Trưa 01/5 oi nồng khó chịu, có lẽ một cơn dông nhiệt sẽ đến vào chiều. Không có việc làm, ngồi đọc vặt. Chợt rơi nước mắt vì những dòng này :
Ngày nay Đức là một nước nhân đạo, pháp luật của Đức nghiêm minh. Nhưng sự nhân đạo của nó thì khó nơi nào bằng. Không cần nói đâu xa, chỉ cần nói đến những người Việt ngày nay trốn vào nước Đức bằng con đường rừng băng qua từ Lát Vi A hay Ucraina. Chẳng ai trong số họ chết vì đói hay bênh tật khi đặt chân đến Đức, chỉ cần có một đứa con với người đàn ông nào đó đang sống hợp pháp tại Đức. Người phụ nữ Việt Nam băng rừng kia sẽ được ở lại lâu dài, và khi cô ta ở lại được lâu dài, người đàn ông Việt Nam băng rừng không có giấy tờ nhưng là bố đứa trẻ thứ hai của cô ta., anh ta cũng được ở.
Trẻ sơ sinh Việt Nam đầy rẫy ở Berlin, mỗi ngày chủ nhật nếu bạn đến khu chợ Đồng Xuân sẽ thấy khối bà mẹ người Việt trẻ tay bồng một đứa, tay đẩy một dứa nằm xe. Những đứa con là những tờ giấy bảo đảm giá trị thời gian ở lại lâu dài của bố mẹ chúng. Bất kỳ đứa trẻ nào đi học ở Đức này đều không phải đóng học phí hoặc tiền xây dựng nhà trường, tiền sắm công cụ giảng dạy, tiền điều hoà rồi điện điều hoà, tiền máy tính giảng dạy cho giáo viên.....
Vào ngày 27 tháng 12 năm 2014, Tí Hớn đặt chân đến nước Đức theo diện ăn theo học bổng của bố. Nhiều người bạn khuyên tôi làm đơn xin tiền hỗ trợ nuôi trẻ em. Tôi lần chần mãi, vì thực sự số tiền học bổng trong đó đã bao đủ mức sống cho gia đình. Đi xin chắc gì đã đượ. Mãi đến tháng 3 anh bạn tôi sau nhiều lần hối thúc, anh đến nhà dẫn tôi đi làm thủ tục. Ở cái phòng vào làm thủ tục xin tiền hỗ trợ, người ta có tấm biển. Anh bạn dịch rằng, đó là vì tế nhị, nên người ta có tấm biển này, nội dung nó như kiểu ai biết người đấy, không nên để ý việc người khác ở đây. Tôi hỏi sao lại có tấm biển kỳ quặc vậy, anh bạn bảo vì khi vào hỏi xin trợ cấp người ta sẽ hỏi những câu riêng tư, như vợ chồng có ở với nhau không, đến đây thế nào, sinh con ở đâu...đại khái là chuyện riêng tư nên họ nhắc nhở thế.
Tí Hớn nhận được tiền trợ cấp 200 e một tháng, bắt đầu từ tháng 12 năm 2014. Chẳng phải là khi bố nó làm giấy xin tiền hỗ trợ. Thế đấy, chỉ có 3 ngày mà được luôn cả một tháng. Giờ thì nó có thể đòi bố mẹ phải mua cho nó những gì mà nó cần thiết, như giày dùng trong giờ thể thao, túi đựng quần áo thể thao, , quần áo để đi học bơi, tiền để đi picnich với nhà trường. Nếu bố mẹ không mua cho nó những thứ ấy, cô giáo sẽ gửi ý kiến đến một cơ quan. Cái cơ quan ấy sẽ lập tức đến nhà tra hỏi là tiền hỗ trợ của nhà nước cho trẻ con dùng vào việc gì mà không mua cho nó. Nếu lần thứ hai, thứ ba mà vẫn vậy. Cơ quan ấy sẽ đến đưa thằng bé đến nơi nhà nước chăm lo đầy đủ."
Link trích : bernauer-str.
Những giọt nước mắt trưa ngày Quốc tế lao động. Từ 27/12 đến 31/12 cũng đủ là quốc tế lao động với Tí Hớn rồi, lại cả đời nó nữa, lại Bố mẹ nó nữa nhỉ : Cái học bổng ấy, ăn theo cái học bổng ấy.
Thật là, những giọt nước mát.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét