Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

MÌNH HÔNG HIỂU.

Mình hông hiểu một nửa câu được trích này : Bộ trưởng Hà Hùng Cường khẳng định: “Dự thảo Luật dân sự hướng tới các mục tiêu bảo vệ quyền lợi tối thiểu của người dân, đảm bảo công bằng xã hội”. Tại tóm tắt ở bài có tít trên.
Mình đọc bài này rất ỹ từ đầu, rà soát từng câu và mừng thầm cho Bộ trưởng vì chỉ đọc được Bộ trưởng nói về "quyền dân sự" hoặc "các quyền dân sự". Nhưng hỡi ôi, đên câu cuối thì : "Do đó Dự thảo luật hướng tới các mục tiêu bảo vệ quyền lợi tối thiểu của người dân, đảm bảo công bằng xã hội./." Hỡi ôi Bộ trưởng.
Bây giờ thì mình không hiểu, không thể nào hiểu nổi về Bộ trưởng.

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

ĐÁNG ĐỂ HY VỌNG.

Bài này : http://nguyentandung.org/3004-de-1-trieu-nguoi-khong-con-buon.html
Và những câu như này trên trang Thủ tướng :
"Thế nhưng hàng loạt lễ hội vẫn được chuẩn bị, xây dựng tượng đài khắp nơi, những từ ngữ như chiến thắng, giải phóng…tiếp tục lại phô trương đến bị bào mòn để lẩn vào vô thức một dân tộc mà sự phân hóa có khả năng trở thành nguyên nhân gây chia rẽ dài hạn"
"Dù gì, khí giới là khí giới Nga, Tàu, Mỹ…nhưng xác người lại là dân tộc Việt Nam, mà con số tử trận và thương vong lên đến cả chục triệu. Năm nay, năm 2015.
Sau 40 năm hò reo chiến thắng và vinh quang, dẫu muộn nhưng đã đến lúc chúng ta hóa giải hận thù trong lòng người Việt Nam trong nước cũng như ở hải ngoại."
"Năm 1975, chúng ta đã sai lầm khi dùng chữ ngụy quân, ngụy quyền để chỉ những người thua trận, và đưa ra chính sách học tập cải tạo mà mục đích là cầm tù những người-Việt-Nam thua trận, khiến họ sợ hãi.
Chính sợ hãi là yếu tố khiến hàng trăm ngàn thuyền nhân liều mạng phiêu lưu trên biển cả, đánh cược mạng sống của mình và gia đình, hậu quả là số bỏ mạng lên tới trên dưới 500 ngàn người. Chúng ta đã sai lầm khi vô tình đẩy đồng bào đi đến lựa chọn rời bỏ Tổ quốc ra đi."
Đáng để hy vọng.

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

VỀ CON.

Câu chuyện lớn quá. Lúc nào cung đủ - ăn, mặc và lạ - mới hy vọng ít còn. Câu chuyện này : 

Sự tích ông gà trống

Ngày xửa ngày xưa, ở 1 xứ nọ có 1 chàng nhà giàu tốt bụng, chàng có tiếng hát hay, chàng dựng nhà toàn bằng gỗ quý, chàng rất nhân-hậu.
Cứ mỗi năm 1 lần vào dịp mừng thọ, chàng lại mở hầu bao, phát gạo lẫn kim tiền, dân nghèo tiếng lành đồn xa nô nức kéo đến, tay đỡ gạo miệng tung hô, ca ngợi công đức của chàng lên tận mây xanh, sánh ngang với vua Ngiêu – Thuấn.
Năm nào dân nghèo cũng đến đúng ngày, chen nhau chờ lĩnh ngân lượng ngũ cốc, miệng không ngớt chửi nhau giành giật, khi lĩnh xong ai cũng hoan hỉ, tiếng bốc thơm chàng nổi lên như giấy ăn gặp gió xoái.
Năm đó chàng bị ốm liệt gường đúng sinh nhật, không thể nhấc được tay chân, mà bên ngoài người nghèo đến như ong vỡ tổ, họ chửi chàng lừa đảo bội tín, họ ném đá vào nhà chàng.
Vẫn không thấy gì, họ xúm vào đốt nhà chàng, trong chớp mắt nhà hóa thành than, chàng ốm ko ngoi dậy kịp, chết còng queo trong đó.
Bọn nghèo hả hê bỏ về, chàng hóa thành 1 ông gà trống.
Cứ mỗi sáng uất quá, chàng nhảy lên đống rơm và gáy:
“Ò ó o o… địt cụ bọn nghèo.”
Theo :  Pín blog

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

ĐÚNG, TỔNG BÍ THƯ ĐÚNG.

Tổng bí thư đã từng phát biểu :  Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.
Xin trích cả đoạn phát biểu để tránh bị hiểu nhầm : Lỗi thứ hai, xếp xây dựng CNXH và đổi mới đất nước bằng nhau. Xây dựng CNXH thì lại mất cái vế bảo vệ Tổ quốc, rất là thiếu ý và lủng củng chỗ này. Có thể nói là trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc chứ không nên nói trong cuộc xây dựng CNXH và đổi mới. Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa. - Link bài đã trích : du-thao-chua-vang-vong-nhu-loi-hieu-trieu
Khi đọc đoạn tóm tắt này : TT - Sau Luật bảo hiểm xã hội, đến Luật giáo dục nghề nghiệp cũng được kiến nghị sửa đổi sau khi vừa thông qua bởi có nhiều bất cập. - Từ bài : den-luot-luat-giao-duc-nghe-nghiep
Mới thấm thía phát biểu của TBT đã trích trên. Cả một Chính phủ xây dựng dự thảo luật, cả một quốc hội với hơn 500 đại biểu thảo luận căng thẳng, tranh luận gay gắt để tìm ra chân lý, tiến hành biểu quyết với trách nhiệm rất cao của từng đại biểu quốc hội để thông qua luật. Vậy mà : Sau Luật bảo hiểm xã hội, đến Luật giáo dục nghề nghiệp cũng được kiến nghị sửa đổi sau khi vừa thông qua bởi có nhiều bất cập.
Thì ĐÚNG, TỔNG BÍ THƯ ĐÚNG, TRĂM LẦN ĐÚNG : Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.
Trong đánh-ai. Mình đã từng suy nghĩ về trận đánh lớn mà Bộ trưởng Bộ GD-ĐT từng phát biểu. Nay với tư duy làm luật như này mình xin nói thật : Đánh ai? Đánh với 34.000 tỷ đồng ấy. Ôi Bộ học. Ôi việc học. Khởi thuỷ là Tư duy, học tư duy là đầu tiên của việc học. Tư duy gì? oẳn tù tì là tư duy ấy, ấy, ấy đấy, ba tư ngil ti đông (xin đọc là : nghìn tỉ đồng).
TBT tư duy. Chính phủ tư duy. Quốc hội tư duy. Bộ trưởng Bộ GD - ĐT tư duy ... và hạt cát là mình cũng tư duy.
Xin đọc : hoc-gi-cung-iem-toan-van. Để từ đó đọc tiếp các tư duy về việc học của mình. Nhân nói đến tư duy về việc học, chắc phải nghĩ tiếp "học thế nào" quá.  Chờ nhé.

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

BIỂN MÌNH.

Biển mình, biển của mình, biển Việt nam, biển Đông. Biển của mình thì mình giữ, rủ ai khai thác thì rủ, thậm chí cho ai thì cho, quyền mình bà con nhỉ.
Giữ thế nào? bằng mọi cách, thằng đek nào chả nói được vậy. Nhưng nói về Nga ngố giữ hộ như mấy hôm nay đang có Ông Mất Vế Dép (xin lỗi không biết tiếng Nga - thấy đọc gần vậy) thì mình không ưng. Không ưng là bởi nghĩ kiểu nông dân thế này.
Trung quốc có một mục đích rõ ràng là phải chiếm được biển Đông để thông thương vận biển và khắc chế kẻ khác. Một nước lớn đến vậy (hơn 9 triệu km vuông), đông đến vậy (1,4 tỷ người) có chung vùng biển với thằng nhỏ xíu (là mình) không chiếm hữu, sử dụng, quản lý mới là lạ? Thật chẳng ra giống gì nếu không làm vậy. Ở mọi con đường Việt nam, nếu có một đại gia có nhà đất hàng ngàn mét vuông nhưng chỉ có một lô lối vào, đều là vậy : Chiếm thêm vỉa hè hàng xóm, chí ít thì đậu ô tô, chí nhiều là thông với Phường không cho bán hàng để đảm bảo mỹ quan, để bố mày thi thoảng đặt hộp hàng (congtainer) tạm. Trung quốc : Dân số 1.351 triệu, GDP 2012 8.249 tỷ USD.
Nga ngố nói giữ hộ Việt nam, tốt rồi, tốt quá. Nhưng nó giữ hộ làm gì nhỉ? Nó không có nhu cầu vận biển ở đây, tức không có mục đích trực tiếp? Thế nó bỏ người và tiền ra giữ, để suốt ngày chỉ chun miệng phân giải : Nước này chở nhiều trên biển, Nước kia chở ít. Nước này đái, ỉa ra biển nhiều, Nước kia đái ỉa ít à. Nó cũng không có khả năng để thực hiện mục đích gián tiếp, tức giữ để củng cố quyền lực và dàn xếp thuận ý khi cần. Bởi đơn giản là nó không có xiền và chưa đủ quan hệ sen đầm quốc tế, chưa có khả năng lấy được cái lợi gián tiếp. Giống như người nghèo chỉ lo cơm không xong, làm gì có khả năng đầu tư dài hạn cho cái lợi đẩu đâu còn lâu mới thấy. Nga : Dân số 144 triệu, GDP 2012 1.954 tỷ USD. Bàn thêm này : Vả giữa Nga và Trung quốc cũng có "4 tốt", cũng có "16 chữ vàng", cũng đã có lịch sử  tương liên, tương thông, tương đồng, tương quan nhiều năm rồi, ngày nay đang có thêm tương giao, tương thích, tương ích, tương sinh, tương kinh, tương thù... nữa mà.
Túm lại một phát cho chắc theo kiểu nông dân. Trung quốc có cả mục đích trực tiếp và gián tiếp để giữ biển Đông. Nga không có mục đích trực tiếp, không có khả năng để đầu tư vào mục đích gián tiếp.
Túm lại phát hai cho chắc. Chỉ có Trung quốc có mục đích trực tiếp được thôi, vì đất nó nhìn ra biển Nam hải - có hành động chủ quyền. Giống như mình nhìn ra biển Đông vậy.
Lại bàn tiếp. Có thằng nào có khả năng (dù nho nhỏ) làm mục đích gián tiếp ở biển Đông không?
Có chí ít hai thằng.
Thằng Nhật, nó luôn nói rằng "can dự nhiều hơn", nó có xiền và có động lực. Nhật : Dân số 128 triệu, GDP 2012 5.936 tỷ USD.
Thằng Mỹ, nó là sen đầm quốc tế rõ ràng rồi. Nó có nhiều xiền và rất có động lực, Quốc hội nó vừa ra nghị quyết rất hăng thúc dục Tổng thống nó đấy thôi - xin đọc bài có cánh này : lan-dau-tien-ha-vien-my-thong-qua-nghi-quyet-ve-bien-dong. cho sướng. Mỹ : Dân số 313 triệu, GDP 2012 15.643 tỷ USD.
Túm lại phát ba. Có ít nhất hai thằng có mục đích gián tiếp ở biển Mình, không dấu giếm ý đồ đầu tư dài hạn và có xiền trong túi, có khả năng không hề nho nhỏ để đầu tư. Hết nghĩ kiểu nông văn dền về biển Mình.
P/s. Soát lại, thấy tư duy rất có ý thức chính trị : Gọi Nhật bản, Hoa kỳ là thằng.

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

CỦA TIN CÒN MỘT CHÚT.

Vì đã bàn đến ít nhất trong bốn suy nghĩ sau đây : cuong-buc.;  ieu-chinh.;  chi-ao.;  mat-hay-khong-quan-tam.
Nên khi nhìn cái tít bo-truong-nguyen-minh-quang-noi-ve-nhung-bien-dong-thoi-tiet-cuc-doan gây dị ứng liền. Sợ mất niềm tin vào người có tri thức và vị trí cao trong xã hội như Ông, nên không dám đọc. Lần nữa mãi, liều đọc, vừa đọc vừa hồi hộp sợ đọc được từ kép "cực đoan" trong cụm từ thời tiết cực đoan do Ông phát ngôn. Đọc thoáng qua rất nhanh, thấy không có, mừng húm. Đọc lại từ từ, thong thả, vẫn không có một cụm thời tiết cực đoan nào trong trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang, thực sự thở phào. Có thế chứ, ít nhất cũng còn niềm tin. Bộ trưởng chỉ nói "biến đổi khí hậu" và "tác động của biến đổi khí hậu " chứ không nói "thời tiết cực đoan" hoặc "tác động của thời tiết cực đoan" như đã được mớm đến tận miệng Ông. Vậy là cái "thời tiết cự đoan" chỉ là cụm từ được rút trong tít bài và trong đoạn dẫn nội dung "Những biến động thời tiết cực đoan liên tiếp xảy ra gần đây khiến nhiều người không thể tự hỏi: Điều gì đang xảy ra? Bao giờ chấm dứt? Chúng ta làm được gì để thay đổi được điều này không?"  của nhà "nói láo" và của kẻ "ngu còn tỏ ra nguy hiểm" này : Văn Hiếu/VOV-Trung tâm Tin
Của tin còn một chút này, sẽ cầm thật vững để dày cho tan lũ "ngu" và "nói láo" khi viết bài như trên.

P/s : Xin Nguyễn Du lượng thứ cho mượn ý thơ trong truyện Kiều của cụ.