Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

RIÊNG RIÊNG.



Có cháu "thiến sót" nọ.
Bàn những gỉ, những gì?
Chị chủ hội hùa theo!
Gỉ, gì, ri? Tớ biết.

Cuộc sống đã, đang này.
Đảng đường lối, chủ trương.
Nghề y, thề cứu người.
Thi hành án, nghề giết.

Nghề thế, vì vốn thế.
Đường đi là muôn lối.
Trước mắt với muôn màu.
Muôn, muôn vạn âm thanh.

Tớ rõ ràng không điếc.
Mắt nhìn rõ, mũi tinh.
Nên nghe, nhìn, ngửi thấy.
Cuộc sống ở quanh mình.

"Thiến sót", do học sót!
Chủ hội, hội riêng tự!
Nên mắt nhìn, tai ngóng,
Ngửi mùi, rất riêng riêng.Trên cùng của Biểu mẫu

Vào cái năm ba mốt.
Ái Quốc hay Văn Sơ?
Nếu Bi(*) và Kin (*) tố;
Sao có Hồ Chí Minh.

Khốn nạn, lũ cháu con.
Đập bát Bác đã ăn.
Hả hê cùng bát mới.
Tiền Vàng(**) chứa chất gì???

Phải ra sức trân trọng.
Cái bát nhân loại tìm.
Văn minh loài người thấy.
Bát ấy, tài sản chung.

Xin trích đoạn bình luận này :
"Luật sư Loseby và đồng nghiệp của mình không những không tố cáo, mà còn bao che, giúp đỡ Nguyễn Ái Quốc trốn thoát khỏi Hồng Kông. Ông đã làm điều đó vì thiên chức của người luật sư, chứ không phải vì tiền. Điều luật sư Loseby đã làm cũng không bị cấm chính quyền Hồng Kông cấm, dù việc Nguyễn Ái Quốc đến Hồng Kông cũng liên quan đến an ninh quốc gia ở xứ sở này."
Đoạn trích và ảnh từ blog Bình luận án của LS Trần Hồng Phong.
(*) : Luật sư F.H Loseby và LS J.C Jenkin bào chữa cho Nguyễn Ái Quốc tại Hồng Công năm 1931. Tư liệu theo : http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=231&sitepageid=549#sthash.5t5qFdg0.dpbs
(**) : Tiền Vàng đọc theo tiếng tàu mọi người đều hiểu.
(***) : Ngày 04/6. Đưa từ FB lại cho công bằng. Một phát biểu hay, câu chữ, ý tứ chuẩn :
Đại biểu! Đã đại biểu : “Khi còng tay, bắt người ta dẫn đi đều trước sự chứng kiến, giám sát của biết bao đồng nghiệp trong cơ quan, làng xóm láng giềng; vậy mà sau này khi người ta bị oan lại phải làm đơn yêu cầu mới được xin lỗi…” – đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ (Bắc Kạn) thẳng thắn trao đổi tại buổi thảo luận sáng 31/5.
http://www.vietnam24h7.cf/nguoi-bi-oan-sai-phai-lam-don-yeu…
Luật pháp cũng ngược như bao điều ngược trong cơ chế, điều hành vậy ha.

Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

NGU BIỂU.

Xem ra không nên trì hoãn đưa về Blog đoạn viết này trên FB nữa, phải chăng, nên có thêm lời cảm ơn cụ thể đến các Đại biểu của Dân như bài sẽ dẫn sau.
Quốc Hội đã chuẩn bị làm việc tắc trách đến thế! Đại biểu Quốc Hội đã phát biểu vi phạm Hiến Pháp và xâm hại quyền công dân như này :
Sai trăm lỗi là ít? Ngu biểu đã phân biệt công dân thành công dân Lãnh đạo và công dân Dân để đưa thêm tội : Phạm tội với lãnh đạo!. Nên hình tội này ngay tại Quốc Hội : Tội phân biệt công dân trong Luật Hình sự; Chí ít cũng phải đuổi Ngu biểu đó!.
Ơ! Nhưng ai biểu nào đuổi biểu ngu nhỉ?.
Vè rằng :
Đuổi ai? Ai đuổi? Hỡi ai!!!
Cùng nghe, cùng phát, cùng hi hi bàn.
Cùng trong cái hội hài nhàm!
Ngày ngày các, cạc, váng vang dân tình.
Xin dẫn bài với lời cảm ơn chân thành đến các Đại biểu Quốc Hội :

VƯƠNG QUYỀN; DÂN QUIYỀN.

Vương quyền - Quyền Vua : Quyền cai trị, áp dụng vào mọi người dân, dưới mọi hình thức, quyền được Tự soạn thảo, Tự biểu quyết và Tự thi hành - Gọi là Quyền ba Tự. Vì rất nhiều quyền nên thực thi tối ngày không hết, nhiều khi lẫn lộn các quyền với nhau hoặc chồng chéo khi sử dụng các quyền khác nhau. Quyền thì có quyền to, quyền nhỏ; quyền béo, quyền gầy nên tranh đoạt quyền chưa bao giờ dứt, tranh dành quyền sử dụng các quyền ngon xơi đã vậy, còn tranh dành cả quyền soạn thảo quyền để hợp thức được lợi ích cho nhóm.
Dân quyền - Quyền Dân : Quyền được sinh ra để tự sống trong tự nhiên, quyền tạo hoá ban : Lật đổ vương quyền, là quyền tự có của người Dân - Gọi là Quyền một Tự.
Ở nước mình, xem, đọc, nghe thì nhận thấy các quyền Chủ tịch Hồ Chí Minh nói/bàn đến hầu hết đã đạt được, thành tựu rất lớn lao. Có vài quyền vẫn đang được bàn đến rất tâm đắc, thuyết phục, lời bàn có nguồn ngọn, có gốc rễ, luận lý chặt chẽ và khoa học, đậm đà bản sắc dân tộc và mang dấu ấn tiên tiến thời đại của những tác giả rất chính danh, nhà xuất bản rất cơ bản, uy tín nhất bậc đất nước đã viết và xuất bản như này :
Quyền tự do báo chí và lập hội.
Hồ Chủ Tịch viết: “ Mãi đến bây giờ, chưa có người Việt Nam nào được phép xuất bản một tờ báo cả. Tôi gọi báo là một tờ báo về chính trị, về kinh tế hay văn học như ta thấy ở các nước châu Âu hay châu Á khác, chứ không phải là một tờ báo do chính quyền thành lập và giao cho bọn tay chân điều khiển, chỉ nói đến chuyện nắng mưa, tán dương những kẻ quyền thế đương thời, kể chuyện vớ vẩn, ca tụng công ơn của nền khai hóa và ru ngủ dân chúng. Báo đầu độc người ta như thế, thì ở Đông Dương cũng có ba hay bốn tờ đấy”.
Quyền thay đổi Chính phủ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: Tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Khi các cơ quan chính quyền không đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân sẽ bãi miễn.
- See more at: http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=218&sitepageid=425#sthash.L9OL9rjX.dpuf
Trích theo : http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=218&sitepageid=425#sthash.L9OL9rjX.dpbs
Mình không thể viết hơn về các quyền này được, bởi không có chuyên môn và chưa nhận thức đủ. Đành ngậm ngùi xấu hổ mà chép, mà dán các bài viết sắc sảo, lý luận chặt chẽ, tri thức uyên thâm như trên mà thôi, cũng chép dán thêm các tìm kiếm của Google cho thêm phong phú. Uyên thâm và phong phú thế, minh tường vậy, mình chưa hiểu hết cũng phải. Với vị trí một công dân thường, mình đồ rằng : Các quyền, Tự do báo chí và tự do tư tưởng. Tự do lập hội và tự do hội họp; Chắc được ghi trang trọng trong Hiến pháp Nước CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Quyền được "lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân"  chắc là được điều chỉnh chi tiết trong Luật Trưng cầu dân ý. Có hiến pháp thế, có luật vậy, cứ vậy mà làm, ghi sao thì lại cứ sao tuân hành nhỉ! Lo chi viết sánh tuyên truyền, viết bài giải thích cho nhọc công, tốn thời nhỉ, cứ vậy mà đắc pháp, đắc quyền, đắc đạo, đắc đời, đắc dân, đắc vương nhỉ.
Các quyền bàn trên có hàm lượng khoa học dồi dào, nội hàm cao siêu, ngoại hàm đa phức tạp, tri thức bao la, dù chỉ gại ra vài quyền vậy mà đã khôn lường, đã không hy vọng hiểu đủ, biết hết, nói chi bàn (xin lỗi viết kiểu tiến sĩ - mình cũng không hiểu câu này.). Ôi cuộc sống! Cuộc sống bảo ban nên Vương quyền và Dân quyền thì mình và mọi người đều được nghe, đọc nhiều, mọi quốc gia đều rất am tường, sách viết nhiều lắm từ xa xưa, có thể nói là đã hiểu biết vậy, và vì là dân nên mình hiểu rõ hơn về quyền dân, Dân quyền.
Vương quyền; Dân quyền!.

Xin chép và dán toàn bài trích link 1 :
Hồ Chí Minh từng đấu tranh đòi có báo chí tư nhân và lên án loại báo chí “do chính quyền thành lập và giao cho bọn tay chân điều khiển”

Luật sư Trần Hồng Phong
 

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đó chính là nói về quyền con người, quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng. Trong các bản Hiến Pháp của Việt Nam, từ lần đầu năm 1946, cho tới nay, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí vẫn luôn được ghi nhận.

Vậy, báo chí và tự do báo chí theo quan điểm của Hồ Chí Minh là như thế nào?
Đây công lý của thực dân Pháp ở Đông Dương
Trên tay tôi là cuốn sách “Đây công lý của thực dân Pháp ở Đông Dương” do NXB  Sự thật xuất bản năm 1962, gồm các bài viết của tác giả Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) trong những năm 1921-1926. Trong Lời giới thiệu của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng thuộc Ban chấp hành TW Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng cộng sản VN) ghi rõ như sau: ”Đây là những tài liệu lịch sử vô cùng quý báu đã được Đảng cộng sản Liên Xô giữ gìn chu đáo mấy chục năm nay với tinh thần quốc tế vô sản cao cả và gần đây đã gửi cho Đảng ta”.
Năm 1962 này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đang là nhà lãnh đạo cao nhất ở Miền Bắc. Như vậy, có thể khẳng định những bài viết của ông được giới thiệu trong cuốn sách là có thật, khách quan. 
Trong cuốn sách này có 19 bài viết của Nguyễn Ái Quốc, nội dung đề cập nhiều vấn đề về đời sống xã hội tại Đông Dương trong thời kỳ thuộc Pháp. Như các bài: “Đời sống kinh tế”, “Độc quyền ăn cướp”, “Thuế khóa”, “Chính sách ngu dân”, “Chế độ báo chí”, “Công lý” … Ở đây, tôi muốn nói về bài “Chế độ báo chí”.
Trong bài viết này, thật bất ngờ (vì hiện nay có thấy Nhà nước cho in lại hay nhắc tới đâu), Hồ Chủ Tịch đã mạnh mẽ lên án chế độ báo chí ở Việt Nam thời kỳ giữa thế kỷ XX là “kỳ dị quá đến nỗi khó mà tin được”.
Hồ Chủ Tịch viết: “ Mãi đến bây giờ, chưa có người Việt Nam nào được phép xuất bản một tờ báo cả. Tôi gọi báo là một tờ báo về chính trị, về kinh tế hay văn học như ta thấy ở các nước châu Âu hay châu Á khác, chứ không phải là một tờ báo do chính quyền thành lập và giao cho bọn tay chân điều khiển, chỉ nói đến chuyện nắng mưa, tán dương những kẻ quyền thế đương thời, kể chuyện vớ vẩn, ca tụng công ơn của nền khai hóa và ru ngủ dân chúng. Báo đầu độc người ta như thế, thì ở Đông Dương cũng có ba hay bốn tờ đấy”.
Qua đoạn viết trên, không cần đến bằng giáo sư tiến sỹ về chủ nghĩa Mác Lê, ai cũng có thể thấy rất rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về báo chí như sau:
Chế độ báo chí
- Báo chí phải bao gồm báo do cá nhân thành lập (báo chí tư nhân).
- Nền báo chí của một quốc gia phải có các tờ báo thuộc nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn học … như ở các nước châu Âu, châu Á khác, “chứ không phải là một tờ báo do chính quyền thành lập và giao cho bọn tay chân điều khiển, chỉ nói đến chuyện nắng mưa, tán dương những kẻ quyền thế đương thời, kể chuyện vớ vẩn, ca tụng công ơn của nền khai hóa và ru ngủ dân chúng”.
- Loại “báo do chính quyền thành lập do bọn tay chân điều khiển, chỉ nói chuyện nắng mưa, tán đương những kẻ quyền thế đương thời ….vv” là loại báo chí “đầu độc người ta”.
Cùng bài viết trên, trong bài “Những yêu sách của nhân nhân Việt Nam” đăng ở trang cuối cuốn sách, Hồ Chí Minh đã “đề đạt” tới chính phủ Pháp những yêu cầu sau:
- Ân xá toàn thể chính trị phạm Việt Nam.
- Tự do báo chí và tự do tư tưởng.
- Tự do lập hội và tự do hội họp.
Đến nay, sau hơn 40 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, có thể thấy nền tự do báo chí của Việt Nam vẫn chưa được như mong muốn và sự tranh đấu của ông.
Đảng cộng sản Việt Nam không cho phép báo chí tư nhân hoạt động, phải chăng là vì như lời của một cán bộ cấp cao về tư tưởng văn hóa của Đảng từng nói là: “Việt Nam không có nhu cầu báo chí tư nhân”?
Xin được nhắc lại và kính chuyển quan điểm về báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới các vị lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Ghi chú:
Thời điểm viết bài báo trên (1921-1926), Hồ Chí Minh trên 30 tuổi, đã tiếp cận với chủ nghĩa Mác, biết rõ về nền báo chí ở châu Âu – nơi từ lâu đã có báo tư nhân.
Tháng 7-1921, bản thân Hồ Chí Minh (khi đó là Nguyễn Ái Quốc) đã tham gia thành lập “Hội liên hiệp thuộc địa”. Hội này đã ra tờ báo “Người cùng khổ” (Le Paria). Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều bài báo trên các tờ Người cùng khổ, Nhân đạo … - phản đối chính sách, đả phá nhà cầm quyền Pháp rất mạnh mẽ. 
Thời gian năm 1962, ở Miền Nam VN từ lâu đã hình thành nền báo chí tư nhân, phát triển mạnh mẽ, với rất nhiều tờ báo, nhà xuất bản tư nhân hoạt động công khai, hợp pháp. Đặc biệt có cả những tờ báo có tư tưởng phản chiến, thậm chí chống chế độ Sài Gòn …như Tin Sáng, Điện Tín …vv.
Nguồn: blog Quê Choa, 24-01-2014
http://bolapquechoa.blogspot.de/2014/01/ho-chi-minh-tung-au-tranh-oi-co-bao-chi.html
 
Toàn bài link 2 :

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vid dân tại Hiến pháp năm 1946

         Th.s Cao Hải Yến 
Phòng HC-TH Khu Di tích Phủ Chủ tịch
                                                                                                                                                                       
Hiến pháp là văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng, là đạo luật gốc của mỗi quốc gia, thể hiện bản chất tiến bộ, dân chủ của chế độ đó. Trong lịch sử nước ta, đã có 04 bản Hiến pháp: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). Trong các bản hiến pháp nói trên, Hiến pháp năm 1946 - bản hiến pháp đầu tiên của đất nước ta, do Chủ tịch Hồ Chí Minh là Trưởng Ban soạn thảo đã đặt nền tảng quan trọng cho việc xây dựng và hoàn thiện một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân. Điều này thật có ý nghĩa trong quá trình việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 hiện nay.
          1. Hiến pháp năm 1946 - Nền tảng xây dựng và hoàn thiện nhà nước của dân, do dân, vì dân
Có thể nói, những tư tưởng về việc xây dựng và ban hành một bản Hiến pháp vì con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được hình thành và thể hiện rõ nét từ năm 1919 tại Hội nghị Versaille. Người đã gửi đến Hội nghị này bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”, trong đó yêu cầu phải cho nhân dân An Nam có các quyền tự do, cải cách nền pháp lý ở Đông Dương để người bản xứ được hưởng các quyền bảo đảm bằng pháp luật. Thay thế chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật. Năm 1922, Người đã khái quát nguyện vọng trên trong bài “Việt Nam yêu cầu ca”:
Bảy xin Hiến pháp ban hành
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền ([1])
Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng và ban hành một bản Hiến pháp dân chủ cũng luôn gắn liền với chủ trương, đường lối của Đảng ta. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (tháng 11/1939), Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VII (tháng 11/1940) cũng đã nhấn mạnh yêu cầu và nhiệm vụ: Ban Hiến pháp dân chủ, ban bố những quyền tự do dân chủ cho nhân dân; tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp. Những tư tưởng và đường lối này đã được xác định như một nhiệm vụ cấp bách mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (03/9/1945): “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp. Nhân dân không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ…”([2]).
Khẩn trương thực hiện chủ trương nói trên, ngày 20/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời đã ra Sắc lệnh thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì. Ngày 09/11/1946, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa I nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thông qua bản Hiến pháp. Tại phiên họp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Sau khi nước nhà mới được tự do được 14 tháng, đã làm thành được bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà. Bản Hiến pháp đó còn là một vết tích lịch sử Hiến pháp đầu tiên trong cõi Á Đông này nữa. Bản Hiến pháp đó chưa hoàn toàn nhưng nó đã làm lên theo một hoàn cảnh thực tế. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập. Hiến pháp đó đã tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó đã tuyên bố với thế giới: Phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân. Hiến pháp đó đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các giai cấp”([3]).   
Để đảm bảo thực thi các quyền dân chủ, nhân quyền trong thực tiễn cuộc sống, Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định mạnh mẽ yêu cầu “thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” thông qua việc xây dựng một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân. Có thể nói, nếu như vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền thì vấn đề cơ bản của một chính quyền là ở chỗ chính quyền đó thuộc về ai, phục vụ cho quyền lợi của ai. Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm Đường Cách mệnh, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”([4]). Sau khi nước ta giành được độc lập, Người khẳng định: Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân…Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra…Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Đó là điểm khác nhau về bản chất giữa nhà nước của nhân dân với các nhà nước của giai cấp bóc lột đã từng tồn tại trong lịch sử.
2. Hiến pháp năm 1946 và các đặc trưng cơ bản của Nhà nước của dân, do dân, vì dân
          2.1. Nhà nước của dân
          Nhà nước của dân là nhà nước trong đó mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Điều thứ 1 Hiến pháp năm 1946 khẳng định: Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”([5]). Nguyên tắc này đã được tiếp tục khẳng định trong các Hiến pháp tiếp theo của Nhà nước ta. Điều thứ 32 Hiến pháp năm 1946 cũng quy định “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết…”([6]). Thực chất đây là chế độ trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ trực tiếp đã được ghi nhận khá sớm ở nước ta.
          Sau khi giành được chính quyền, nhân dân ủy quyền cho các đại diện do mình bầu ra. Đồng thời nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Trong nhà nước của dân, thì dân là chủ, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nhà nước của dân là nhà nước phải bằng mọi nỗ lực, hình thành các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân. Các đại biểu đại diện của dân, do dân bầu cử ra, chỉ là thừa ủy quyền của dân, chỉ là công bộc của dân.
          2.2. Nhà nước do dân
          Đó là nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình; nhà nước do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động, nhà nước đó lại do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: Tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Khi các cơ quan chính quyền không đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân sẽ bãi miễn.
          2.3. Nhà nước vì dân
          Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Chỉ có một nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát trên thực tế mới có thể là nhà nước vì dân. Nhà nước không có đặc quyền đặc lợi, Nhà nước cần thực sự trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đồng bào đoàn kết, tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng - cũng vì mục đích đó ([7]). Đó là vị Chủ tịch nước đứng đầu một chính quyền vì dân.
          Nhiều nhà nước của giai cấp thống trị khi còn ở giai đoạn tích cực và tiến bộ cũng chủ trương thân dân, thậm chí cũng tuyên bố là nhà nước vì dân, nhưng đó chỉ là một thiện chí hoặc một chiêu bài bởi vì điều cơ bản là nếu chính quyền đó không của nhân dân, không do nhân dân làm chủ mà do các ông quan làm chủ thì không bao giờ là vì dân được. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào-đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân. Trong nhà nước đó, cán bộ từ Chủ tịch trở xuống đều là công bộc của dân. Vì vậy:
                    Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm
                    Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh…([8])
          Về mối quan hệ giữa người chủ nhà nước là nhân dân với người cán bộ nhà nước là công bộc của dân, do dân bầu ra, được nhân dân ủy quyền, trong bộ máy áp bức trước đây là quan phụ mẫu, trong chế độ dân chủ, Bác Hồ đã thay đổi mối quan hệ đó, Người nói: “Dân làm chủ thì Chủ tịch, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Ủy viên này khác là làm cái gì? Làm đày tớ. Làm đày tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng”([9]).
          3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay
          Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân, thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng và Nhà nước ta đang tích cực đẩy mạnh  Nhà nước pháp quyền XHCN. Xét một cách khái quát, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được hiểu là phương thức tổ chức và vận hành quyền lực của nhân dân dưới hai hình thức chủ yếu là nhà nước và pháp luật theo nguyên tắc dân chủ nhằm bảo đảm các quyền và tự do của công dân. Như vậy, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN chính là quá trình đổi mới tư duy chính trị - pháp lý nhằm phát huy một cách hiệu quả hơn vai trò của nhà nước của dân, do dân, vì dân trong điều kiện mới. Cho đến nay, một số đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN đã được làm rõ, khẳng định và chấp nhận rộng rãi trong đời sống kinh tế - xã hội.
Thứ nhất, Nhà nước pháp quyền XHCN là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Đây là một nguyên tắc hiến định (Điều 2 Hiến pháp 1992) thể hiện rõ nét và sâu sắc bản chất của nền dân chủ XHCN chân chính, triệt để, đảm bảo thực hiện quyền lực thực sự của nhân dân trong chế độ XHCN. Dân chủ và phát huy dân chủ luôn được xác định là mục tiêu trọng tâm của nhà nước pháp quyền XHCN, chính vì vậy, nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân đã trở thành nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương, cũng như của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Thứ hai, quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền lực nhà nước là thống nhất chính là sự khẳng định tất cả quyền lực nhà nước là thuộc về nhân dân, trong đó, yêu cầu phân công, phối hợp quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước bảo đảm cho quyền lực nhà nước thống nhất, loại bỏ sự chồng chéo, đảm bảo cho tổ chức lao động quyền lực nhà nước khoa học, hiệu quả, góp phần ngăn chặn một cách có hiệu quả sự lạm quyền từ phía các cơ quan nhà nước.
Thứ ba, Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN; Hiến pháp và các đạo luật có vị trí tối cao trong việc điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc trưng nổi bật này thể hiện sự thay đổi căn bản mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật, theo đó, tuy pháp luật do nhà nước ban hành nhưng pháp luật lại có vai trò thống trị đối với chính nhà nước đã ban hành ra nó.
Thứ tư, Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của  nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Đồng thời, Nhà nước có cơ chế và biện pháp kiểm tra, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
Thứ năm, Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người. Các quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định. Hiến pháp 1992 - Hiến pháp của đất nước giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới, đã dành 34 trong tổng số 147 điều quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Tiêu chí về quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận như một nguyên tắc cơ bản trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, trong đó, Nhà nước pháp quyền XHCN giữ vai trò góp phần tạo dựng một không gian chính trị - pháp lý nhằm đảm bảo và phát huy các quyền cơ bản của con người.         
Thứ sáu, Nhà nước tôn trọng và thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là thành viên. Thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, Việt Nam đã ký kết và gia nhập nhiều điều ước quốc tế và trở thành thành viên của nhiều tổ chức trong khu vực và quốc tế. Chính vì vậy, trong quá trình hội nhập và hợp tác, Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, có thiện chí và tận tâm các cam kết quốc tế của mình.
Thứ bảy, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyền XHCN, sự giám sát và phản biện xã hội của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Đây cũng là một nguyên tắc Hiến định (Điều 4, Điều 9 Hiến pháp 1992) nhằm khẳng định vai trò là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò giám sát xã hội của nhân dân, chức năng phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân nhân dân của Mặt trận Tổ quốc cũng như các tổ chức chính trị - xã hội.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân có  giá trị vô cùng to lớn, soi đường, chỉ lối cho chúng ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do của Tổ quốc và tiếp tục là ngọn đuốc soi đường cho dân tộc, đất nước ta xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”.

[1] . Hồ Chí Minh: Toàn tập (2011), Nxb CTQG, Hà Nội, t.1, tr.473
[2]. Hồ Chí Minh: Toàn tập (2011), Sdd, t.4, tr.7
[3]. Hồ Chí Minh: Toàn tập (2011), Sdd, t.4, tr.491
[4] .Hồ Chí Minh: Toàn tập (2011), Sdd, t.2, tr.292
[5]. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội - 2009
[6]. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992, Sđd
[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.272
[8]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, t.4, tr.21.
[9] . Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), Nxb CTQG, Hà Nội, t.4, tr.375
- See more at: http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=218&sitepageid=425#sthash.L9OL9rjX.nEOgrzZn.dpuf

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

LÚ LẪN, ĐIÊN LOẠN.

Lấy từ FB về để dễ tìm lại :
Cục Lú lẫn và Điên loạn.
Tác phẩm của các tác giả Hồ Chí Minh; Balzac; Hemingway; Shakespeare; Lev Tolstoy đã biểu diễn nhiều năm ở VN đang chờ Cục Lú - Điên cấp phép.
Bọn Lú - Điên này đã quên điều học từ vỡ lòng : Được làm những gì pháp luật không cấm. (Các Thầy; Cô đừng đọc tên chúng nha, nhỡ có học sinh mình từng dạy.)
Dẫu bị giới hạn trí tuệ vì nhiễm lý tưởng nào đó, bọn chúng rất ngu đần là đã chọn việc nặng hơn : Cấp phép; Thay vì cấm từng tác phẩm. Nhưng theo tiêu chí, quy trình của chúng, thì đây chính là những con khôn nhất trong hệ thống xin - cho???. Lú - Điên nhất, nhưng thực sự khôn nhất, chúng chọn xin - cho số nhiều, rất nhiều : Cấp phép. Cũng là cách thường chọn mà chúng tâm đắc, chúng không chọn cấm vì hiểu rằng : Không cấm được nghệ thuật, không cấm được tiếng nói Người. Lú lẫn và điên loạn, cũng khôn.

Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2017

BẬP BÕM.

...
Thưa Bác :
Thành tựu chói lọi là đã xoá xong kinh tế tập thể (HTX), đang cổ phần hoá kinh tế nhà nước (DNNN), là hai trụ cột của nền kinh tế, hiện đang dựa vào kinh tế ngoài nước (FDI) dù bất cập môi trường. HTX không có sức kéo, làm chung thì ỉ lại nên tự nuôi nhau chưa xong, DNNN sắp cạn tài nguyên nuôi "mình", FDI tuy độc hại và mất (trốn) thuế của quốc gia nhưng đánh đổi môi trường vẫn nuôi được chúng cháu. Hình thái kinh tế - xã hội đã thay đổi, con cháu trong nhà đã rất giàu nên có thể tha (cho phép) kinh tế tư nhân được rồi, đang mua dần kinh tế nhà nước tốt rồi, đã đủ khôn để ăn FDI được rồi. Cũng là trăm nhát cuốc bổ vào lòng cả trăm đấy ạ; ở đó Bác vui không khi con cháu được như vầy. Con, cháu đã sáng tạo ra được loại hình doanh nghiệp mới, lạ, độc, các DN có vốn bằng Quan hệ cao nhất và dùng công nghệ Phong bì tiên tiến hạng nặng nên tất cả (tất cả đấy ạ) doanh nghiệp loại này phát triển cực nhanh, có thể nói là nhanh nhất thế giới, trong vòng một nhiệm kỳ năm năm là có đại gia giàu cỡ thế giới, nhưng chúng cháu vẫn bí mật chưa công khai, càng chưa cho công khai Con, Cháu nào tạo ra DN.
Ngoài ra cũng có cách cái chức đã cũ của cậu Vũ (cách một nhiệm kỳ - cậu này hai nhiệm kỳ), cậu Nguyễn và đưa cậu Đinh về nơi không bầu cậu ấy, nhưng nơi ấy đã xin và cậu cũng muốn (giống trường hợp cậu Trịnh nhưng cậu Trịnh chỉ là cấp bộ và tỉnh trao với nhau thôi), cho cậu Võ nghỉ họp để giữ gìn sức khoẻ vv. Những việc này cũng làm giống như ở thời cải cách ruộng đất; nhân đó cháu cũng có rơm rớm nước mắt để thị chúng vv. Để làm mờ, xoá đi các hình ảnh đó, con, cháu đang dựng một minh quân mới, điều này đã được đưa lên mạng thăm dò theo kiểu tung hô khéo, kinh điển là : Từ dân mà ra. Cháu cũng rất tế nhị đấy ạ.
Cũng đã ra một thông báo treo :
Tình sâu thăm thẳm, ý ẩn dài dài, nhưng nhiều việc đang chờ giải quyết rất gấp. Xin phép Bác. Gấp, gấp lắm, thằng X lại đang xuất hiện ạ.
...
(Mở mắt, nhớ bập bõm một đoạn đã khấn trong : Đêm qua tôi mơ gặp Bác tôi).

Xin chép cho chắc chắn nông dân :
Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội (QH) khóa 14 (diễn ra từ ngày 22.5 đến 21.6.2017), QH sẽ xem xét thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017.
Theo đó, luật Biểu tình không có trong chương trình này.
Trả lời Thanh Niên tại cuộc họp báo chiều qua (19.5), Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết dự luật Biểu tình vẫn tiếp tục bị trì hoãn là do “chất lượng dự luật”. Ông Phúc cho hay dự luật này hiện đang do Chính phủ hoàn chỉnh. “Đối với QH, luật phải đảm bảo chất lượng nên Chính phủ phải chuẩn bị kỹ lưỡng thấu đáo trước khi trình ra QH. Luật chưa đảm bảo nên Chính phủ chưa trình”, ông Phúc cho biết.
Liên quan đến tiến độ Nghị quyết về việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ hưu, ông Phúc cho biết hiện nay QH đang chờ Chính phủ trình nghị quyết này. Tổng thư ký QH cho hay việc sửa luật công chức, viên chức đang được tiến hành nên luật này cũng sẽ bao hàm vấn đề trên. “Còn nghị quyết thì Bộ Nội vụ đang nghiên cứu để báo cáo tham mưu Chính phủ trình QH”, ông Phúc cho biết.
Trả lời về căn cứ pháp lý của việc điều chuyển sinh hoạt Đoàn ĐBQH của ông Đinh La Thăng từ TP.HCM về Thanh Hóa, theo ông Phúc, ông Thăng thôi Ủy viên Bộ Chính trị cũng đồng thời thôi Bí thư Thành ủy TP.HCM, thôi Trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM. T.Ư đã quyết định ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ VN, giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM. Vừa qua, Đảng đoàn QH cũng đồng ý giới thiệu bầu ông Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM và tới đây sẽ họp, bầu. “Đồng chí Đinh La Thăng muốn xin về Thanh Hóa và Đoàn ĐBQH Thanh Hóa cũng đã có văn bản xin đồng chí Đinh La Thăng về sinh hoạt. Với 2 đề nghị như thế, Ủy ban Thường vụ QH đã nhất trí chuyển đồng chí Thăng về sinh hoạt ở Đoàn ĐBQH Thanh Hóa”, ông Phúc nói.
Trả lời về việc từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã có một số ĐBQH do sai phạm bị bãi nhiệm hoặc vì lý do sức khỏe được cho thôi như Trịnh Xuân Thanh, Võ Kim Cự... thì có bầu bổ sung ĐBQH hay không, ông Phúc cho biết việc bãi nhiệm, cho thôi ĐBQH là điều “không mong muốn”. Thời gian qua QH đã khuyết 5 ĐB, trong đó có 3 ĐB do sai phạm bị bãi nhiệm, cho thôi và 2 ĐB từ trần do bệnh tật, ốm đau. “Mặc dù bị khuyết 5 ĐB như vậy nhưng không phải bầu bổ sung vì phải có tỷ lệ khuyết 10% thì mới bổ sung. Hiện tại, các ĐBQH bầu ở các khu vực nhưng ĐBQH không chỉ làm nhiệm vụ ở địa phương mà ở toàn quốc. ĐBQH có thể sinh hoạt ở đoàn này, đoàn kia hoặc điều chuyển là điều bình thường. Luật của chúng ta cho phép ĐBQH ngoài việc tiếp xúc cử tri ở địa phương thì còn có thể tiếp xúc cử tri ở các nơi khác nên không có gì e ngại vấn đề này”, ông Phúc khẳng định.
Thông báo về dự kiến chương trình và nội dung của kỳ họp thứ 3, QH khóa 14, ông Lê Bộ Lĩnh, Phó tổng thư ký QH, cho biết kỳ họp sẽ khai mạc vào ngày 22.5.2017. Dự kiến QH sẽ làm việc trong thời gian 22,5 ngày (không kể ngày nghỉ) và họp phiên bế mạc ngày 21.6. Tại kỳ họp đầu năm này, QH sẽ dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật: xem xét, thông qua 13 dự án luật, 5 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 5 dự án luật khác; tập trung xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.
QH dành khoảng 6,5 ngày để xem xét, thảo luận và quyết định các vấn đề như các báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH và ngân sách nhà nước năm 2016 và tình hình 2017; xem xét việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành tiểu dự án để triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016; chất vấn và trả lời chất vấn...

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

NHÉ THẾ?

Cả nước có một câu lạc bộ bóng đá, các trận bóng đều được thống nhất chỉ đạo đá từ một huấn luyện viên thật, một ban lãnh đạo thật, 22 cầu thủ thật, đá quả bóng thật, được điều khiển bởi các trọng tài thật, thậm chí vài chục ngàn khán giả cũng rất thật và đã được chia theo kế hoạch đến từng người để đảm bảo cân bằng cổ vũ cho mỗi trận xem vv, nhưng không có đấu thật! Không có đấu bóng đá thật, mọi trận đấu đã là cái bóng của trận đấu, mọi trận đấu đều giả đấu mà thôi. Hỡi ôi. Hiển nhiên thế, giả đấu.
Quốc gia có một câu lạc bộ bóng đá, là do quốc gia đó chỉ nhìn vào cái bóng của câu lạc bộ, cái bóng nhẩy múa và huyên náo đã dụ dỗ khán giả được những trận đấu đầu, sau đó khán giả nhìn vào CLB, nhìn kỹ dần và thấy, thấy, đã thấy!!!. Tiếp sau đó là la ó, chửi bới, đập phá và cuối cùng không một người hưởng ứng bóng đá. Khi đó các câu lạc bộ đối kháng ra đời và các trận đấu giữa các câu lạc bộ lại có người xem. Nền bóng đá chuyên nghiệp hình thành, có thắng thua, có đấu trí, đấu sức, có đào tạo và thuê mua người tài để thực đấu bóng hay dần lên, có sân bãi của CLB để thuận tiện hơn cho các phía, có bán vé với số tiền nhiều ít mỗi vé cho những khán giả khác nhau, có cung cấp phục vụ cho các nhu cầu khác biệt nhau, có tất cả cho tất cả các yêu cầu tự nhiên đời sống bóng đá của con người. Quá trình này nhanh, chậm; Dài, ngắn; Suôn sẻ, ngắc ngứ; Đau đớn, thanh thản; Đổ vỡ, lành lặn vv, do mỗi quốc gia tự chọn, tự làm. Người xem sẽ quay trở lại để được thực sự buồn tủi, hân hoan cùng đội bóng của mình, cầu thủ mà mình yêu thích. Trái tim đập những nhịp đập của mình, do mình, vì mình, thôi cảnh đập thay, đập hộ, đập thuê cay đắng, tủi hờn.
Vì là cái bóng đen nên các bóng giống nhau, thậm chí có thể giống nhau tột độ. Nếu không nhìn vào vật thực trong không, thời gian bốn chiều, chỉ nhìn vào cái bóng đen phẳng dễ có những ngộ nhận trong đánh giá toàn diện về vật. Cũng hiển nhiên thôi. Bản thân mình cứ day dứt mãi với câu thơ cảm nhận từ những năm 70 thế kỷ trước về hoa Huệ "của Hainơ". Thi thoảng trong những khoảng rỗng cuộc đời, mình đã lẩm nhẩm và nghĩ, nghĩ mãi : Bông huệ trắng và bức tường cũng trắng/Sao bóng hoa trên tường lại đen. (Bế Kiến Quốc; Có vài dị bản. Xin chép dẫn ở sau). Mình ngộ ra này : Hôn nhé! áp ngực trần vào ngực trần nhé! đi sâu vào nhau nhé! nhé thế và nhé hơn thế nữa để cảm nhận, thay vì cảm nhận qua cái bóng trên tường, cảm nhận rồi mới/sẽ/để nói lời yêu? không yêu?. Nhé thế. Thế nhé.
Quốc gia có một đảng chính trị lãnh đạo có giống như đất nước có một câu lạc bộ bóng đá? Sự lãnh đạo quốc gia được cảm nhận như thế nào? Có giống? Không giống? với sự cảm nhận những trận đấu như trên? Dẫu biết mỗi cảm nhận đều đúng với chính người cảm nhận, do đã cảm nhận mà thành. Nhưng trí tuệ thì biết rằng cảm nhận nào thuận tự nhiên hơn, phù hợp thân phận Người hơn. Có giống? Không giống?.
Nhé thế.
Đoạn chép :
Hoa hu
Hoa huệ trắng. Và bức tường cũng trắng.
Sao bóng hoa trên tường lại đen ?

Em đừng nhìn đi đâu nữa em
Anh không biết vì sao anh có lỗi
Nhưng mãi mãi vẫn còn câu hỏi:
Sao bóng hoa trên tường lại đen...

(1969-1987)

Bài thơ này nhiều người nhầm là của tác giả Henrich Hainơ (Đức), nhưng đúng là của Bế Kiến Quốc.

Bài thơ trên in trong tập Cuối rễ đầu cành (1994), ngoài ra còn có một số dị bản như sau:

Bản 1: 
Bông huệ trắng và bức tường cũng trắng, 
Sao bóng hoa trên tường lại đen ?
Em nhìn đi đâu thế em ?
Ừ anh biết chúng mình không có lỗi,
Nhưng lòng anh băn khoăn tự hỏi:
Sao bóng hoa trên tường lại đen ?
Có thể nào anh lại không tin...
Bông huệ trắng và bức tường cũng trắng,
Ai biết được giữa cuộc đời kỳ lạ lắm,
Mà bóng em buồn ngả xuống lòng anh.

Bản 2: 
Hoa huệ trắng, và bức tường cũng trắng, 
Sao bóng hoa trên tường lại đen ?
Em đừng nhìn đi đâu hỡi em,
Anh không biết vì sao, ai có lỗi,
Nhưng mãi mãi vẫn còn câu hỏi:
Sao bóng hoa trên tường lại đen ?
Có thể nào anh lại không tin...
Bông huệ trắng và bức tường cũng trắng,
Ai biết được giữa cuộc đời kỳ lạ lắm,
Mà bóng em buồn ngả xuống lòng anh.

Bản 3:
Hoa huệ trắng
Bức tường cũng trắng
Sao bóng hoa trên tường lại đen
Em đừng nhìn đi đâu thế em
Không ai biết
Vì sao ai có lỗi
Nhưng mãi mãi vẫn còn câu hỏi:
Sao bóng hoa trên tường lại đen.


Chép theo link : http://www.thivien.net/B%E1%BA%BF-Ki%E1%BA%BFn-Qu%E1%BB%91c/Hoa-hu%E1%BB%87/poem-VvMJtdOtnFADOQ87EjApaQ



TƯ NHÂN.

Kinh tế tư nhân! Bởi tư nhân sở hữu
Như Con Người do người Vượn sinh ra.
"Ní nuận" mãi với "tư duy"chưa Vượn.
Dẫu triệu năm Người, đã tự tư nhân.

Gần thế kỷ rồi phế quyền tư hữu.
Kinh tế gia đình, tự huyễn  ban cho.
Thói tiếm quyền, mê lú mần trò.
Hé mắt thấy trời, gào lên hu, hú.

Kỳ thị tư nhân! Định kiến cá nhân!
Kinh tế Vượn người! Từ thời tiền sử.
Ở ngoài Dân sao nói lời thớ lợ.
Mở mắt thấy người vu khống Dân sinh.

Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

NGƯỜI VƯỢN TỦM TỈM.

Với mình thì đây là câu hay nhất đời đến lúc này đọc được :
"Tổng Bí thư đánh giá, sau hơn 30 năm đổi mới, nhận thức của chúng ta về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân đã có những bước tiến quan trọng. Từ chỗ kỳ thị, coi nhẹ đã thừa nhận kinh tế tư nhân "là một trong những động lực" và đến nay "là một động lực quan trọng" để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

http://thuonggiaonline.vn/tong-bi-thu-can-tao-dieu-kien-thuan-loi-de-kinh-te-tu-nhan-phat-trien-6468.htm
Với người vượn thì như tiêu đề : Người vượn che miệng cười tủm tỉm.
Khoảng 3.270.000 kết quả (0,53 giây) 








































































Và đây nhé.

Khoảng 1.740.000 kết quả (0,54 giây)