng nữa. Nói như thủ tướng trước của anh là gì nhỉ? Ừ! Không trao đổi viển vông! Không mong chờ viển vông! Có cốt lõi không? Có - Hàng thật! Không có cốt lõi không? Không - Viển vông! Cốt lõi há.
Mà này. Giả sử tôi cần anh kháng thằng giữa, tôi sẽ cho không anh thứ để kháng giữa, tôi cần nên tôi khắc tính. Tôi với Tập không nói ra thôi (Hai T nhé! Trump - Tập), thế giới bây giờ đang G2 đấy, G2, anh đón Pu ở APEC anh còn lạ gì! Nó không thăm anh, chỉ tôi và Tập thăm anh thôi, chỉ hai, anh hiểu mà, tôi thăm, há nó không thăm? Nó thăm, há tôi không thăm? Cốt lõi há, cũng cốt lõi đấy, G2 thôi. Cốt lõi.
À! Mà nữa! Dân nó thích ní nuận, đảng nó thích ní nuận nên nó ra rả cốt cốt lõi lõi là vậy, các anh cũng thích ní nuận, nên nó cứ hữu nghị, hữu nghị mà. Đấy Trung tâm văn hoá Trung Quốc đấy, nó làm rồi. Tôi cần miếng, nên tôi sẽ mua đất các anh để xây đại sứ, dân tôi thực dụng nên nói cốt lõi, hữu nghị nó không hiểu, nói dùng thứ tốt nhất là nó bao cao su (OK) liền, muốn ngủ với nhau là hỏi đối tác, mày có thích ngủ với tao không? Ngủ với nhau rồi là nói đã ngủ. Có con là nó nhận trách nhiệm. Tôi cũng ná, cũng rứa. Các anh khi đã coi là củi rồi thì ối chuyện, mình đầy bẩn thỉu này, thối tha mục ruỗng này, các anh kêu là gì? Không có bản lĩnh chính trị à! Ngay trước đó lại hoàn toàn sạch sẽ, chỉn chu, oai phong, đường hoàng, đĩnh đạc, các anh kêu là gì? Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ à! Thằng thăng đấy, có dám la (dính) đinh đâu, thằng thanh đấy, có trịnh (trọng) xuân đâu, hotgirl xứ thanh đấy, ối ra!
Vậy ha. Hội đàm riêng nên nói vậy để cùng làm cái cốt lõi theo hiểu đó nha, muốn ngủ với nhau thì hỏi đối tác rồi cùng nha, muốn ký thì cùng bàn điều khoản rồi ký nha, ký tay đôi rồi, không có thằng thứ ba để đổ thừa được đâu nha. Cốt lõi.
Lan man mãi. Cốt lõi của tôi là : Tôi chẳng làm gì trước! Chỉ cùng làm với các anh khi các anh tự làm điều mình thích.
Nói nốt. Các anh biết hết rồi, tỏng tòng tong rồi, đã viết ở ĐA NGUYÊN. rồi. Thế nhé! Cốt lõi.

Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017

CÁI MỘT NHỎ.

Đến tổ trưởng, trưởng xóm, trưởng thôn cũng có thể ăn cắp vặt (truyền thông chính thống kêu tham nhũng) đủ loại của dân thì thật thảm hại cho quốc gia và mình nghĩ đó cũng là cái một nhỏ đối với quốc gia. Nghĩ vậy, vì hôm trước mình đã viết về cái một  to (phạm vi quốc gia) : CÁI MỘT.
Giả dụ rằng tổ, thôn,. xóm cần mua cái gì (mua gì là do dân bàn và quyết) thì ban đại diện thôn xóm sẽ thông báo mua, đấu giá và tổ chức việc mua thì trưởng (tổ, thôn, xóm) làm chi có cơ hội mua và do vậy khôngthể/khôngbaogiờ có cơ hội để tiền của dân sơ ý dính tay mình. Giả sử như thế, tức là tất cả các loại quĩ của dân trong một tổ, thôn, xóm chỉ do ban đại diện tổ, thôn, xóm giữ thì tiền có đi qua tay trưởng (tổ, thôn, xóm) đâu mà lo dính, lo có lỗi tham nhũng, chẳng bao giờ, không thể ăn cái gì của dân được. Cái một nhỏ là vậy.
Nhận việc ký Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Mình đăng đoạn này như một kỳ vọng, kỳ vọng tham gia vào hiệp định Việt Nam sẽ sửa được cơ chế giám sát và quản lý quá lỗi thời, đã không quản lý được mà thực ra là tạo điều kiện cho nhiều cá nhân trong bộ máy quản lý tự do vi phạm chiếm dụng, chiếm đoạt thời gian, tiền bạc, tài sản tư và công.
Tiện đây nói luôn. Bác nào dùng cái một trong hai bài viết này để thay đổi cơ chế quản lý chi tiêu tiền quĩ tổ, thôn, xóm nhân dân thì báo tôi một phát ghi là : Dùng ý tưởng. Bác nào dùng đế xây dựng lại cơ chế quản lý ở ta thì cũng báo tôi phát để tôi đi lĩnh tiền bản quyền ý tưởng. Nhỏ cái một là vậy. Tam quyền tiền là vậy. Nhân dân biểu quyết chi tiền của dân. Hội đồng nhân dân thông báo chi tiền và duyệt chi chi tiết. Chính quyền thực chi, thực thi công, thực làm. Cái một nhỏ.

Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

CHÓT.

Bạn hỏi "nó tắc ở chỗ nào?" mà khó trả lại nhà mượn từ năm 1954 đến bây giờ cho cụ Hoàng Thị Minh Hồ đến vậy.
Không tắc ở đâu! Không do ai cố ý làm tắc! Tắc ngay từ luật! Ký trả nhà cho cụ là sai luật; chỉ làm ra vẻ vậy để vui lòng cụ! (Ông Đỗ Mười khôn nhất, dẫn đi chỉ chỏ, để trả nhà khác! Nếu Ông ĐM khôn, thì cụ Minh Hồ khôn hơn, hiểu chế độ mà mình đang sống quá rõ! Nhận nhà khác cho đời cụ, được; Còn đời con, cháu cụ?. Đấu trí quá giỏi. Xin thêm : Theo Luật Đất đai 2013 thì dù có sổ đỏ đi chăng nữa, căn nhà 34 Hoàng Diệu của cụ Minh Hồ cũng có thể được quận Ba Đình ra quyết định thu hồi  đất theo Tiểu mục a) mục 2. Điều 66.; Đến đây Ông ĐM chả cần khôn nhỉ. Trời thì cao! Đất thì dày! cụ Minh Hồ ạ.).  Làm sao có thể trả nhà cho tư sản (chủ tài sản), địa chủ (chủ đất), người đi lính, người làm việc cho chế độ cũ khi chưa thay luật! Đơn giản vậy ha.
Đơn giản đã chót.
Chót sau khi cướp chính quyền.
Chót sau khi thắng trận.
Chót sau những chiến dịch với các mật danh Z, X. Cải tạo công thương.
Chót sau chiến dịch đánh tư sản, bài ngoại kiều.
Chót gì?
Chót cướp, tịch thu, chiếm giữ, chiếm dụng, chiếm mượn (như trường hợp bạn hỏi), trưng thu, trưng dụng và cả trưng mượn.
Không làm lại được, dù muốn!. Chót.
Rất khó sửa sai, dù muốn!. Chót.
Của cải, tiền bạc có thể trả, dù khổng lồ đến mấy! Trả dần, sẽ xong.
Xã hội sẽ rối bời bao năm nếu không minh bạch, đàng hoàng???.
Đã chót, nhận lỗi, sửa chữa, sẽ xong.
!!!.
Trích tí :
"Đối với tất cả chúng ta, đối với các thế hệ tương lai, điều rất quan trọng là phải biết và ghi nhớ thời kỳ bi thảm này trong lịch sử nước ta, khi toàn bộ các tầng lớp, toàn bộ các dân tộc: công nhân và nông dân, kỹ sư và thuyền trưởng, linh mục, quan chức chính phủ, nhà khoa học và nhà văn hóa bị bức hại nghiêm trọng", — ông Putin cho biết tại lễ khai trương đài tưởng niệm "Bức tường đau thương" trên đại lộ Viện sỹ Sakharov.
Tí hai :
Tổng thống Nga nói: "Quá khứ khủng khiếp này không thể bị xoá nhòa khỏi ký ức quốc gia, không có bất cứ điều gì, không có lợi ích cao cả nào cho nhân dân có thể biện minh cho chuyện đó".
Người đứng đầu nhà nước nói rằng trong lịch sử Nga có rất nhiều giai đoạn phức tạp và mâu thuẫn. "Nhưng khi nói đến đàn áp, cái chết và sự đau khổ của hàng triệu người, cần ghé thăm các ngôi mộ tập thể của nạn nhân bị đàn áp, không hề ít ở Nga, để nhận ra rằng không có lý do gì có thể biện minh cho những tội ác đó", — ông Putin nói.
"Đàn áp chính trị là bi kịch cho tất cả nhân dân, cho toàn xã hội, đòn tàn nhẫn với đất nước chúng ta, đến tận gốc rễ, văn hóa, ý thức, khiến chúng ta còn chịu ảnh hưởng cho đến bây giờ", — ông Putin nói.
Vẫn trích từ link đã dẫn.
Nhắc lại đã trích :
"Quá khứ khủng khiếp này không thể bị xoá nhòa khỏi ký ức quốc gia, không có bất cứ điều gì, không có lợi ích cao cả nào cho nhân dân có thể biện minh cho chuyện đó".
"... để nhận ra rằng không có lý do gì có thể biện minh cho những tội ác đó".
Chót.
Không thể biện minh; Không thể xin lỗi; Máu xương này ai trả. Vành khăn này ai đội, dẫu trắng đất đai, dẫu chồng xương máu như lời Putin " ... các ngôi mộ tập thể của nạn nhân bị đàn áp, không hề ít ở Nga,".
Súng tiểu liên bắn trong quá khứ, đã rồi; Putin luận : Không thể biện minh. Đã luận; Súng lục bắn trong hiện tại, đang Nga; Ai luận? Luận thế nào?.
Cũng chót.
Chót???.
Dán thêm từ FB ngày 08/11, để ngẫm.


BUỒN VỌNG LẠI.
Nên đọc.
Về một người, cho mượn nhà hai năm hoặc đến hoà bình trả, vậy mà 21 năm sau mới hoà bình, Bà đệ đơn xin lại nhà. Đàng hoàng, minh bạch, hợp pháp, hợp thời, phải lòng (người).
Về một chính phủ, đến nay chưa trả nhà, kêu tạm hoãn???. Cho mượn nhà đã 63 năm, người cho mượn nhà dù sống 104 tuổi mới mất vẫn chưa đòi được nhà, nhắm mắt được không! Chính phủ kêu là gì? Vì dân!.
Xin dán cả bài tại đây cho tiện.
Không nhiều người biết, lúc cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, quả phụ của nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô, qua đời, nỗi buồn sâu thẳm trong lòng vẫn chưa được khơi thông, thậm chí còn là nỗi buồn nhân đôi!
TIN LIÊN QUAN
Xây dựng tượng đài tưởng niệm sự kiện tập kết năm 1954
Yêu nước theo cách của người trẻ
Nghĩ nhân ngày Quốc khánh
Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, quả phụ nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô vừa trút hơi thở cuối cùng vào đêm 5.11 tại Hà Nội trong sự tiếc thương và ngưỡng mộ của hàng triệu người Việt Nam yêu Tổ quốc. Không nhiều người biết, lúc cụ nhắm mắt, nỗi buồn sâu thẳm trong lòng vẫn chưa được khơi thông, thậm chí còn là nỗi buồn nhân đôi!
"Dân tộc bớt đổ máu là chúng tôi mừng rồi..."
Vợ chồng nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô là chủ hãng tơ lụa sợi nổi tiếng Trịnh Phúc Lợi ở Hà Nội trước năm 1945. Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô từng bí mật nhận lời với Cách mạng đón đoàn cán bộ (mà không hề biết có cả Chủ tịch Hồ Chí Minh) từ chiến khu về ở ngay tại tư gia mình, số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, ngay sau ít ngày Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8 thành công. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ T.Ư Đảng đã táo bạo ra quyết định về ngay giữa trung tâm Thủ đô để bám sát tình hình và lãnh đạo toàn dân giữ vững chính quyền khi còn non trẻ; đồng thời để soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 1945.
Có thể coi các cụ là một hình mẫu doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, một lòng một dạ phụng sự nền độc lập, tự do của dân tộc, dám hi sinh quyền lợi bản thân mà bất chấp hiểm nguy, nếu như bị mật thám phát hiện, coi như cơ đồ của cách mạng tan trong phút chốc.
Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô đã từng hiến 5.147 lượng vàng cho cách mạng kể từ sau ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 và tiếp đó là trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cho đến khi dân tộc ta giành thắng lợi. Ngoài số vàng ủng hộ chính quyền cách mạng, họ còn hiến cả ngôi nhà 48 Hàng Ngang, trị giá hàng trăm tỉ đồng theo thời giá bây giờ, để làm Nhà lưu niệm, ghi dấu tích nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập đọc tại lễ Quốc khánh 2.9.1945.
Nỗi buồn nhân đôi của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô - ảnh 1
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếc thương nhà tư sản yêu nước dân tộc Trịnh Văn Bô qua đời
ẢNH TƯ LIỆU GIA ĐÌNH
Năm 1990, để phục vụ viết bài nhân 45 năm đất nước giành độc lập trên báo Thanh Niên, người viết bài này đã được cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ cho biết, trong số trên 5.000 lượng vàng mà ông bà hiến cho Cách mạng, có 1.000 lượng vàng được đặc phái viên của Bác là ông Nguyễn Lương Bằng đem đi hối lộ cho 3 viên tướng Tàu là Hà Ứng Khâm (500 lượng), Lư Hán (300 lượng), Tiêu Văn (200 lượng) chỉ để mong hoà hoãn, khỏi đụng độ giữa hai lực lượng, quân Tưởng Giới Thạch và quân ta.
Tôi hỏi: “Sao bà không biết gì về Cộng sản trước đó mà lại tin tưởng Cách mạng đến mức giao cả một lượng tài sản lớn như thế giúp đất nước?”, cụ Hoàng Thị Minh Hồ bảo tôi rằng, cũng là do cụ Hồ đã có lời với vợ chồng bà, mà ông bà lại rất tin cụ Hồ với những gì ông bà biết về nhân vật Nguyễn Ái Quốc đôi chút trước lúc cụ đến nhà. Thứ nữa, nếu dân tộc mình mà tránh được tổn thất về con người như mong muốn của cụ Hồ thì dù tài sản ông bà có mất nữa cũng không nên tính toán. "Dân tộc bớt đổ máu là chúng tôi mừng rồi...", cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ giải thích.
Không đồng ý đặt tên đường phố vì không biết… Trịnh Văn Bô là ai
Năm 1988, cụ ông Trịnh Văn Bô qua đời. Cả hai cụ đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, huân chương cao quý của Nhà nước ta, như một ghi nhận xứng đáng mà những gì hai cụ đã đóng góp cho Tổ quốc Việt Nam. Theo quy định ngày đó, những người nổi tiếng là nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, doanh nhân cũng như các nhà lãnh đạo tiền bối,... sau 10 năm qua đời thì sẽ được xét đặt tên cho các đường phố mà họ từng gắn bó. Tiếc rằng, chuyện này đã không ai đặt ra mà gia đình thì không muốn đi xin xỏ.
Mãi gần đây, năm 2016, theo quy định hiện hành, Hội đồng Tư vấn đặt tên đường phố thành phố Hà Nội đã đề xuất đưa tên doanh nhân Trịnh Văn Bô vào danh sách hiệp thương để đặt tên đường phố. Theo quy trình, việc hiệp thương có nhiều đơn vị tham gia nhưng phải được sự đồng thuận từ cấp xã, phường dự kiến gắn biển tên. Tiếc rằng, văn bản hiệp thương của sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội đã không được chính quyền phường Quan Hoa (quận Cầu Giấy) đồng thuận (mặc dù phường giáp ranh có đoạn phố chạy qua là phường Dịch Vọng đã ủng hộ). Lý do thật khôi hài và cũng thật vô cảm: Dân phường Quan Hoa không đồng ý vì khi họp dân phố, nhân dân trên địa bàn cho rằng họ không biết nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô là ai!!
Năm ngoái, cụ bà Trịnh Văn Bô khi còn tinh tường đã nghe được câu chuyện buồn trên, sau khi Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội gửi công văn trả lời gia đình .
Hành trình gian nan đòi lại nhà cho mượn
Năm 1954, sau khi Cách mạng về tiếp quản Thủ đô, hai vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô khi đó đã cho Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái mượn ngôi biệt thự tại 34 Hoàng Diệu, Hà Nội có khuôn viên rộng 3.000 m2 trong 2 năm. Lý do tướng Thái muốn mượn là vì nó rất tiện cho công việc. Nhất là lúc này, đất nước vẫn còn chia cắt và cuộc chiến đấu giải phóng đất nước vẫn chưa trọn vẹn. Vị trí này rất tiện làm việc vì nó rất gần Bộ Quốc phòng. Theo như lời hứa của tướng Thái (sau này là đại tướng) thì "khi nào Bắc Nam thống nhất, quân đội sẽ trả anh chị"...
Nỗi buồn nhân đôi của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô - ảnh 2
Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười chia buồn với gia quyến ông Trịnh Văn Bô trong lễ tang năm 1988
ẢNH TƯ LIỆU GIA ĐÌNH
Thế nhưng, có ai ngờ, phải 21 năm sau đất nước mới thống nhất. Vậy là đến năm 1975, họ mới chính thức đệ đơn xin lại nhà. Lúc này, sự thể trở nên phức tạp.
Hàng chục chữ ký của các cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng, Quốc hội, Chính phủ qua các thời kỳ đều ủng hộ hai cụ. Nếu tính ra thì có đến hơn chục chữ ký ủng hộ trả nhà là của các uỷ viên Bộ Chính trị lão thành và đương chức qua các thời kỳ. Từ Chủ tịch nước Trường Chinh đến Thủ tướng Phạm Văn Đồng,... rồi sau này, phải đến thời kì ông Đỗ Mười làm Tổng bí thư, ông Lê Đức Anh làm Chủ tịch nước, ông Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng, thì mới hoá giải được câu chuyện dài kỳ nói trên.
Trước đó, đích thân Tổng bí thư Đỗ Mười còn trực tiếp dẫn cụ bà Trịnh Văn Bô đi tìm nhà và vận động cụ nên chọn một trong số vài biệt thự ở các vị trí khác trong thành phố mà ông chỉ chỗ, đang thuộc Ban Tài chính quản trị T.Ư nắm, thay vì cứ phải nhận đúng nhà 34 Hoàng Diệu. Thế nhưng, cụ bà vẫn một mực chỉ xin lại nhà mình, với suy nghĩ giản đơn của một "nhà buôn": "Nhà đó không phải của tôi, ngộ nhỡ sau này người ta trở về đòi lại thì chúng tôi biết tính sao?".
Rồi chính ông Đỗ Mười còn thật lòng tâm sự với cụ bà rằng: "Hay là chị Bô còn chôn vàng ở biệt thự 34 Hoàng Diệu? Nếu có chuyện này thật thì tôi xin đứng ra bảo lãnh để chị đến đào rồi mang đi toàn bộ... Chị hãy tin tôi và thương tôi với!". Số là ông Đỗ Mười cũng có nghe cụ bà nói chuyện hai vợ chồng rời nhà 48 Hàng Ngang theo kháng chiến, năm 1954 trở về, đào lên dưới giếng vẫn còn nguyên 1,4 tấn bạc nén được gia nhân chôn giúp. Ông Đỗ Mười nghĩ vậy mà nói như thế.
Nỗi buồn nhân đôi của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô - ảnh 3
TIN LIÊN QUAN
Cụ bà hiến trên 5.000 lượng vàng cho cách mạng qua đời
Cụ Hoàng Thị Minh Hồ, quả phụ nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô, vừa từ trần lúc 23 giờ 20 ngày 5.11.2017 tại Hà Nội, hưởng thọ 104 tuổi.
Thế rồi, phải đến ngày 9.9.1994, vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô mới có quyết định của Thủ tướng trả nhà, dù rằng có chút tế nhị, ngôi biệt thự 34 Hoàng Diệu được ghi là "Tặng" gia đình, do ông bà Trịnh Văn Bô có công lao to lớn đối với đất nước trong Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Quyết định này được Phó thủ tướng thường trực Phan Văn Khải khi đó ký thay Thủ tướng Võ Văn Kiệt, sau nhiều năm ông Kiệt trăn trở, day dứt khôn nguôi. Cái lúc ông Kiệt phê duyệt đồng ý để Chính phủ ký quyết định "trả" nhà trên, ông bảo với nhiều người rằng việc này còn khó gấp nhiều lần ông ký cho ra đời một dự án kinh tế có giá trị vài trăm triệu đô la.
"Ngày vui vắn chẳng tày gang", tiếc thay, vì lý do nào đó, quyết định "Tặng nhà" trên đã bị tạm dừng (tháng 3.1995) đến nay vẫn chưa được thi hành. Về mặt pháp lý, nếu đã gọi là tạm dừng thi hành thì cũng có nghĩa quyết định trên vẫn không thay đổi hiệu lực, nếu nhìn nhận nó ở góc độ văn bản hành chính.
Được biết, gia đình cụ quả phụ Trịnh Văn Bô đã vào ở ngôi nhà này từ năm 2003, khi Bộ Quốc phòng đã bàn giao lại cho Ban Tài chính Quản trị T.Ư tạm giữ. Ông Phan Diễn, khi còn là Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, cũng đã đến 34 Hoàng Diệu gặp cụ bà và hứa từ từ rồi Nhà nước sẽ giải quyết thủ tục. Tiếc rằng, lời hứa đó cũng đã 11 năm mà chưa đến hồi kết.
Nỗi buồn nhân đôi của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô - ảnh 4
Nguyên Trưởng ban Tổ chức T.Ư Lê Đức Thọ đến viếng lễ tang nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô và viết trong sổ tang
ẢNH TƯ LIỆU GIA ĐÌNH
Vậy là nỗi buồn nhân đôi khi cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ đã qua đời, dù đã ở ngôi nhà 34 Hoàng Diệu hơn chục năm nay, song sổ đỏ thì vẫn cứ chờ đợi, chờ vắt sang cả thế kỷ 21 mà vẫn chưa biết nó tắc ở chỗ nào?


BẠN ĐỌC PHẢN HỒI (53 nhận xét)



LamTung


Một nắm khi đói bằng một gói khi no. Mong Báo Thanh niên tác động cho con cháu Bà có được sổ đỏ và có một con đường mang tên Ông để Ông Bà được thanh thản.

Võ Tá Luân


Chuyện quá đơn giản nhưng không hiểu sao nó lại trở nên phức tạp như thế. Cái này phải thừa nhận "trên báo dưới không nghe" rồi.

Đặng Vân Hồng


Đọc mà nước mắt cứ trào ra. Buồn thăm thẳm.

Người Hà Nội


Tại sao lại thế nhỉ? Ai giải thích được không?

Bích Hà


Gia đình ông bà đã hiến tài sản lớn cho cách mạng không chút băn khoăn mà khi đòi lại nhà mình thì làm khó dễ. Không hiểu nổi.

Văn


Chỉ cần mỗi người bỏ ra 2.000 đồng thôi là có thể trả ơn cho gia đình cụ. Mong sao có tổng đài nhắn tin hay là báo TN phát động phong trào đi!

Sơn


Bạn hãy suy nghĩ kỹ lời mình trước khi nói!

Hoang Nam


Cụ bà chỉ mong được trả lại căn nhà cụ đã cho mượn, các vị lãnh đạo cũng đã hứa trả lại nhà cho cụ thì các cấp cần phải nghiêm túc thực hiện lời hứa. Cụ cũng đâu có cần tiền đâu mà người dân phải quyên góp. Chúng ta cần phải đề nghị các vị đại biểu quốc hội có ý kiến để trả lại nhà cho gia đình cụ sớm... xem tiếp

Trịnh Hải Bam


đời đời tổ quốc ghi ơn tấm lòng cao cả của cụ, chúc cụ mau siêu thoát. adidaphat... adidaphat...adidaphat

Hoang Tung Son


Sao không hỏi ngay ông Thái, người đã nằng nặc đòi "mượn" nhà của cụ ấy vậy nhỉ? "Mượn" lâu thế đòi mà vẫn còn không muốn trả là sao?

Dt


Thật không hiểu nổi, mượn thì phải trả lại cho người ta chứ ...

Đông Hải


Hãy minh bạch chuyện này đi!

Trần Văn Hùng


Đọc xong . Buồn ơi là buồn . Rồi sẽ đi về đâu

Thắng


Quan liêu gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Nếu cứ để như thế này thử hỏi có người Việt Nam yêu nước nào sẵn sàng cho đi

PHƯƠNG BẢO THẮNG


Đâu rồi truyền thống UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN? Chia sẻ nỗi buồn cùng gia đình bác BÔ.

Kaching


Thanh Niên làm bài này hay quá. Không bao giờ được quên ơn người cưu mang mình, huống chi là cả đất nước khi khó khăn.

Do Duy Trung


Thế là sao?. Cần lắm một chính quyền minh bạch, thật sự vì dân.

Nam


Rất cảm động và kính trọng gia đình cụ Bô.

Ngoc


Vậy mới biết mượn thì dễ mà trả thì khó làm sao. Đọc mà buồn cho tình người dân.....

Binh


Đọc xong thấy buồn quá.

Pham The Luy


Mong Báo Thanh niên tác động cho con cháu Bà có được sổ đỏ và có một con đường mang tên Ông để Ông Bà được thanh thản.Tại sao lại thế nhỉ? Ai giải thích được không?Đọc mà nước mắt cứ trào ra. Buồn thăm thẳm.

Tư Nho


Chẳng hiểu nổi. Họ hi sinh vậy mà tiếc với họ cái nhà... Buồn

Hoai Son


Cầu mong cụ vĩnh hằng an nghỉ. Thanh thoả mà an nghỉ đi cụ. Con mong vậy


Có đầy đủ chữ ký rồi sao không trả? Để càng lâu càng khó giải quyết hơn.

Tran Xuan Chien


Hy vọng sẽ có tên phố mang tên doanh nhân Bô. Ông thực sự là hình ảnh doanh nhân chân chính.

Điền


BUồn rơi nước mắt mà không biết nói gì..một gia đình có công to lớn với cách mạng như thế mà tại sao lại thiệt thòi như vậy.

Canlê


Chúng ta đã từng được dân nâng đỡ, ủng hộ mới có thắng lợi đến ngày hôm nay! Vấn đề "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là lẽ phải và việc phải làm đúng mực không cần bàn cãi! bao nhiêu năm qua rồi .....

VVT


Với 1 đất nước, 1 ngôi nhà là chuyện nhỏ, nhưng lòng tin của người dân, mới là chuyện phải suy ngẫm

Liên


hãy minh bạch chuyện này đi. mượn nhà của người ta thì phải trả chứ?

Lê Văn Đăng


Tôi kính đề nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xem xét ra quyết định chỉ đạo các cơ quan chức năng nhanh chóng hoàn thành thủ tục trả nhà cho gia đình ông Bô và bà Hồ.

Quang Minh


Cái gì của Xeda phải trả lại cho Xeda. Nhà của gia đình người có công với đất nước phải trả lại cho họ, mà còn phải cảm ơn họ vì trong lúc khó khăn đã cho nhà nước mượn...

Hùng Vuong


Tôi nghĩ Chính phủ nên xem xét và chỉ đạo trực tiếp để tri ân và giải quyết hài hòa cho gia đình cụ Bô, đồng thời phải xử lý nghiêm những ai cố tình trì hoãn...

Nguyễn Hữu Lệ


"Mượn cái gì của dân thì phải trả, tuyệt đối không lấy của dân dù 1 cây kim hay sợi chỉ" - Lời Bác Hồ đã dạy...

Lê Văn Toàn


Sự việc rõ hơn ban ngày, vậy mà đến nay chưa xong.

Dânruộng


Nghe thấy kỳ kỳ sao ấy. Lỗi tại ai đây Trời ?????

Trần Đức Long


Buồn gì hơn !

Dân Nghèo


Đọc bài này mà ứa nước mắt...

Nam


Thật tội cho gia đình ông Trịnh Văn Bô

Thekao2008


Đọc xong thấy buồn quá!.

Nguyễn Chính


Thật đau lòng, vậy là câu chuyện này là có thật!

Bong


Đọc xong không biết nên nói gì. BUỒN.

Quảng Vinh


Vậy thực sự ai là người cản trở việc trả nhà cho gia đình ông bà?

Tnguyen


Đọc mà không tin nổi! cám ơn báo Thanh Niên thật dũng cảm.

HPH


Nhiều vị lãnh đạo tiền bối đều ghi nhận công lao to lớn của gia đình Cụ, và cũng hứa trả lại nhà cho nhà nước mượn. Nhưng sao lâu và khó vậy, nguyên nhân tại đâu?

Đông Quỳnh


Mượn thì rất dễ mà sao trả lại khó khăn như vậy?

Củ Hành


Đọc bài này tôi không biết nên buồn hay vui nữa. Có một chuyện cỏn con như vậy mà không làm được. Cái gì người ta tặng thì mình nhận, cái gì người ta cho mượn thì phải trả...

Hồng


Là công dân, tôi và nhiều người cảm kích trước những đóng góp to lớn của gia đình cụ Trịnh văn Bô cho nhà nước cách mạng trong thời điểm khó khăn "ngàn cân treo sợi tóc". Nếu không có lòng yêu nước, gia đình cụ đã "cao chạy xa bay" để bảo toàn gia sản của mình. Nhưng không hiểu sao, ngôi nhà cụ cho mượn mà không được trả lại dù đã được nhiều lãnh đạo của đất nước đồng ý giải quyết. Theo tôi nghĩ, trả hay không trả cũng cần đưa ra lời giải thích rõ ràng chứ không nên treo lơ lửng như vậy. thu gọn

Hoa Biển


Tôi đọc bài này xong rồi cứ mong đó không phải là sự thật...

DÂN QUÊ


Ta sinh sau đẻ muộn, người ngày xưa biết chuyện ngày xưa....cầu xin hương linh cụ về cõi vĩnh hằng...
Cóp, dán phản hồi đến 14h, ngày 08/11/2017.
Đủ về chót. Chót.
Đúng là chót, trước khi lên bài lại thấy link này :
http://dantri.com.vn/chinh-tri/su-thu-thach-long-tin-qua-chuyen-ve-gia-dinh-gop-5000-luong-vang-cho-cach-mang-20171108133435948.htm
Xin bàn thêm.
- Căn nhà 48 Hàng Ngang nữa. Giữ lại để làm lưu niệm, Của mình, mình giữ và chuyển đổi công năng tài sản,, ờ há, chữ nay đấy. Của mình nên giữ là được, không cần mua, không cần xin, đúng luật vậy, đúng quy trình vậy.
- "Thái độ đó khác biệt với nhiều cán bộ ngày nay được ăn lộc nhà nước rất nhiều nhưng động chạm đến quyền lợi là có thể quay lưng, thậm chí có thể chửi bới chế độ ngay." Trích từ link dân trên.
Chót.
Mình cũng giữ cả bài này ở đây lấy làm tin.

“Thử thách lòng tin qua chuyện về gia đình hiến 5.000 lượng vàng”

Dân trí “Không phải 5.000 lượng vàng ông bà Trịnh Văn Bô đã đóng góp mà riêng việc gia đình giàu có nhất Hà Nội đi cùng cách mạng cho đến ngày hôm nay, đã hi sinh rất nhiều lợi ích vật chất … với một niềm tin tưởng dành cho nhà nước cũng chính là một thử thách với chúng ta. Hãy đáp lại lòng tin, vì nếu ta để làm mất lòng tin nghĩa là mất tất cả” – đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói.
 >> Hà Nội: Phố mới đặt theo tên người hiến hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng
 >> Hà Nội: Người hiến 5.000 lượng vàng cho cách mạng qua đời

- Sự kiện cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ - vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô, người từng hiến hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng trong Tuần Lễ Vàng năm 1945 qua đời ít ngày trước khiến nhiều người xúc động. Là một người nghiên cứu lịch sử, chuyện của gia đình cụ Trịnh Văn Bô hẳn cũng gợi cho ông nhiều cảm xúc?
- Có thể nói việc cụ bà Trịnh Văn Bô nằm xuống là sự kết thúc một thế hệ những người giàu có yêu nước – một khái niệm rất nổi bật của thời kỳ cách mạng tháng Tám 1945.
Thời kỳ đó gợi nhớ cho người ta về câu chuyện đường lối chính sách của nhà nước cách mạng đặt sự tin tưởng, tin cậy vào mọi người yêu nước.
Câu hỏi chúng tôi hay đặt ra cho người làm sử là tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người cộng sản thấm nhuần tư tưởng đấu tranh giai cấp mà lần đầu tiên sau khi trở về Hà Nội sau khi cách mạng thành công lại chọn ở căn nhà của người giàu nhất ở phố giàu nhất Hà thành, ở số 48 Hàng Ngang để làm việc? Như thế là trong nhận thức, cụ Hồ luôn tin cậy vào lòng yêu nước của người Việt Nam ở bất cứ giai tầng xã hội nào. Chính vì vậy mà người huy động được cả nguồn lực trong dân từ những người nghèo, lao động đến trí thức, quan lại và những người giàu có đi theo cách mạng.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc là một nhà sử học có nghiên cứu sâu sắc về giai đoạn lịch sử cận, hiện đại.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc là một nhà sử học có nghiên cứu sâu sắc về giai đoạn lịch sử cận, hiện đại.
Khi đó, người dân cũng thực sự tin tưởng vào đường lối cách mạng của nhà nước cạnh mạng. Điều đó xác lập một khái niệm rất quan trọng mà đến giờ chúng ta càng thấm thía, khái niệm như cụ Hồ nói là “tín tâm”, nghĩa là phải tin cậy lẫn nhau. Chính sự tin tưởng ở cả 2 chiều đã tạo nên nên sức mạnh to lớn một thời.
- Nhưng câu chuyện của ông bà Trịnh Văn Bô cũng làm dấy lên ít nhiều xót xa khi đến khi cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ nằm xuống mà căn nhà số 34 Hoàng Diệu của gia đình vẫn chưa được giải quyết trọn vẹn?
- Câu chuyện của ông bà Trịnh Văn Bô là liên quan đến giai đoạn cách mạng còn cực kỳ khó khăn lúc đó. Và đúng như lời thề độc lập Bác đã nói, toàn thể người Việt Nam sẵn sàng đánh đổi cả tinh thần, tài sản, tính mạng mình để bảo vệ đất nước, bất kết người giàu, người nghèo. Từ khi đó, Bác Hồ đã hết sức tôn trọng tầng lớp các nhà công thương. Tuần Lễ Vàng đã minh chứng cho việc đó. Có thể nói, tất cả những người giàu có đó đã đi đến cùng với cách mạng, họ sẵn sàng bỏ lại sau lưng cả tính mạng, cả tài sản, gia nghiệp.
Nhưng cũng phải nói thật là chúng ta sau khi giành được độc lập dân tộc đã có sai lầm trong nhận thức và chính sách. Chính chúng ta không tận dụng được nguồn lực rất mạnh mẽ của tầng lớp công thương đi theo cách mạng khi đó. Những luật lệ cải tạo của chúng ta khi đó đã bóp chết những nguồn lực ấy mà sau này khi có một một lùi thời gian nhìn lại, chúng ta đã xác định đó là sai lầm. Tài sản của họ cũng bị đối xử theo chính sách chung như thế. Vì vậy nó để lại những dấu ẩn tổn thương về mặt tinh thần không nhỏ.
Trường hợp cụ bà Trịnh Văn Bô lại cho ta thấy thêm một điều, cho dù bị đối xử chưa được tương xứng với công sức đóng góp, chưa được thảo mãn những quyền lợi chính đáng nhưng về căn bản, dù có thể vẫn có những bức xúc nhất định nhưng gia đình họ vẫn là người sống rất đàng hoàng với nhà nước. Thái độ đó khác biệt với nhiều cán bộ ngày nay được ăn lộc nhà nước rất nhiều nhưng động chạm đến quyền lợi là có thể quay lưng, thậm chí có thể chửi bới chế độ ngay.
Tôi cho rằng, gia đình ông bà Trịnh Văn Bô là mẫu hình của thế hệ những người xưa tử tế, họ vẫn giữ được nề nếp, đạo lý và luôn đặt sự hi sinh về vật chất lẫn tinh thần lên trên, hết sức minh bạch.
- Chuyện căn biệt thự số 34 Hoàng Diệu của gia đình cụ Trịnh Văn Bô một thời gian dài đã khiến nhiều lãnh đạo cấp cao cũng hết sức day dứt. Bộ hồ sơ về ngôi nhà đã có tới hơn 20 chữ ký của các uỷ viên Bộ Chính trị qua các thời kỳ rồi nhưng đến giờ vẫn chưa giải quyết được trọn vẹn?
- Việc căn nhà của ông bà Trịnh Văn Bô đến giờ, về mặt pháp luật cũng vẫn chưa hoàn thiện cũng chính là điểm để mọi người nhìn vào và đánh giá xem nhà nước đối xử như thế nào với những người như vậy. Tôi không nói đến chuyện hơn 5.000 lượng vàng hay bao nhiêu tài sản họ đã đóng góp mà riêng việc họ đi cùng cách mạng cho đến ngày hôm nay, đã hi sinh rất nhiều những lợi ích vật chất của mình… với một niềm tin tưởng như vậy cũng chính là một thử thách với chế độ chúng ta. Hãy đáp lại lòng tin vì nếu ta để làm mất lòng tin nghĩa là mất tất cả.
Câu chuyện này, cuối cùng, chính là chuyện về sự thử thách lòng tin.
Tôi không có điều kiện tiếp cận với bộ hồ sơ đầy đủ về việc này nhưng chỉ chắc chắn là dù muốn gì đi nữa, việc trả lại nhà cho gia đình ông bà Trịnh Văn Bô cũng phải làm thật sòng phẳng và trên tinh thần biết trân trọng sự hi sinh của lớp người đi trước chứ không thể theo cách quan liêu là cứ áp dụng vào luật pháp, luật lệ luôn phải đi sau con người, thượng tôn pháp luật là đúng nhưng mục đích thượng tôn pháp luật là sau cái đó để mọi người đều tin tưởng vào pháp luật.
- Sau việc cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ nằm xuống, Hà Nội đã quyết định lấy tên cụ ông Trịnh Văn Bô để đặt cho một con đường mới tại quận Cầu Giấy. Ông nắm được thông tin này chứ ạ?
- Việc tôn vinh danh nhân thì có chuẩn rồi, đã quy định rồi, sau 10 năm ngày mất thì người có đóng góp được xem xét để đặt tên đường. Tôi chỉ thấy có chi tiết đáng chú ý mà chúng ta vô tình bỏ qua. Chúng ta giữ lại căn nhà số 48 Hàng Ngang của gia đình 2 cụ để lưu niệm nhưng trong căn nhà đó lại chỉ có những chứng tích về Bác Hồ được trưng bày mà không hề có gì liên hệ suy nghĩ về người chủ ngôi nhà.
- Có phải chính sự thiếu sót trong nhận thức của chúng ta nên mới có câu chuyện đáng buồn là đề xuất đặt tên đường theo nhà tư sản cách mạng ấy đã nêu ra hàng chục năm trước nhưng người dân khu vực không đồng ý vì “không biết ông ấy là ai”?
- Việc này, ngoài vấn đề tuyên tuyền thì còn chuyện khác sâu xa hơn. Dư luận đặt câu hỏi, liệu bây giờ chúng ta còn có được lòng tin cậy để huy động làm một Tuần Lễ Vàng nữa hay không. Dù đúng việc gì cũng có tính thời điểm, lịch sử của nó nhưng rõ ràng, câu chuyện lòng tin luôn là cái chúng ta phải nâng niu, gìn giữ, duy trì và phát triển. Chứ cách ứng xử như vừa rồi, như chúng ta đã từng làm, dù đã có nhiều điều chỉnh nhưng một thời gian dài, cũng làm nhiều người mất lòng tin.
- Xin cảm ơn ông!
P.Thảo (thực hiện)
Chưa đăng đoạn nào dài vậy. Chót.
Chót cho thân phận Cụ. Chót cho lời ta thán. Chót cho gì nữa? Chót.
Link bài mới, chân chỉnh hơn về ngôi nhà 34 HD.
https://xuandienhannom.blogspot.com/2017/11/vi-sao-gia-inh-cu-trinh-van-bo-khong-oi.html