Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

THẦY CÔ TRONG TRÍ.

U70 với Thầy Cô trong trí.
Người Thầy thứ hai, Bố mình. Đi học lớp 1 được vài tháng thì bị Viêm thận nhiễm mỡ (bệnh phù), phải nghỉ học điều trị 3 năm không khỏi (bệnh không điều trị khỏi hẳn được). Khi không ở bệnh viện, ở nhà Bố dạy tập đọc và toán. Đến khi bệnh đã đỡ, không phải đi viện liên tục nữa, xin vào lớp ba, học ở trường gần sân vận động và sân khấu ngoài trời Gang thép những năm 60, tức khu bộ đội phòng không bây giờ. Học toán, Cô giáo ra bài nào cũng giải ngon ơ, Cô hỏi: Sao giỏi vậy! Bố em còn dạy nhân số có hai chữ số cơ! Tập đọc, cô gọi đứng dậy đọc bài Vừ A Dính, đọc trôi chảy như cán bộ ngày nay nói với dân, cô hỏi: Đại ý bài đọc. Đại ý là gì, Bố em chưa dạy!. Điều này ám suốt cuộc đời. Làm toán thì dứt khoát một cộng một bằng hai, đọc và hiểu cực nhanh nhưng Đại ý đảng quang vinh và nhân dân anh hùng thì không xoen xoét được.
Thầy chủ nhiệm lớp bẩy tên Đề dạy toán. Cả năm học mình đi điều trị khoảng vài tháng (nhiều đợt) nên không được thi tốt nghiệp. Thầy đấu tranh với trường rất hăng, rồi còn đề nghị họp ban Giám hiệu một buổi riêng để được trình bày. Mình được thi! Thầy nói: May mà mày không ốm trong đợt thi học sinh giỏi cấp tỉnh và được giải cao đấy! Nhớ!. Thầy cao, gầy, hiền, giảng kỹ nhưng không bao giờ mở rộng bài giảng, nhớ thế về Thầy trong suốt vài chục năm, khoảng hai chục năm gần đây có vài dịp thăm Thầy và gia đình tại Nhã Lộng, Phú Bình, Thái Nguyên. Trí nhớ đại lược : Thầy! Ông giáo làng đã đi xa.
Cô Khảm dạy toán lớp 9, người nhỏ, nói nhanh, giảng rõ, khúc triết, có mở rộng bài học, vẽ tay hai vòng tròn rõ tròn, ít để ý đến học sinh, lớp mất trật tự quá thì ngừng giảng nhìn thẳng xuống lớp, cả lớp im lặng lại giảng, vào ra lớp đúng giờ, ít biểu hiện tình cảm. Cô học khóa 1 ĐH sư phạm Vinh (vì tò mò nên đã hỏi rõ lúc đang học). Mình hầu như không trốn giờ của Cô vì thích "nghe", vì Cô " lạnh", vì Cô "nghiêm" - chắc cả ba vì. Hồi học nghe tin chồng cô tự tử vì bị kỷ luật, sau này làm ở Gang thép Thái Nguyên rõ hơn chuyện ông phó phòng Thí nghiệm GT chết hận vì giỏi, giỏi làm, giỏi tranh luận; càng hiểu Cô hơn. Mình đi bộ đội, thầy cô giáo duy nhất mình có viết thư thăm hỏi là Cô, hiện Cô đang sống ở Hà Nội.
Cô Hảo (Hoàn) chủ nhiệm lớp 9, dạy Văn. Cô chỉ nói trong sách, nói nhiều, kỹ nhưng học sinh nghe ít. Cô trắng, tròn, thấp, dáng phúc hậu. Mình trốn nhiều nhất ở môn này nhưng không trốn cả tiết học (chắc vì cô là GV chủ nhiệm nên sợ bị kỷ luật), thường vào tiết học mình ngồi thẳng, nghiêm cho Cô dễ thấy, sau khoảng năm bẩy phút thụt đầu xuống và cúi thấp ra ngoài, sắp cuối tiết lại vào. Khi đó học trong nhà doanh trại bộ đội phòng không cũ, mỗi nhà có ba phòng rất rộng, mỗi lớp học trong một phòng, các nhà đều không có cánh cửa chính và cửa sổ (để báo động chiến đấu bộ đội dễ vận động ra trận địa), mình thì rất dễ lủi. Đầu kỳ 2, Cô bảo : Em ít trốn giờ đi, làm bài tập làm văn cho kỹ nhé để còn vào Đoàn, lớp vào Đoàn gần hết rồi. Nghe cô, ít trốn giờ hơn, làm văn kỹ hơn, không viết vội, nộp vội để chơi như mọi khi. Đâu như được vài điểm 6, 7 gì đó, trước khi hết năm học một tháng là Đoàn viên Đoàn thanh niên hồi năm 1971 (thực sự quên tên Đoàn khi đó và chẳng nhờ Google làm gì bây giờ). Cô sau này có là đại biểu Quốc Hội! Cũng phải, Cô thương học sinh nhưng cũng biết tự thương mà. Cô hiện ở Hà Nội.
Thầy Vinh dạy toán lớp 10. Thầy thấp, hơi già và khắc khổ, giảng hay, cuốn hút, cho bài tập về nhà ít nhưng rất nghiêm khi kiểm tra. Mở đầu mỗi buổi học toán, Thầy yêu cầu hai, ba học sinh mang vở làm bài ở nhà lên kiểm tra. Hôm đó có mình và hai bạn khác không làm bài tập, Thầy bắt mình làm bài trên bảng, mình làm tốt. Cuối giờ như mọi khi, những người chưa làm bài tập phải về phòng tập thể của Thầy để ghi lại bài vào vở bài làm, mình ghi xong đưa Thầy xem để về nhà theo thông lệ, Thầy không cho về ngay mà "bắt" mình giảng giải thêm cho hai bạn hiểu và giúp bạn ghi bài cho đúng, ấm ức lắm vì trưa, đói nhưng vẫn phải nghe Thầy. Khi cả ba xong, Thầy bưng lên mâm cơm mời học sinh cùng ăn, mình ngớ người vì cơm xới ra bát là cơm trắng! Cơm trắng đó!!!. Mình xơi hai bát và chẳng nhớ rõ thức ăn là canh rau gì, nhưng chắc chắn có lạc rang muối. Hai bát cơm trắng năm 1972 vẫn hiển hiện đến giờ và ầng ậc hai mắt khi nghĩ đến! Thầy sẽ đói bao bữa?!. Mặc dù đến hôm nay chưa biết Thầy ở đâu! Còn, mất. Thưa Thầy! Em theo thuyết hữu duyên, tất duyên tất gặp thầy nhỉ! Có hỏi nhiều người về Thầy nhưng không tìm ráo riết; Thầy!.
Còn vài Thầy, Cô khác nữa! Chẳng ít, cũng không nhiều. Nhưng đã "phần mười trống canh", rồi! Tạm khoanh lại.
Người Thầy đầu tiên là Mẹ, Mẹ dậy nhiều môn và giờ dạy là cả đời mình. Mẹ và Bố, thầy đầu tiên và thứ hai đều đã mất nhiều năm rồi. Nhang hôm nay có thể chưa thơm; Con có thể chưa ngoan, càng chưa giỏi nhưng đủ tình tri ân Bố, Mẹ.
Hồi ức này Cô giáo đang nay cho điểm gì! Hỡi Cô!.
Điểm Thật! Thật tình!.

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2019

CÙNG NGHỊ.

Nghị à : VN nằm cứng dưới chân TQ nên lúc nào cũng lo bị dẫm chỉ là dẫm chặt hay lỏng. VN nằm xa HK nửa vòng trái đất, từ năm 1975 vắng bóng HK, nay bóng lớn lại trùm biển Đông, lại thấy mình ngọ nguậy được toàn thân, đi lại được giữa hai chân kẻ lớn, cái đầu nghiêng ngó và ăn nói ngỏn ngoẻn vừa đủ rộng khổ người. Khoảng rộng này chắc sẽ lâu dù hai kẻ lớn có vẻ đã bàn đến cùng tiến về thương mại, cùng Win - Win, cùng Hảo lớ - Very good với nhau. Dẫu sao thời nghiêng hẳn về mỗi thằng như VNCH và VNDCCH bắn giết nhau đã không còn, thời chỉ nằm chết cứng dưới chân một thằng như vài chục năm vừa qua cũng sẽ hết vì cái bóng chắc hiện diện lâu dài theo tư duy mới mà không có máu chảy, cũng không thể bóng bỏ đi vì thằng còn lại quá mất dạy. Cái thế nước mong mỏi cần có bóng của thằng nớ vì về địa lý không thể xa được chân thằng ni, tự do cũng trong khuôn khổ đó, lớn lên thế nào, ra sao thì tùy vào cách vận động giữa bóng và phạm vi chân, giữa cách tránh chân và núp bóng. Thằng to, thằng nhỏ và ngay cả mình thì cũng không có đồng minh vĩnh cửu và kẻ thù vĩnh viễn, nhưng thế nước là vậy đang vậy mà sẽ vậy lâu, lâu lắm á, nên nhận chân ra rằng : Cùng vì lợi ích vĩnh cửu và vĩnh viễn cho quốc gia nhưng thằng gần khốn nạn hơn thằng xa, thằng xa văn minh hơn thằng gần; chưa thằng nào giàu lên và văn minh được bởi thằng gần, nhiều thằng văn minh và giàu có là nhờ thằng xa.. Ờ há! Mình á, chỉ chuyển động lớn khi hai thằng động, loanh quanh khéo khi hai thằng tĩnh. Hầy za!. Ới nghị : Nguyễn Sỹ Cương; Phùng Xuân Nhạ; Nguyễn Văn Thể và những nghị khác. Thế nhé nghị à. Ối a.

NAM MÔ.

Những gì đâu, chiếc lá thu Không dưng rơi giữa tiếng ru ngóng chờ! Nghiêng trăng, gió níu, mây hờ Thinh không lẫn tiếng nam mô thật buồn.