Tôi xin góp ý với người viết Trần Nhật Quang theo
đúng thứ tự Ông đã viết: (Link : ĐÂY )
1- Ông đúng nhưng chưa đủ khi viết : "Không phải nhiều đảng thì nhiều dân chủ, ít đảng thì ít dân chủ, một đảng thì không có dân chủ." Ông nên thêm : nhưng nhiều đảng thì có cơ hội/ khả năng/tiền đề .... nhiều hơn cho dân chủ. Và nên viết : "Dưới chế độ độc tài của Sa-đam Hut-sê-in, các giáo phái các tộc người không cùng chính kiến bị đàn áp, tiêu diệt. Lật đổ Sa-đam Hut-sê-in, nước I-rắc đa đảng, lập tức xung đột sắc tộc, giáo phái, nổ bom khủng bố đến tận hôm nay… nhưng dân chủ sẽ đến dần khi các sắc tộc, các giáo phái không thể hy sinh máu xương vì bất đồng mãi được." Vả lại nên có số liệu dẫn chứng số người bị cầm tù, bị giết ... trong cả hai khoảng thời gian đó.
1- Ông đúng nhưng chưa đủ khi viết : "Không phải nhiều đảng thì nhiều dân chủ, ít đảng thì ít dân chủ, một đảng thì không có dân chủ." Ông nên thêm : nhưng nhiều đảng thì có cơ hội/ khả năng/tiền đề .... nhiều hơn cho dân chủ. Và nên viết : "Dưới chế độ độc tài của Sa-đam Hut-sê-in, các giáo phái các tộc người không cùng chính kiến bị đàn áp, tiêu diệt. Lật đổ Sa-đam Hut-sê-in, nước I-rắc đa đảng, lập tức xung đột sắc tộc, giáo phái, nổ bom khủng bố đến tận hôm nay… nhưng dân chủ sẽ đến dần khi các sắc tộc, các giáo phái không thể hy sinh máu xương vì bất đồng mãi được." Vả lại nên có số liệu dẫn chứng số người bị cầm tù, bị giết ... trong cả hai khoảng thời gian đó.
2- Trong các quyền dân chủ mà Ông dẫn chứng thì
quyền được nói là quyền đầu tiên của con NGƯỜI vì Ông hiểu hơn Tôi,
rất hơn Tôi là : NGƯỜI khác VẬT ở điểm gì, Ông đang sử dụng cái quyền tối thượng
đó của NGƯỜI nên Tôi mới có vinh dự sử dụng quyền được viết để thưa
lại với Ông. Tôi xin cop (coppy chứ không trích) Ông đoạn này : "
Tuy nhiên, cần phải nhận thức rõ rằng, khí quyền của đại đa số nhân dân được
đáp ứng (theo trình độ phát triển của đất nước), thì quyền tự do báo chí, chính
kiến, ngôn luận…chỉ đáp ứng nhu cầu của một bộ phận thiểu số, mà trong đó đại
đa số của thiểu số này không phải là nhân dân, mà là giới hoạt đầu chính trị."
. Để khuyên Ông rằng xin đừng viết thế, xin Ông đừng viết thế, xin Ông,
nếu viết thế thì : các Ông Sang, Trọng, Hùng, Dũng, các Ông trong Bộ
chính trị, các Ủy viên trung ương, và vài triệu cán bộ Đảng viên
khác sẽ làm gì Ông, Ông biết không???
nếu Ông có đồng chí họ sẽ làm gì Ông, Ông biết không???.
3- Ông lại đúng nhưng không đủ, hơn 300 triệu dân Mỹ
bầu ra đấy Ông ạ, bầu trực tiếp đấy Ông ạ, vợ chồng còn không nhất
trí với nhau để bầu đấy Ông ạ. Bầu xong
họ theo dõi đấy Ông ạ. Chắc Ông chưa đọc tin cái thằng chả Ô
Bà Má ấy phải xin lỗi trực tiếp, tại nhà trắng một trung sĩ cảnh
sát vì chót bình lựng sai khi xem ti vi về hành vi giữ công dân nhỉ,
không đọc cũng bình thường, vì cỡ Ông đọc nhiều cái khác của giới
hoạt đầu chính trị mà. Nhưng này bỏ qua chính kiến của người dân Mỹ
cũng không sao, thậm chí coi thường họ cũng không sao,chỉ có 300 triệu
thôi mà, nhưng đừng coi thường 90 triệu dân mình Ông ạ.
4- Ông khen họ "soi" thật tuyệt, may mà quốc
gia họ có người "soi". Ông khen nền dân chủ đích thực của họ
thật tuyệt, bởi 300 triệu người dân là 300 triệu quyền lợi nên họ
không cho Ông tổng thống của họ được phép : Cho là đúng thì làm.
Không cho Tổng thống của họ nói trước Quốc hội : Bộ X, Y, Z đã quyết
rồi. Tổng thống phải nói ra, phải trình bày ra chính kiến của Tổng
thống, nếu dân cho là đúng thì mới được làm. Dân nghe qua đại biểu
của họ tranh luận (như Quốc hội của mình ấy Ông nhỉ. Chắc họ học
mình nhưng còn kém vì họ có hai viện, một viện nghĩ và nói theo
cách nghĩ và nói của dân, một viện nghĩ và nói theo cách nghĩ và nói
của người đang điều hành đất nước). Hình như người Mỹ không có khái
niệm : ý TAO là LÒNG mày nên họ cần hai viện.
5- Ý này của Ông chỉ là một phần nhỏ của ý bốn,
song Tôi vẫn nói lại (theo Ông thôi). 300 triệu dân là 300 triệu quyền
lợi, không có cái đúng tuyệt đối vì vậy Ông mới viết bài này, để
nói rằng Ông đã lập luận như thế này theo đúng hiểu biết của Ông :
Chỉ có một. Xin lỗi vậy Ông là gì
nhỉ??? Có là Ông không? Ông có kích
thước không gian không? có trọng lượng không? có suy nghĩ của riêng mình không? có Vợ có Con không? nếu có như Ông đang
viết đây thì có còn là Ông không? có là ý của Ông không?. Cụ thể hơn đúng cách trình bày của Ông
Tôi xin trình bày đủ : Thằng chả Ô Bà Má chỉ có hai nhiệm kỳ thôi,
nó nói hay, làm giỏi, nói dốt làm ngu do dân nó chọn. Ông không biết
điều này sao. Ở nhiệm kỳ đầu dân chưa biết nó là ai nên nó phải
uýnh nhau với cái Bà mà sau này lại làm Bộ trưởng cho nó (Bà này thật dại). Thắng Bà này rồi,
nó rách tả tơi rồi mới được đánh nhau với thằng ở đảng khác có
thể còn giỏi hơn, đánh nhau trước mặt dân nó, cho dân nó xem để dân nó chọn.
6- Điều này Tôi đồng ý với Ông, vì Ông hỏi chứ không
khẳng định. Theo Tôi mỗi NGƯỜI, mỗi QUỐC GIA là MỘT, do vậy tự tìm
cách sống, cách phát triển của mình, học nhau mà sống, mà phát
triển, đừng SAO Y BẢN CHÍNH LÀ
ĐƯỢC. Nhưng khuyên Ông đừng nói xấu thằng giàu, nó hơn mình cái gì
thì phải bàn, hơn mình cái giàu thì Ông đã khẳng định rồi : các
nước giàu. Cũng
đừng liệt kê các đặc điểm của nó bởi nếu làm vậy mọi người sẽ
hiểu sai ý Ông, mình không có đặc điểm đó thì mình...?
GHI CHÚ: (Tôi cũng ghi chú như Ông nhưng ý khác Ông,
Ông đang bàn về đa đảng lại ghi chú về lý luận kinh tế thị
trường.). Hiến pháp là khế ước xã
hội (theo các nhà lý luận) Tôi thú thực không hiểu hết , nên tôi tạm
viết thế này : Hương ước do Dân làng làm ra giao cho một số người gọi là gì thì tùy (có
thể là Ban đại diện, cho hiện đại) có người đứng đầu (có tên riêng)
gọi là gì thì tùy (có thể là Trưởng ban, cho hiên đại) thực thi. Hiến pháp là Hương ước của
một nước, do Công dân làm ra giao cho một số người gọi là gì thì tùy
(có thể là Nhà nước, cho hiện đại) có người đứng đầu (có tên riêng, chọ, xa, hù, dũ chẳng hạn) gọi là gì thì tùy (có thể là
Chủ tịch nước, cho hiện đại) thực thi lại giao cho một số người nữa gọi là gì thì tùy (có thể là Quốc hội, một viện hay hai viện gì đó) giám sát. Nói gọn là : NHÂN DÂN LẬP RA HIẾN PHÁP GIAO CHO NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN LẠI GIAO CHO QUỐC HỘI GIÁM SÁT . Và như vậy Tôi không phản đối hay ủng
hộ điều 4, Tôi ủng hộ cách dân chủ trong lập Hiến pháp. Ví dụ : Có
vài hiến pháp khác nhau để dân thông qua từng Hiến pháp, sau đó nếu
cần thì thông qua từng điều, từng câu của Hiến pháp đã chọn. TỰ
THỎA THUẬN ĐỂ SỐNG VỚI NHAU, ĐÓ LÀ DÂN CHỦ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét