Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

HÓA RA ... . THẾ THÔI.

Cứ nghĩ và cứ băn khoăn, băn khoăn rất nhiều về câu trích : "Hóa ra tự chúng tôi cũng còn một câu hỏi?" Đã trích trong  ĐA. VÂNG.
Đi tìm :
Trận địa lòng dân. Bệ đỡ nhân dân. Quân với dân như cá với nước - Cá ở trong nước. Bao bọc chở che.
Bài hát : Huyền thoại mẹ.
Đêm chong đèn ngồi nhớ lại
Tứng câu chuyện ngày xưa.
Mẹ về đứng dưới mưa
Che đàn con nằm ngủ
Canh từng bước chân thù.
Mẹ ngồi dưới cơn mưa.

Mẹ lội qua con suối,
Dưới mưa bom không ngại
Mẹ nhẹ nhàng đưa lối,
Tiễn con qua núi đồi.
Mẹ chìm trong đêm tối,
Gió mưa tóc che lối con đi.

Đêm chong đèn ngồi nhớ lại
Từng câu chuyện ngày xưa.
Mẹ về đứng dưới mưa,
Che tứng căn nhà nhỏ
Xóa sạch vết con về
Mẹ ngồi dưới cơn mưa

Đi tìm, đi tìm, tìm nữa, tìm lâu hơn. Tìm cả "tát nước bắt cá"
Đã thấy, thấy "Hóa ra tự chúng tôi cũng còn một câu hỏi?" :

Bản sao hai bài viết đã dẫn link.:

Đêm kinh hoàng trong hang Hòn Kẽm

09/06/2008 08:01 GMT+7
TTCT - Vì cháu khóc quá, sợ lộ Mỹ sẽ giết hết dân, người mẹ đó đành chôn sống đứa con ba tháng tuổi do mình rứt ruột sinh ra vào một đêm tối trời của mùa đông năm 1969. Cháu chết đi là để bảo tồn hàng trăm tính mạng dân thường đang chạy giặc trốn tại hang núi Hòn Kẽm.
Đêm kinh hoàng trong hang Hòn Kẽm Phóng to
Cầm chiếc khăn, bà hốt hoảng nhớ về cái chết của con
Một cái chết khủng khiếp, kinh hoàng, tưởng như trong phim, ấy vậy mà có thật 100% tại vùng thượng nguồn sông Thu Bồn đã gần 40 năm trôi qua. Người mẹ đó tên là Lê Thị Nghê (Năm Nghê) nay đã 73 tuổi. Hiện bà vẫn sống với tâm trí điên tỉnh lẫn lộn trong ngôi nhà tạm tại thôn Linh Kiều, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Đây là một câu chuyện chưa từng được viết ra nhưng nó đã ám ảnh nhiều thế hệ người dân ở địa phương này, kể cả những dũng sĩ diệt Mỹ thời đó, và họ muốn nó phải được kể lại cho hậu thế.
Sau chiến dịch Mậu Thân năm 1968, Mỹ tăng cường đánh phá ác liệt những vùng rừng núi và trung du các tỉnh Trung Trung bộ. Thượng nguồn sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam lúc đó là “chiếc nôi cách mạng”, cũng là tâm điểm mà Mỹ thường xuyên tìm đến càn quét và tiêu diệt.
Những năm tháng kinh hoàng
Sau trận đánh dữ dội vào đầu tháng 8-1969 của bộ đội và du kích địa phương xã Quế Tân, huyện Quế Tiên, tỉnh Quảng Nam (tên địa danh của thời kỳ đó) bắn rơi một máy bay, bắn cháy hai tàu chiến với hơn 50 lính Mỹ chết, tưởng Mỹ khiếp vía không bao giờ trở lại đây nữa. Nhưng sau hai tháng, vào một sáng ngày đầu tháng 10-1969, Mỹ cho máy bay rải thảm hàng chục tấn bom xuống xã Quế Tân. Sau đó tàu chiến ngược sông Thu Bồn và máy bay đã đổ xuống đây một sư đoàn thủy quân lục chiến nhằm hủy diệt vùng căn cứ cách mạng này để bảo vệ tiền đồn Nông Sơn - một lá chắn trấn thủ che chở Đà Nẵng, Hội An...
Lúc này ngoài số dân tự sơ tán, còn hơn 200 người thôn Trà Linh (Quế Tân) được cán bộ và du kích xã đưa vào núi Hòn Kẽm trú ẩn. Bấy giờ thôn Trà Linh “vườn không nhà trống” nên lính Mỹ tha hồ đốt sạch, phá sạch. Trâu bò cùng vật nuôi bị bắn chết ngổn ngang, làng quê lúc này điêu tàn trong khói lửa.
Những ngày đóng quân tại đây, lính Mỹ càn quét lùng sục nhưng không tìm ra được một người dân nào tại thôn, nên nghi họ chạy hết vào núi. Thế là bao nhiêu vũ khí pháo bầy, đại liên... của lính Mỹ xả vào Hòn Kẽm như mưa. Cứ pháo vừa dứt là đến lượt tàu gáo, tàu rọ quần lượn tìm kiếm để tiêu diệt. “Nhưng nguy hiểm hơn là lính Mỹ đi phục từng tốp. Chiều tối, cứ 10 lính Mỹ đi là cõng trên lưng cũng 10 lính Mỹ. Khi bọn chúng rút về cứ điểm đủ 10 là để lại 10 thằng trên lưng ở lại phục kích. Nhiều người chúng ta hi sinh thời đó cũng vì không biết cái trò này” - anh Trần Hùng, một cựu chiến binh cũng trú trong hang thời đó, kể lại.
Do địch chiếm giữ quá lâu, lúc này dân trú trong hang đang đói và khát nước. May mắn, đêm 6-10 mưa như trút đã cứu khát đồng bào trong hang. Cứ tưởng mưa to địch không phục, Sáu Tiền - một cô gái gan lì - xung phong ra khỏi hang để về rẫy kiếm khoai lang cứu đồng bào. Từ hang bò ra, đi hơn 30 phút vừa đến chân núi, chưa đến rẫy khoai lang thì cô lọt vào ổ phục kích của Mỹ, chúng bắn cô bị thương ở đùi rồi bắt sống. Đêm đó chúng tra tấn cô dã man, cô cố chịu đòn, không hề khai báo với địch lời nào về nơi trú của dân Trà Linh trong hang, thế là rạng sáng 7-10 chúng giết cô.
Đêm đó và tiếp theo, thấy Sáu Tiền không trở về hang, ai cũng biết chắc cô đã lọt vào tay giặc. “Trong những lần chạy giặc trước, chúng tôi đem lương thực đủ ăn ba ngày, lần này bà con đem theo để đủ ăn năm ngày. Vì cứ nghĩ Mỹ ở độ ba ngày là rút, ai ngờ lần càn ni Mỹ ở tới 10 ngày. Hồi nớ dân ở trong hang đói, khát dữ lắm!” - ông Lê Ngô, 80 tuổi, người thôn Trà Linh cũng chạy giặc lúc đó, hồi tưởng.
Giết con để cứu dân
Đêm kinh hoàng trong hang Hòn Kẽm Phóng to
Mỗi lần nhớ con, bà Năm Nghê đốt nhang đi trong rừng khấn nguyện
Hang trên núi Hòn Kẽm là một địa đạo do thiên tạo rất hiểm trở, chỉ người dân vùng này mới biết. Sau ngày cô Sáu Tiền chết thì tàu gáo quần lượn nhiều hơn, chúng vừa bay vừa bắn đại liên, M79, ném lựu đạn M26 vào từng vách núi của Hòn Kẽm. “Ngồi trong hang mà nghe nổ ầm vang, cứ tưởng địch đổ quân đến gần hang rồi, ai cũng im lặng ôm nhau run sợ” - ông Ngô vừa kể vừa toát mồ hôi như tắm!
Trong hang người đông như thế, trẻ con nhiều nhưng không có cháu nào dưới 3 tuổi nên đám trẻ cũng biết sợ, không dám khóc mặc dù rất đói. Bà Năm Nghê thời đó 32 tuổi, bế theo hai con nhỏ - cháu gái lớn Lê Thị Liên, 4 tuổi và cháu trai Lê Tân, 3 tháng tuổi. Bà vừa sợ Mỹ vừa buồn vì chồng mới chết do bom B52 tại làng.
Nhưng khổ nhất là cháu Tân đói sữa, ngày đêm cứ khóc thét, dỗ hoài không nín. Bà cũng như hàng trăm người trong hang sợ Mỹ nghe tiếng khóc phát hiện nơi trú ẩn của mọi người và giết hết. Có người động viên Năm Nghê: “Chị nên hi sinh đứa con để bảo toàn tính mạng dân trong lúc này!”. Nghe vậy bà bàng hoàng lắm, rồi ai cũng thay phiên ôm ấp cháu, nhưng nó cứ khóc nhiều hơn.
Súng vẫn nổ, mọi người ngồi trong hang cứ nghĩ lính biệt kích Mỹ đang đến gần hang rồi. Lúc này mọi người ngậm ngùi đành nghe theo mấy anh du kích, lại động viên cô Năm: “Thôi cô hi sinh đứa con đi...!”. Sau hai ngày Sáu Tiền chết do Mỹ giết, đêm đó bà Năm hôn núm ruột đang khóc: “Mẹ không bao giờ bỏ con, nhưng vì để cứu dân làng, con phải ra đi...”. Sau khi cháu tắt thở, bà cởi chiếc áo trong người đùm con lại. Bà bế thi thể của con, bò lên khỏi miệng hang về hướng tây 100m mặc cho mưa rơi, mặc cho đạn pháo bắn rền vang, bà dùng hai tay móc đất ướt lạnh để an táng con mình.
Sau khi khỏa đất xong, bà ngồi thêm một lúc, dưới ánh chớp của đạn pháo bà thấy lớp đất trên thi thể con đang rục rịch, bà thầm nghĩ: “Con tôi đã sống lại!”. Nhưng rồi không hiểu sao bà lại bốc thêm đất bỏ lên phần mộ của con. Rồi bà chạy về hang tối mò đến bé Liên, ôm con vào lòng, cắn răng nức nở. Mọi người vây quanh im lặng chia buồn cùng mẹ con bà. Bây giờ thì Mỹ không thể phát hiện tiếng khóc của cháu Tân nữa.
Sau cái chết của cháu Tân ba ngày, mọi người trong hang không còn nghe tiếng pháo rền nữa. Ông Nguyễn Xuân Mỹ, 60 tuổi, cùng thôn với bà Năm, cũng là du kích trong hang lúc đó, kể lại: “Sáng tinh mơ tôi bò lên miệng hang, không thấy máy bay quần lượn, tiếng đạn pháo cũng không còn bắn, đứng trên hang nhìn về thôn Trà Linh xơ xác vắng lặng. Tôi quyết định đi về làng thì đúng là Mỹ đã rút về cứ điểm Nông Sơn”. Dân từ hang núi trở về làng cũ. Rồi sau đó cũng có những cuộc càn quét tương tự của Mỹ diễn ra nhưng những lần này có bộ đội chính qui về đánh trả, Mỹ không trở lại. Thượng nguồn sông Thu Bồn dần dần được bình yên đến ngày giải phóng.
Nỗi đau không dứt
Trong chiến tranh, thôn Trà Linh, xã Quế Tân thuộc huyện Quế Tiên, tỉnh Quảng Nam. Sau giải phóng cách đây 23 năm, thôn này được đổi thành thôn Linh Kiều, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
Bây giờ con trai của bà Năm đã ra đi gần 40 năm và 33 năm đất nước thanh bình. Gần 200 người dân thôn Trà Linh ngày ấy bây giờ nhân lên gấp ba, đời sống tuy nghèo nhưng vẫn còn may mắn hơn bà Năm. Con gái còn lại - chị Lê Thị Liên - có chồng, một con trai bây giờ cũng nghèo lắm. Hiện nay vợ chồng chị lên tận Nông trường Phước Đức, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) nhận chăm sóc khoán 4ha cao su. Vì xa quá anh chị cũng ít khi về thăm mẹ.
Bà Năm giờ ở một mình trong căn nhà tạm của con gái. Hiện nay bà đang bị nhiều bệnh và sống dưới mức nghèo khổ. Ngoài sự giúp đỡ của bà con lối xóm cùng chạy trú trong hang thời đó thì bà không được Nhà nước trợ cấp một chút gì. Có mấy lần chị Liên làm đơn xin trợ cấp cho mẹ, nhưng ngành lao động - thương binh và xã hội các cấp đều trả lời “không biết xếp mẹ con bà vào diện chính sách gì”.
Vì ám ảnh triền miên, nhiều năm qua tâm trí bà tỉnh điên lẫn lộn. Chiếc khăn của đứa con ngày xưa, đến nay bà vẫn còn giữ và coi đó là “báu vật” bất ly thân. Đêm cũng như ngày, khi không tỉnh bà bế chiếc khăn đó hát ru. Rồi có những khi bà đốt nhang, một mình vào rừng miệng nói lẩm bẩm đi tìm mộ con. Nhưng mộ con của bà đã mất dấu tích sau khi an táng do mưa quá lớn.
VŨ CÔNG ĐIỀN
MẶT ĐẤT VẪN RUNG CHUYỂN – Giải cứu binh nhì Ryan




01
Bà Lê Thị Nghê, hiện còn sống
Tất nhiên tôi không có ý định kể lại câu chuyện trong phim Giải Cứu Binh Nhì Ryan của đạo diễnSteven Spielberg, do diễn viên Tom Hanks thủ vai chính.
Và tôi cũng không muốn làm công việc của một người phê bình điện ảnh để phân tích xem phim hay, dở thế nào.
Nhưng từ lâu tôi vẫn ôm ấp ý định viết về bộ phim nổi tiếng này, bởi vì ở Việt Nam, thời chiến tranh chống Mỹ cũng từng có một câu chuyện mang một thứ triết lý nhân bản kiểu như vậy nhưng lại là một thứ nhân bản lộn đầu. Nó bị đẻ ngược, với hai chân ra trước. Nó là một thứ nhân bản màu máu, mang diện mạo của “chiến tranh nhân dân” trong khi thứ nhân bản trong phim Giải Cứu binh Nhì Ryan có màu xanh của biển cả và bầu trời.
Chuyện giải cứu binh nhì Ryan xảy ra vào giữa năm 1944 trong Thế chiến thứ 2 khi quân Mỹ đổ bộ lên vùng Normandy nước Pháp. Một biệt đội gồm 8 người do đại uý Miller chỉ huy được thành lập chỉ để đi giải cứu một anh binh nhì tên là Ryan theo lệnh của Tổng tham mưu trưởng quân đội Hoa kỳ, tướng Marshall.
Ryan là đứa con cuối cùng còn sống sót của một bà mẹ đã có ba đứa con trai chết trận. Vì thế bằng mọi giá phải đem Ryan trở về với người mẹ đau khổ ấy.
Trong cuộc giải thoát này, sáu người trong số tám người của biệt đội do đại uý Miller chỉ huy đã chết, trong đó có Miller. Biệt đội chỉ còn lại 2 người nhưng họ đã đem được người chiến sĩ dũng cảm: binh nhì Ryan về với mẹ.
Câu chuyện ở Việt Nam thì ngược lại. Nó xảy ra trong một hang đá ở xã Quế Tân thuộc tỉnh Quang Nam mùa đông năm 1969.
Trong cái hang đá kinh hoàng ấy cũng có một người mẹ tên Lê Thị Nghê 32 tuổi và một đứa con trai tên Lê Tân, 3 tháng tuổi.
Lính Mỹ càn quét qua làng Quế Tân. Thông thường thì trong những trường hợp như thế người dân thường bồng bế nhau chạy về thành phố lánh nạn. Nhưng hôm đó những người du kích Việt cộng đã buộc dân cùng họ chạy trốn vào hang Hòn Kẽm ẩn núp. Bé Lê Tân (con của bà Lê Thị Nghê) đói sữa khóc liên tục không cách gì dỗ cho nín.
Sợ bị lộ, những người du kích đã gây áp lực để bà Nghê giết chết con mình.
Nếu những người lính Mỹ trong biệt đội của đại uý Miller đã hy sinh để bảo vệ đứa con trai của một bà mẹ đau khổ, thì ở cái hang Hòn Kẽm này, những người du kích đã buộc người mẹ phải giết con mình để cho họ được sống.
Đó là thứ đạo lý gì vậy? Sao nó lại từng được ca ngợi như một “huyền thoại mẹ”, được “cải biên” thành một sự hy sinh thần thánh của người mẹ Việt Nam anh hùng “vì đại nghĩa mà giết chết con mình”?
Báo Tuổi Trẻ Online số ra ngày 09/6/2008 đã viết lại vụ này ở góc độ là: Chính dân làng trốn trong hang đã khuyên bà Nghê hy sinh đứa con để cứu mọi người.
Nhưng đoạn văn sau đây đã để lộ sơ hở:
“Súng vẫn nổ, mọi người ngồi trong hang cứ nghĩ lính biệt kích Mỹ đang đến gần hang rồi. Lúc này mọi người ngậm ngùi đành nghe theo mấy anh du kích, lại động viên cô Năm: “Thôi cô hi sinh đứa con đi…!”.
Bà Năm hôn núm ruột đang khóc: “Mẹ không bao giờ bỏ con, nhưng vì để cứu dân làng, con phải ra đi…”. Sau khi cháu tắt thở, bà cởi chiếc áo trong người đùm con lại. Bà bế thi thể của con, bò lên khỏi miệng hang về hướng tây 100m, mặc cho mưa rơi, mặc cho đạn pháo bắn rền vang, bà dùng hai tay móc đất ướt lạnh để an táng con mình.”
Sơ hở thứ nhất:
-Rõ ràng là bà Nghê không tự nguyện giết con mà là dân làng “đành nghe theo các anh du kích”làm áp lực buộc bà Nghê giết con.
Sơ hở thứ hai:
000-mat dat
ác
Bà Nghê hoàn toàn có thể “ra khỏi hang 100 mét để dùng tay móc đất đào huyệt chôn con” điều đó chứng tỏ bà không sợ lính Mỹ giết (vì họ giết bà để làm gì?).
Từ khi bà Nghê bồng xác con ra khỏi hang, đi 100 mét, cho đến khi đào xong một cái huyệt bằng tay không xong, cũng mất ít nhất một tiếng đồng hồ. Điều đó chứng tỏ lính Mỹ còn ở xa. Và rõ ràng rằng lúc ấy, thay vì giết con, bà hoàn toàn có thể bế con đi ẩn náu một chỗ khác để tiếng khóc của cháu bé khỏi gây nguy hiểm cho mấy anh du kích. Hơn nữa, với đứa bé 3 tháng tuổi trên tay, bà hoàn toàn có thể đi về làng, chẳng những không bị ai giết mà có khi mẹ con bà còn được giúp đỡ.
Vậy thì tại sao bà phải giết con?
Đó chỉ có thể là do một quyết định man rợ.
Đó là một quyết định hèn nhát và phi nhân tính.
Và sự kiện ấy đã nói lên một chi tiết rất cay đắng, đó là: những người du kích không dám cho dân làng bỏ đi vì họ cần một đám đông quần chúng để trà trộn vào.
Người mẹ “huyền thoại” ấy đến nay vẫn còn sống: quắt queo, tàn héo và đói rách. Không một ai đoái hoài, không một chút tiền trợ cấp, không một lời xin lỗi.
Bài báo nêu trên cũng đã viết về gia đình người mẹ ấy hiện nay như sau:
“Bây giờ con trai của bà Năm đã ra đi gần 40 năm và 33 năm đất nước thanh bình. Gần 200 người dân thôn Trà Linh ngày ấy bây giờ nhân lên gấp ba, đời sống tuy nghèo nhưng vẫn còn may mắn hơn bà Năm. Con gái còn lại – chị Lê Thị Liên – có chồng, có một con trai, bây giờ cũng nghèo lắm. Hiện nay vợ chồng chị lên tận Nông trường Phước Đức, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) nhận chăm sóc khoán 4ha cao su. Vì xa quá anh chị cũng ít khi về thăm mẹ.
Bà Năm giờ ở một mình trong căn nhà tạm của con gái. Hiện nay bà đang bị nhiều bệnh và sống dưới mức nghèo khổ. Ngoài sự giúp đỡ của bà con lối xóm cùng chạy trú trong hang thời đó thì bà không được Nhà nước trợ cấp một chút gì. Có mấy lần chị Liên làm đơn xin trợ cấp cho mẹ, nhưng ngành Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp đều trả lời “không biết xếp mẹ con bà vào diện chính sách gì”.
Vì ám ảnh triền miên, nhiều năm qua tâm trí bà tỉnh điên lẫn lộn. Chiếc khăn của đứa con ngày xưa, đến nay bà vẫn còn giữ và coi đó là “báu vật” bất ly thân. Đêm cũng như ngày, khi không tỉnh bà bế chiếc khăn đó hát ru. Rồi có những khi bà đốt nhang, một mình vào rừng, miệng nói lẩm bẩm đi tìm mộ con. Nhưng mộ con của bà đã mất dấu tích sau khi an táng do mưa quá lớn.”
*
Câu chuyện “Giải cứu binh nhì Ryan” và câu chuyện “Đêm kinh hoàng ở Hòn Kẽm” là hai bi kịch chiến tranh rất thảm thương và khốc liệt. Nhưng triết lý nhân bản trong hai câu chuyện đã khác nhau như ánh sáng và bóng tối.
Trong bất cứ cuộc chiến tranh nào trên mặt đất này, trách nhiệm của người lính là bảo vệ dân chứ không phải là buộc dân giết con để bảo vệ mình.
Và tự cổ chí kim, người lớn luôn đùm bọc, bảo vệ trẻ em chứ không phải trẻ em phải chết để bảo vệ người lớn.
Những người “giải phóng” Việt Nam đã không hề thấy xấu hổ về câu chuyện ở Hòn Kẽm mà còn ca ngợi nó như một thứ “lương tâm của thời đại”.
Đó là thứ lương tâm của loài sinh vật nào vậy? 
ĐÀO HIẾU
(Trích trong tập tiểu luận “MẶT ĐẤT VẪN RUNG CHUYỂN”)

17 comments on “MẶT ĐẤT VẪN RUNG CHUYỂN – Giải cứu binh nhì Ryan

  1. Buồn quá buồn quá buồn quá !!!!!
    Riêng câu nầy xin viết lại cho rõ hơn, để làm rõ nghĩa, để độc giả đọc đến đâu là hiểu đến đó :
    “…những người du kích không dám cho dân làng bỏ đi vì họ cần một đám đông quần chúng để trà trộn vào.”
    xin thêm :
    “…những người du kích không dám cho dân làng bỏ đi vì họ cần một đám đông quần chúng để họ có thể trà trộn vào đám đông đó.”
  2. Lương tâm của loài sinh vật nào ư? Xin thưa, loài chó cũng không tàn ác như vậy, nếu không phải là chó điên. Đó chỉ có thể là “chó săn”, viết tắt là…
  3. Thật đau xót…những người du kích ấy bây giờ họ đâu…Còn sống hay chết hết cả rồi…Làm sao có thể chết hết được, vì đã có dân làng bao bọc che trở mà…
    Vậy sao lại nỡ để cho một bà mẹ đau khổ chồng chất thế…đau khổ vì giết con, mất con…đau khổ vì sự hy sinh của con trai bà, tình mẫu tử đoạn tuyệt thật vô nghĩa…
    Thật ngậm ngùi xót thương..Đất nước hòa bình, xã hội tiến lên, các cán bộ du kích bây giờ chắc có người làm quan to…không ai còn nhớ.
    Anh Đào Hiếu nhớ…Ngành LĐTB XH đã xác minh chưa…?
    Tôi thấy nghẹn cổ cho Bà Mẹ …điên. Chắc Bà không chết nổi để chờ lương tâm của những người du kích …chờ xã hội…
  4. Có thể bà ấy đã có những ngôn ngữ hành động không coi trọng nhà nước (về sau nầy, sau khi đứa con đã chết).
    Hoặc có thể bà đã thóa mạ …
    Thế nên Bà đã không được nằm trong diện chăm sóc nào của chế độ nhà nước …
    + Các con đi chiến đấu rồi chết, cơn đau của Mẹ Thứ còn được an ủi mãi mãi bởi đồng bào, đồng đội, tượng đài và với thời gian qua đi theo năm tháng … Ngược hoàn toàn 180 độ với cơn đau của bà Mẹ nầy càng chồng chất theo thời gian suốt cuộc đời hễ Bà còn sống với sự lạnh nhạt của xã hội cùng chiếc khăn của đứa con 3 tháng tuổi bị giết chết không mong muốn …
    Bất kể những luận điểm chính trị, xã hội cổ kim đông tây, ĐÂY LÀ BÀ MẸ VĨ ĐẠI NHẤT CỦA NHÂN LOẠI, VỚI TƯ CÁCH LÀ CON NGƯỜI.
    Nước mắt tôi tuôn trào khi gõ những dòng nầy.
    • @ Le Minh thanh: Cả hai giả thiết đó có lẻ không đúng. Bởi nếu họ công nhận, thì khác nào họ thừa nhận chính du kích góp phần vào giết dân thường mà lâu nay họ ra rả bảo chiến đấu cho dân
      • Hai giả thiết của tôi :
        “Có thể bà ấy đã có những ngôn ngữ hành động không coi trọng nhà nước (về sau nầy, sau khi đứa con đã chết).
        Hoặc có thể bà đã thóa mạ …”
        Nếu đã không đúng, không có chuyện ấy.
        Thì nhà nước có trách nhiệm phải công nhận đứa bé ấy danh hiệu Liệt Sĩ.
        Bà Nguyễn Thị Định đã từng giải quyết (qua rất nhiều tranh cãi) danh hiệu Liệt sĩ với một nông dân Nam bộ; ông ấy là dân thường không hề dính líu đến tổ chức, ngày kia bất ngờ bắt gặp một du kích VC đang bị thương và bị phía địch rượt đuổi truy sát; ông cõng người du kích ấy cùng chạy trốn; và sau cùng ông bị bắn chết. Ông được công nhận Liệt Sĩ.
        Thằng bé đã là một công dân VN, hiện diện trên chiến trường VN.(Lê Văn Tám cũng là một trẻ chưa thành niên được gọi là Anh Hùng). Nó phải được bình đẳng đối xử, chứ đừng nói chi như ông Đào Hiếu “người lớn luôn đùm bọc, bảo vệ trẻ em”.
        Những gì mà người ta dành cho nó, nếu nó chưa tiếp nhận được thì người Mẹ của nó tiếp nhận.
        Tôi một kẻ tầm thường còn nhìn ra chuyện ấy, sao những đỉnh cao trí tuệ không động não !!
        Thật chua chát, cay đắng cho Bà Mẹ !
        Và không còn lời để nói về những đỉnh cao trí tuệ !!
  5. Tôi thấy tác giả đang có vấn đề về nhận thức
    1. Mặc định rằng “Thông thường thì trong những trường hợp như thế người dân thường bồng bế nhau chạy về thành phố lánh nạn.” + “Lính Mỹ không giết hại dân thường”
    Bạn quên rằng thời chiến có hai vùng kiểm soát, nếu dân chúng ở vùng MTGP kiểm soát, ủng hộ MTGP thì lính Mỹ sẵn sàng “bắn bất cứ thứ gì chuyển động” + “Mỹ Lai chỉ là một trong hàng trăm vụ tương tự” (Noam Chomsky)
    ==> việc hàng trăm người dân phải trốn trong hang núi nhằm tránh sự tàn sát của lính Mỹ là có khả năng xảy ra
    2. Quá câu nệ câu chữ, nhất lại là ngôn ngữ báo chí khi xác định tính chất sự việc.
    Ngay cả việc chấp nhận ngôn ngữ này như một chứng cớ thì bạn đã cố tình cắt xén chi tiết “Sau hai ngày [nhấn mạnh] Sáu Tiền chết do Mỹ giết, đêm đó bà Năm hôn núm ruột đang khóc: “Mẹ không bao giờ bỏ con,…”, tức là bà giết con hai ngày sau khi “Súng vẫn nổ, mọi người ngồi trong hang cứ nghĩ lính biệt kích Mỹ đang đến gần hang rồi”
    Bạn cố gán ép chữ “Sau khi cháu tắt thở” nghĩa là “ngay lập tức sau khi cháu bé tắt thờ” nên mới có kiểu suy luận “Từ khi bà Nghê bồng xác con ra khỏi hang, đi 100 mét, cho đến khi đào xong một cái huyệt bằng tay không xong, cũng mất ít nhất một tiếng đồng hồ. Điều đó chứng tỏ lính Mỹ còn ở xa”.
    Đâu nhất thiết sau khi cháu bé chết bà lập tức bế con đi ra khỏi hang?!
    Chắc bạn ở lâu bên đó quên rằng chữ “sau khi” trong tiếng Việt không có nghĩa là “ngay lập tức sau đó”
    3. Ban chỉ thấy mấy anh du kích muốn sống mà ko thấy hàng trăm dân làng cũng muốn sống, mấy anh du kích ko chỉ muốn mình sống mà muốn cả dân làng đều sống và bản thân bà mẹ cũng muốn sống
    Giải cứu Ryan chỉ là phim. Đời khác nhiều. Rất khắc nghiệt. Đôi khi là sự lựa chọn giữa cái riêng và cái chung. Sinh mạng của bạn, của đứa con khác của bạn, của hàng trăm người khác – đặt bạn trong trường hợp đó bạn sẽ lựa chọn gì? Và cái đó liệu chúng ta có quyền phán xét?
    • Thọ Đăng Nguyễn hoạnh họe nhăng nhít, không đáng quan tâm.
      Về “Giải cứu Ryan”, dù chỉ là phim, nhưng những con người thiếu nhân bản không bao giờ làm được bộ phim như vậy. Hơn nữa, nó lấy tư liệu thật từ chiến dịch Normandy của Đồng Minh.
      Hãy tiếp xúc với người Mỹ, và sống với họ, bạn sẽ thấy đa số họ thực sự nhân hậu, không giống tí nào với cái kiểu tỏ ra nhân hậu của CSVN.
      • cảm ơn bạn Thọ Đăng Nguyễn vì những lời bạn phân tích mình thấy rất đúng, người Việt Nam mình luôn để người mất ở trong nhà 3, 4 ngày là chuyện bình thường bởi họ còn lưu luyến chứ chẳng ai mang chôn luôn cả và trong trường hợp người sống còn nhiều lưu luyến hơn nữa. người viết bài có cách suy luận thật lạ, Quân Mỹ đi càn còn tính đến di chuyển lên thành phố thì chỉ có những người làm tay sai bán nước. Mình nghĩ chính sách không đi đến được từng người cũng có thể xảy ra nhưng không phải vì thế mà mỗi chúng ta có cái nhìn tiêu cực bài báo đã đăng từ năm 2008, mình hi vọng mẹ đã nhận được sự hỗ trợ khi chúng ta còn chưa biết đến bài báo này
  6. Bài viết này của ĐH.hay và thâm thúy qúa !
    Có điều là những gì thuật lại trong chuyện nói trên đã xảy ra đúng quy trình,
    nhất là tuân theo ngay chóc cái “triết lý thực dụng trắng trợn” của các tổ sư
    CS.: Bất cứ cái gì mà đem lại lợi ích cho cách mạng là đạo đức (HCM.) và
    nếu có lợi cho cách mạng thi cũng phải thoả hiệp với kẻ cướp (Lenin).
    Câu cuối này đang được chứng minh khi thoả hiệp với giặc Tàu xâm lược !
  7. Xin lỗi tôi không biết gì về Việt Nam từ lâu rồi. Rất ngạc nhiên về tác giả và bài viết với nội dung này. Chuyện này có thật sao ? Xin ngã mũ trước người viết. Và tự hỏi ở một xã hội thoái hoá, băng hoại, việc tìm hiểu cặn kẻ, công khai hoá những chuyện trái nhân tính này có được chấp thuận bởi nhà cầm quyền hay không ? Hỏi và không chờ đợi câu trả lời. Một chính quyền trưởng thành, vững chắc, tự tin, được tín nhiệm bởi đa số dân chúng mới đủ sức mạnh nhìn nhận sự thật.

Ảnh chụp màn hình hai link đã dẫn :




Băn khoăn và đi tìm. Để rồi đau đáu về nó, về câu hỏi này.
Có thể không đến cùng? Không thể không ngẫm? Người mà. Thế thôi.
HÓA RA TỰ CHÚNG TÔI CŨNG CÒN MỘT CÂU HỎI. Thế thôi.
Viết đến đây rồi và chấm hết trong dự định. Chợt thấy cái câu hỏi đã sinh ra " Hóa ra tự chúng tôi cũng còn một câu hỏi" đang được bàn rộn ở mức rực thế này :
http://trandaiquang.org/thu-ngo-cua-ba-ton-nu-thi-ninh-gui-nguoi-viet-nam-va-cac-ban-my.html
https://www.facebook.com/xoaixiu/posts/10206713530504717
Giống như trên, xin dẫn bản viết của cả hai bài đã dẫn link :
(Xã hội) - Ngày 7/6, BBT đã nhận được bức thư ngỏ của bà Tôn Nữ Thị Ninh – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại QH, nay là Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TPHCM nêu quan điểm về sự kiện Bob Kerrey và ĐH Fulbright VN đang được dư luận quan tâm.

Xin được đăng tải nguyên văn bức thư ngỏ này của bà Tôn Nữ Thị Ninh.
———————————————————
Tôn Nữ Thị Ninh
TPHCM, 6/6/2016
Thư ngỏ gửi người Việt Nam và các bạn Mỹ
1. Ngày 1 tháng 6, tôi đã bày tỏ cô đọng quan điểm về việc ông Bob Kerrey (BK) giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Tín Thác (Board of Trustees – BOT) Đại học Fulbright Việt Nam (FUV). Nay tôi xin gửi thư ngỏ đến người Việt Nam và các bạn Mỹ quan tâm đến vấn đề này với mong muốn diễn giải rõ hơn, đầy đủ hơn quan điểm của tôi.
2. Trước hết, tôi xin nêu một số thông tin để làm rõ hơn về nguồn tài chính và vai trò Hội đồng Tín Thác của một đại học kiểu Mỹ như FUV:
2.1. 20 triệu USD vốn ban đầu cho việc xây dựng FUV được nhắc đến như đóng góp mới của chính phủ Mỹ. Thực tế là: đó là khoản 20 triệu USD còn lại từ chương trình VEF (Quỹ Giáo dục Việt Nam – đã được thực hiện từ năm 2000, trích 5 triệu USD/năm trên tổng số 100 triệu USD cho chương trình học bổng) là món tiền chính quyền Sài Gòn nợ chính quyền Hoa Kỳ trước 1975, mà nhà nước CHXHCN Việt Nam thống nhất nhận trả phía Mỹ theo thông lệ quốc tế. Nói cách khác, thực chất đây là việc chuyển một món tiền có sẵn – từ mục đích cấp học bổng hàng năm sang mục đích tài trợ ban đầu cho FUV – chứ không phải do BK mới gây quỹ đặc biệt cho FUV.
2.2. Đối với một đại học kiểu Mỹ như FUV, vai trò của một Hội đồng Tín Thác và người đứng đầu Hội đồng không đơn giản bó hẹp trong nhiệm vụ gây quỹ mà là quyết định định hướng chiến lược của trường, và đề ra chủ trương với hàng loạt vấn đề phức tạp liên quan đến những bên có lợi ích khác nhau trong xã hội. Chính Hội đồng lựa chọn và bổ nhiệm Hiệu trưởng. Điều này để phủ định ý kiến cho rằng đây là vị trí với vai trò hạn hẹp, hàm ý không đáng để dư luận quan tâm, tranh cãi.
3. Tôi không đồng tình với ý kiến muốn trấn áp sự phản đối việc bổ nhiệm ông BK đứng đầu BOT/FUV bằng cách gắn việc này với chuyến thăm của Tổng thống Obama. Tôi không tin Tổng thống Obama sẽ đồng ý việc kết hợp này nếu biết trước việc bổ nhiệm BK sẽ gây tranh cãi, mở lại quá khứ đau buồn, đi ngược với định hướng chủ đạo của chuyến thăm là đồng thuận hướng về tương lai.
4. Tôi cũng không tán thành kiểu khép những người phản đối việc bổ nhiệm BK là bảo thủ không hướng về tương lai, “không ủng hộ hòa giải”. Ví dụ như, tôi theo quan điểm phản đối nhưng bạn bè Mỹ của tôi không hề kết luận là tôi không hướng về tương lai, “không ủng hộ hòa giải”. Ủng hộ hòa giải, hướng về tương lai không phải là độc quyền của những ai ủng hộ BK làm Chủ tịch BOT/FUV. Nếu BK không có quá khứ nặng nề đối với nhân dân Việt Nam, thì chắc không ai bình luận gì. Nếu người được bổ nhiệm là cựu chiến binh như cựu Hạ nghị sĩ, Đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại Việt Nam Pete Peterson hoặc là chính ông Thomas Vallely, cũng là cựu chiến binh, là người có công lớn nhất trong việc thành lập FUV thì không ai sẽ có ý kiến gì.
5. Tôi không hiểu tại sao nhất thiết phải bổ nhiệm BK vào vị trí quan trọng của FUV trong giai đoạn mở đầu mang ý nghĩa biểu tượng cao? Những người Mỹ đã bày tỏ quan điểm với tôi (trong đó có cựu chiến binh) hoặc công khai trên báo chí và các mạng xã hội đều không tán thành, thậm chí phê phán thẳng thừng.
Chẳng hạn như PGS. Jonathan London được BBC trích dẫn ngày 2/6: “…đó là một quyết định phải nói là vô trách nhiệm. Muốn thành lập một đại học mới ở Việt Nam thì ít nhất phải nhạy cảm với lịch sử của hai nước. Tôi nghĩ đây là một sai lầm hết sức buồn.” Hay là TS. Mark Ashwill, chuyên gia giáo dục, sống và làm việc lâu năm tại Việt Nam, trả lời báo điện tử Trí Thức Trẻ ngày 3/6, nhận xét đây là “một nỗi hổ thẹn (disgrace)”. BK nên “từ chức ngay lập tức.
Chắc chắn Fulbright có thể tìm được lãnh đạo tốt hơn những người như BK, một biểu tượng của quá khứ đen tối”. Lẽ nào người Việt Nam chúng ta tỏ ra bình thản hơn cả người Mỹ đối với một biểu tượng của quá khứ đen tối?
6. Trước một số không nhỏ công dân mạng kêu gọi “hãy rộng lượng, bao dung, tha thứ, hãy hướng về tương lai, vì tương lai của Việt Nam…”, tôi muốn nói rõ như sau:
6.1. Việc tha thứ hay không tha thứ cho vai trò của BK trong vụ thảm sát ở thôn Thạnh Phong là quyền của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, có thể tha thứ nhưng đồng thời không tán thành việc BK giữ vị trí lãnh đạo một trường ĐH tại Việt Nam (việc ông lãnh đạo một ĐH của Mỹ bên Mỹ là chuyện khác).
6.2. Tôi cũng khẳng định chúng tôi phản đối không phải vì chỉ xuất phát từ cảm xúc, cảm tính, không phải vì thiếu “lý trí tỉnh táo và sáng suốt”. Ngược lại, vì tỉnh táo và sáng suốt mong muốn cho đại học Fulbright có một khởi điểm lành mạnh, đồng thuận, suôn sẻ và một con đường phát triển bền vững, chúng tôi mới lên tiếng. Lẽ ra những người quyết định mời BK đảm nhiệm vị trí lãnh đạo FUV nên “tiến lên phía trước ở Việt Nam nhưng ghi nhớ những bài học của Việt Nam” trong đó bài học thứ ba là “biết từ tốn khi nghĩ rằng đã hiểu biết văn hóa nước khác” (Bài xã luận trên New York Times ngày 3 tháng 6, 2016).
7. Chúng ta đang chứng kiến một dạng kêu gọi nhau thi đua bày tỏ “vị tha, cao thượng”. Nhân dân Việt Nam không còn phải chứng tỏ, chứng minh một lần nữa tính nhân văn của mình trong quan hệ với kẻ thù trước đây mà dư luận quốc tế, đặc biệt bản thân các cựu chiến binh Hoa Kỳ, đã công nhận từ lâu.
Tôi ngạc nhiên về những tình cảm cảm thông sâu sắc dành đặc biệt cho sự khổ tâm của BK với “những lời thốt ra từ gan ruột”, ca ngợi ông “rất can đảm khi quyết định nhận cương vị hiện nay”! Trong khi đó, tôi nhớ đến lời của một người ở Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, nơi đang trưng bày chứng tích về vụ thảm sát ở Thạnh Phong, thương xót cho các nạn nhân chưa hề được người có tội trở về thắp cho họ một nén hương.  Người đó không thể tưởng tượng cảnh hàng trăm hàng ngàn sinh viên Việt Nam Đại học Fulbright sẽ gọi ông BK một cách tôn kính là “Thầy” theo phong tục Á Đông và đặc biệt ở Việt Nam. Và tôi lại nghĩ, đến một ngày nào đó, ảnh của ông BK sẽ được treo tại ĐH Fulbright ở vị trí trang trọng nhất dành cho các vị sáng lập của Trường!
8. Tôi nghĩ đến nay đã có thể kết luận là việc chọn ông BK làm Chủ tịch Hội đồng Tín Thác Đại học Fulbright Việt Nam đã thành một vấn đề gây tranh cãi thay vì tạo nên sự đồng thuận cần thiết cho dự án quan trọng này cất cánh thuận buồm xuôi gió.
Hiện giờ quả bóng đang nằm về phía nhóm sáng lập Đại học Fulbright. Vì đây là một dự án giáo dục với ý nghĩa và hệ lụy sâu rộng, tôi hi vọng nhóm sẽ nghĩ lại và cùng ông BK đưa ra giải pháp ổn thỏa: chọn một người khác đảm nhiệm vị trí lãnh đạo Hội đồng Tín Thác FUV.
Bản thân tôi sẵn sàng gặp lại Bob Kerrey, người cựu chiến binh Mỹ, để trao đổi về những việc góp phần thúc đẩy quan hệ Mỹ – Việt vì lợi ích nhân dân hai nước.
Bob Kerrey gợi nhớ câu nói: Mỹ đức lớn nhất đời người là tha thứ!

Bob Kerrey gợi nhớ câu nói: Mỹ đức lớn nhất đời người là tha thứ!

Có hai hạng người tốt nhất trên cuộc đời này, một là người không bao giờ phạm lỗi, hai là người phạm lỗi mà biết ăn năn và bù đắp lỗi lằm. Khi cựu binh Bob Kerrey dám thừa nhận hành...
Chủ tịch ĐH Fulbright Bob Kerrey nói về vụ thảm sát Thạnh Phong

Chủ tịch ĐH Fulbright Bob Kerrey nói về vụ thảm sát Thạnh Phong

“Chúng tôi nghĩ rằng, mình đến Việt Nam để chiến đấu bảo vệ người dân Mỹ nhưng khi trở về, chúng tôi phát hiện ra rằng, người dân Mỹ không muốn chúng tôi làm vậy. Kể từ đó, chúng...
Vụ Bob Kerrey cho thế giới thấy cách Việt Nam nhìn về quá khứ

Vụ Bob Kerrey cho thế giới thấy cách Việt Nam nhìn về quá khứ

“Gạt bỏ quá khứ, hướng đến tương lai” là thông điệp xuyên suốt trong chuyến công du Việt Nam mới đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Chúng ta đã không ngừng nhắc đi nhắc lại về một...
Ý kiến bạn đọc: (37)Mới nhất|Quan tâm
  1. Người á đông chúng ta mãi mãi tụt hậu với Mỹ hay, tây phương là sự cố chấp, trả thù, không có tầm nhìn xa, nhiều khi bạc bẽo. Ông Bob Kerry là người đứng đằng sau chương trình Obama xóa bỏ hòan tòan lệnh bán vũ khí cho Việt Nam để VN có cơ hội hòa nhập với thế giới làm cho dân giàu, nước mạnh. Hãy tha thứ và hướng về tương lai cho dân tộc Việt mình mới là hành vi cao đẹp.
    • Về suy nghĩ của bạn, tôi xin được mượn ý của bà Tôn Nữ Thị Ninh để trả lời bạn thế này: chúng ta sẵn sàng tha thứ cho quá khứ tội lỗi của ông BK, nhưng không thể lấy ông BK làm biểu tượng cho một khởi đầu mới trong quan hệ Việt - Mỹ! Còn ông BK có vai trò lớn trong việc hối thúc xóa bỏ cấm vận vũ khí cho VN ư? Ông BK nên xem sự đón nhận chương trình đó của nhân dân VN là một hành động ân xá cho ông! Vị trí Chủ tịch Hội đồng Tín Thác Đại học Fulbright Việt Nam, ông BK nên trao lại cho người khác xứng đáng hơn!
      • sau này lê văn luyện có làm thầy giáo thì mọi người có chấp nhận con mình theo nó học không. nói thì hay lắm.
      • Nếu ông Bob Kerry làm giám đốc một công ty kinh doanh hay một chương trình hợp tác kinh tế nào đó đến Việt Nam làm ăn, tôi hoan nghênh. Nhưng tôi không chấp nhận ông ấy làm thầy giáo cho con cháu tôi. Ở Việt Nam, "thầy" là biểu tượng của nhân cách trong sạch, cao quý, mà không chỉ học trò mà cha mẹ học trò cũng phải kính trọng. Tôi đồng ý với ý kiến của bà Tôn Nữ Thị Ninh: Không nên để một người đã từng giết hại hàng chục phụ nữ, trẻ em Việt Nam một cách không ghê tay đứng ở vị trí mà mọi người phải tôn kính. Nhân văn hay hòa giải có thể thể hiện dưới nhiều hình thức, song không phải ở chỗ để cho con cháu chúng ta buộc phải tôn kính những người đã từng là kẻ sát nhân đồng bào của chúng.
        • Thưa Bà Hồng Vân mạn phép tôi hỏi bà bà quan Gs nào ở trong nc có trình độ đào tạo ngành với FUV. Tôn trọng ý kiến của Bà nhưng nếu con em tôi muốn học hệ tương đương thì phải đi mỹ sao? Con em của bà khi đủ lớn họ sẽ chọn trường mà họ muốn học còn nếu chịu sự áp đặt của Bà như vậy có công bằng hay ko ? Tôi thiết nghĩ Việt nam cần tri thức hơn nc Mỹ đó bà . Còn bỏ qua lỗi cho BK hay ko là quyền của mỗi Ng. Bản thân toi cũng từng từ chối cộng tác với Công ty Mỹ nhưng mát lý do ko phải là thi hận.
          • đừng vì vị kỉ, lợi ích cá nhân mà chà đạp lên nỗi đau người khác
          • Tôi đồng ý với ý kiến của bà Tôn Nữ Thị Ninh: Không nên để một người đã từng giết hại hàng chục phụ nữ, trẻ em Việt Nam một cách không ghê tay đứng ở vị trí mà mọi người phải tôn kính...=> Đây là một ý kiến rất đáng suy ngẫm. Xin hỏi tại sao bạn Hồng Vân lại nói như vậy, vì đó là LƯƠNG TRI. LƯƠNG TRI tức là sự ý thức về điều tốt, điều tử tế. Ai, ai có thể chấp nhận một người sẵn sàng ra tay bức hại man rợ những đồng bào vô tội của mình ngay tại thủ đo Hà Nội chỉ vì một chuyện cỏn con mà gọi người đó bằng "bác".
            • Tôi ko đồng ý với bạn, tha thứ vị tha đó là sức mạnh, đó là bài học sống động nhất khi mỗi học sinh bước vào trường học này. nếu cứ hận thù , vì cái này cái kia thử hỏi dân tộc ta bao giò mới tiến mạnh và nhanh, hãy vì quyền lợi của dân tộc mình. kẻ thù của chúng ta là sự ngu dốt, ko phân biệt được đâu là đúng , đâu là sai. dẫn đến chúng ta vẫn loanh quanh luẩn quẩn. hãy tha thứ
            • Tôi không hiểu bà ta muốn nói gì : phẫn nộ cá nhân, lợi ích dân tộc, hay dựa vào thế lực nào muốn cản trở Việt Nam văn minh hơn, giàu mạnh hơn ?
              • Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng nói : " Chúng ta có thể tha thứ cho nhau tất cả mọi lỗi lầm , nhưng chúng ta không bao giờ quên được những gì đã xảy đến cho chúng ta trong quá khứ " . Phải chăng đây chính là sự nghiệt ngã của cuộc đời ?! Thôi thì hạnh phúc trong cuộc đời là khó kiếm tìm , và nếu sự ăn năn của ông ấy là thành tâm , thì việc khép lại 1 trang buồn trong cuộc đời ông ấy và cho cả chúng ta nữa , thiết nghĩ là 1 việc nên làm . Có những chuyện ở đời mà lý trí phải nghe theo sự mách bảo của con tim .
                • Với tư duy bảo thủ như vậy nước Việt sẽ khó bức phá ngoạn mục mà chỉ đều đều "không vội được đâu"
                  • Tôi đồng tình với ý kiến của Bà TNTN, Không thể chon nhân vật mang tính biểu tượng tội ác với VN vào vị trí nhạy cảm như vậy. Cứ như ông ta nói để chuộc lại tội lỗi thì có nhiều việc làm được, mà phải là thực tâm chứ không thể nói không chuẩn xác như Bà TNTN đã chỉ ra được. Tôi thấy có gì đó không minh bạch ở đây.
                    • bà này người Việt gốc Hoa
                    • Cám ơn à đã thay lời muốn nói!mới chỉ bỏ cấm vận và Mỹ xoay trục sang Châu á,tổng thống Hoa kỳ sang thăm Việt Nam thôi mà đã có quá nhiều phức tạp,không biết mối quan hệ này về lâu dài thì dẫn tới đâu?có vượt qua vết xe đổ của các nước trên thế giới hay không?Mỹ thực tâm hay còn có dụng ý nào khác,nhưng nếu như tình trạng hiện nay thì quả thật cần nên nghiêm túc xem xét lại cách tiếp cận trong quan hệ ngoại giao,nó tiềm ẩn rất nhiều xáo trộn và nguy cơ tiềm ẩn,tuy trước mắt kinh tế sẽ phát triển nhưng sẽ còn nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh vì nhiều sự khác biệt.Ông BK nếu là người muốn thực hàn gắn vết thương chiến tranh thì không nên tạo nên một sự khơi gợi lại nỗi đau quá khứ của nhân dân Việt Nam bằng cách từ bỏ chức vụ của mình,ông có thể giúp nhân dân Việt Nam một cách khác,chứ không phải trên cương vị lãnh đạo của Fulbight.
                      • Có ý kiến thế này: ai làm gì cũng có lợi cho bản thân trước, nhưng cũng đừng quá nghi kỵ rồi làm người ta không còn nhiệt tình với mình. Mình chơi với Mỹ thì mình có lợi nhiều hơn, cái này chắc ai cũng thấy. Vì vậy bạn nên suy nghĩ kỹ một chút.
                        • Ở hoàn cảnh nào thì chịu hoàn cảnh đó. Biết cân đối lợi ích cho dân tộc là OK.
                      • Bài viết đúng và phía mỹ cũng như các nhà lãnh đạo việt nam có trách nhiệm trong việc này nên bàn lại và chính ông . Bo r ke r ry cũng sẵn sàng để người khác thay vì ông cũng cảm thấy nhạy cảm thì tại sao người việt và vừa qua ngay cả ông đinh la thăng cũng thiên về tha thứ và để ông . Bbo làm, là sự níu kéo không cần thiết và ảnh hưởng tới tình cảm thiêng liêng của nhiều người nạn nhân ở thôn thạnh phong là không nên?
                        • Bà Ninh cay cú gì việc ông Bob Kerry làm chủ tịch đại học FUL trong khi Chính phủ VN đã ký quyết định thành lập. Bà chắc đã hơn bộ máy chính quyền để có ý kiến nhằm mục đích cá nhân là đánh bóng mình và thủ lợi gì đây? tại sao chính phủ và nhân dân đã xóa hận thù để làm bạn với nhau mà bà bới móc quá khứ ông Bob Kerry khi người ta đã tự xin lỗi hàng chục năm trước. Bà đã đượ nghỉ hưu theo chế độ thì nên vui thú điền viên với con cháu mà hưởng thụ tuổi già đi. Hãy để chính phủ làm việc theo chức năng bà đừng tham gia theo kiểu trống đánh xuôi kèn thổi ngược nữa.
                          Chính phủ thấu hiểu đượ ý nguyện nhân dân chín bỏ làm mười nê đã xóa thù thành bạn và đang vun đắp mối quan hệ này.
                          Trong thời gian bà còn chấp chính tôi chẳng thấy bà có dự án gì hòa hợp dân tộc, phát triển tri thức cho thanh niên khởi nghiệp và hội nhập vói anh e bạn bè thế giới. Cũng chẳng xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống nhân dân.
                          Tóm lại bà nên nghỉ ngơi đừng vì cá nhân mà tham sân si ở tầm thế giới như thế này nữa vì bà đã hưu trí rồi.
                          • Những điều cần nói Bà Ninh đã nói hết rồi, chúng ta không phải bảo thủ cố chấp nhưng Mỹ chắc không thiếu người tài và tâm huyết để làm việc nhạy cảm này.



                          Thư ngỏ gửi bà Tôn Nữ Thị Ninh,
                          Cám ơn bà vì "Bức thư ngỏ gửi người Việt Nam và các bạn Mỹ". Tôi là một người Việt Nam, nên có cơ sở để cho rằng bà có gửi thư cho tôi và tôi nên lịch sự phúc đáp.
                          Thứ nhất, để chặt chẽ, trong bức thư đó, những chỗ viết "chúng tôi", bà nên sửa lại là "tôi". Tôi rất tôn trọng sự lựa chọn của cá nhân bà, nhưng không muốn có sự hiểu lầm ở "các bạn Mỹ" (mà bà gửi cho họ) rằng bà thay mặt tất cả mọi người Việt Nam. Rõ ràng tôi không uỷ quyền cho bà phát biểu thay mặt tôi, vì quan điểm của bà và của tôi rất khác nhau. Sau khi đọc các ý kiến của ông Đinh La Thăng đăng rộng rãi trên báo chí thì tôi nghĩ bà cũng không thể bằng hai chữ "chúng tôi" chung chung thay mặt cho cả ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành uỷ TP Hồ Chí Minh. Nói chung, bà chỉ nhân danh bà thôi. Bằng không thì bà nên làm rõ là bà còn thay mặt CỤ THỂ NHỮNG AI nữa, thay vì nói chung chung "chúng tôi" để "gom" luôn cả những người nghĩ không giống bà.
                          Thứ hai, bà nói rất nhiều về nguồn gốc của khoản tiền phía Mỹ tài trợ cho dự án FUV, rằng đây là từ khoản tiền nước ta trả nợ thay cho VNCH. Khi tôi nói là tôi tha thứ cho Bob Kerrey (đơn giản vì ông ấy gửi lời xin lỗi cho mọi người dân Việt Nam, thì tôi nghĩ ông ấy xin lỗi hết nhân dân ta và tôi cũng nằm trong số những người được ông ấy xin lỗi), tôi không hề nghĩ về tiền. Hoàn toàn không liên quan đến tiền. Tôi chỉ nghĩ tội lỗi của ông ấy xảy ra lâu quá rồi, chiến tranh đã chấm dứt hơn 40 năm rồi, trong nhà tôi đã sinh ra thêm hai thế hệ hậu chiến và tôi không muốn các con, cháu tôi tiếp tục lớn lên trong nỗi hận thù của các thế hệ trước, Bob Kerrey đã sám hối về tội lỗi quá khứ, làm nhiều việc thiết thực hàn gắn vết thương chiến tranh, đóng góp cho sự phát triển quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. Tôi cũng thấy lãnh đạo hai nước đã và đang rất nỗ lực và nhất quán với quan điểm "gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai" mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tôi chọn tha thứ là vì những nguyên nhân đó, không hề có nói gì đến tiền bạc. Nhưng nay bà nói chuyện tiền bạc, là nhà kinh tế, tôi nói thế này: nếu khoản tiền dành cho FUV là từ nguồn nước ta trả nợ thay cho VNCH thì nó là tiền của Mỹ, chứ không phải tiền của ta. Nếu tôi cho ai đó vay tiền, rồi vì lý do nào đó mà bà trả nợ hộ cho người đó thì sau đó khoản tiền đó là của tôi, không phải của bà nữa. Bà không thể vừa trả nợ hộ họ, vừa bảo tiền vẫn là của bà.
                          Thứ ba, bà nói "Nếu người được bổ nhiệm là cựu chiến binh như cựu Hạ nghị sĩ, Đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại Việt Nam Pete Peterson hoặc là chính ông Thomas Vallely, cũng là cựu chiến binh, là người có công lớn nhất trong việc thành lập FUV thì không ai sẽ có ý kiến gì." Tôi cũng nghĩ thế. Nhưng là người biết cả hai ông này, trước khi đề xuất qua bức thư ngỏ của bà, lẽ ra bà nên dạm hỏi hai ông Pete Peterson và Thomas Vallely xem có ông nào sẵn sàng thu xếp công việc để nhận cái chức không được trả lương này ở FUV không? Thật ra, tôi còn thích ông Obama hơn cả hai ông kia, nhưng tôi không dám chắc ông Obama sẽ nhận lời sau khi hết nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ, nên tôi không dám đề xuất để làm khó ông Obama, biết đâu ông ấy còn có những ưu tiên khác? Trước khi đề xuất liên quan đến ai đó, tôi buộc phải dạm hỏi người đó trước.
                          Thứ tư, bà có nêu việc ông Jonathan London, ông Mark Ashwill chỉ trích việc bổ nhiệm Bob Kerrey làm Chủ tịch Hội đồng tín thác FUV. Cá nhân tôi thấy việc họ phản đối Bob Kerrey là rất bình thường. Trong các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ mấy nhiệm kỳ gần đây, ứng viên được bầu làm Tổng thống Mỹ cũng chỉ nhận được cỡ 51% phiếu bầu của dân Mỹ, còn cỡ 49% dân Mỹ bầu cho đối thủ của ông ấy. Trong phát biểu tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, chính Obama thừa nhận là ngày nào ông cũng nhận được chỉ trích từ một số người dân Mỹ. Nếu cứ lấy việc một số người chỉ trích ai đó để cho rằng người đó không xứng đáng cho vị trí nào đó, tôi e rằng mọi chiếc ghế chức vụ trên trái đất này đều trống trơn, vô chủ. Làm gì có ai có uy tín tuyệt đối?
                          Thứ năm, và cuối cùng, đất nước ta đang ngổn ngang bao nhiêu việc quan trọng, kể cả việc phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với Mỹ để phát triển và bảo vệ đất nước trước nhiều hiểm hoạ nhìn thấy rõ, việc ai làm Chủ tịch Hội đồng tín thác một trường đại học, kể cả là FUV, hoàn toàn không đáng để người Việt chúng ta mâu thuẫn, chia rẽ, xung đột với nhau. Chúng ta đã thể hiện quan điểm (cả ủng hộ lẫn không ủng hộ), FUV và Bob Kerrey nghe đủ rồi. Hãy để cho họ cân nhắc và quyết định. Họ quyết định thế nào thì ta tôn trọng như thế.
                          Kính chúc bà mạnh khoẻ!
                          Lương Hoài Nam
                          (08/6/2016)
                          71 bình luận
                          Bình luận
                          Nguyễn Duy Hưng Đề nghị chị Ninh sửa chúng tôi thành tôi thế là đươc rồi , chị ấy nhiều tuồi trưởng thành trong chiến tranh dù làm việc trong ngành ngoại giao nên chúng ta cũng có thể hiểu được chính kiến của chị ấy mặc dù quá khác . Tranh luận sẽ chẳng đi đến đâu trong trường hợp này .

                          33 giờ
                          Vu Hoang Diep Lý lẽ rất thuyết phục. Big like for u!

                          33 giờ
                          Khanh Trần Cảm ơn bài viết rất hay và chặt chẽ của a!!

                          33 giờ
                          Văn Công Hùng Hoan hô Lương Luong Hoai Nam.

                          23 giờ
                          Nguyenvandiep Diep Em nghĩ bà Ninh vẫn sống trong vầng hào quang thời kỳ đầu Đổi mới. Lúc bà ấy có những đóng góp như tham gia đàm phán đòi lại FIR Sài gòn hay tư vấn trang phục cho bác Kiệt khi tham dự diễn đàn Davos.Tiếc thay từ đó đến nay Đất nước đã thay đổi không ngừng.Tổng bí thư Trọng đã được đến tận Nhà Trắng gặp Tổng thống Mỹ.Mà bà vẫn kiên trì với những định kiến xưa cũ.Thật đáng tiếc.
                          Thuy Phan Nguyen Cảm ơn bạn Hoài Nam nói hộ biết bao người khác, trong đó có mình! Bạn gửi nhanh nhé!

                          33 giờ
                          Thuy Dam Minh Ok anh! Tôi cũng đã đọc thư ngỏ của chị Ninh vài lần. Đọc qua thì có vẻ thấu tình, đạt lý. Nhưng xem kỹ, suy nghĩ kỹ, thì thấy quan điểm của chị Ninh hơi bị lạc hậu và nói thật là không ổn. Mà không ổn nhất ở chỗ chị ấy cho rằng có thể tha thứ cho BK, ...Xem thêm

                          23 giờ
                          Nguyen Hoang Anh Nhiệt liệt ủng hộ anh Luong Hoai Nam.

                          Ảnh của Nguyen Hoang Anh.

                          63 giờ
                          Thuy Nguyen Cũng không có "Tôi" trong đó anh nhé  em cảm ơn anh nhiều
                          Doan Thuy Anh Các cụ đao to búa lớn nhỉ. Nhà cháu yêu vợ lắm nhưng nó cắt tiết gà xong ôm nó cháu cứ ghê ghê 
                          John Nguyen Những người trong cuộc đương chức còn ủng hộ và chẳng nói năng gì cả, thế bà về hưu rồi lên tiếng chi vậy, để thể hiện quyền lực ah? Tôi thấy bà nên lo sức khỏe, dưỡng già hoặc chăm cháu là được rồi, đừng xía vào người khác, họ đủ thông minh biết làm cái gì.
                          Phong Dao Hi vọng bà ấy đọc được thư này.
                          Trần Minh Đức Bà NINH chủ nghĩa cá nhân lớn quá  nếu bà ấy biết được rằng mình đang đi ngược lại xu hướng thời đại - đơn cử xem qua các cm ở đây cũng đủ - phần đông ủng hộ BK thực hiện vai trò trách nhiệm của FUVhttp://vnexpress.net/.../bob-kerrey-noi-khong-tu-chuc-chu...

                          83 giờ
                          Đỗ Hữu Lương A viết giống ... Cương lĩnh chính trị quá anh Luong Hoai Namạ 
                          Kiều Luận E cũng ủng hộ quan điểm của a.chúc anh luôn mạnh khoẻ.
                          Trinh Lâm Hay quá
                          Nguyễn Trần Anh Vũ Nói "chúng tôi" là mạo danh nhân dân. Nguồn tiền mà bà Ninh nói thì mọi người sang nhà bác Anh Pham theo dõi cho rõ, rõ là bà ấy mập mờ.
                          Ta Toan Tôi nói thẳng thế này: Đọc bài viết của bà Ninh sực mùi thối khẳm!!! Toàn giọng điệu kể cả, bới móc, tỏ ra này nọ nhưng bản chất bài viết là giọng lưỡi của kẻ gây rối, phá hoại! Bà ta có giỏi thì đăng đàn, viết lách mà phản đối Trung quốc, kiến nghị đố...Xem thêm

                          22 giờ
                          Dinh Thang Đúng là "Nỗi buồn chiến tranh" dai dẳng quá. Đến nỗi, anh tôi phải thư đi, thư lại tổn hao tinh lực
                          Meggie Nguyen Nói chung là ủng hộ bác Nam ạ

                          Phuc Tran Hanh Chuẩn !







                          12 giờ
                          Ngo Duc Chinh Thư của anh phân tích và hỏi những câu hay quá !

                          22 giờ
                          Thu BacGiang Hoan hô bạn LHN. Bạn đã nói thay tôi và rất nhiều người có chung suy nghĩ như vậy.

                          22 giờ

                          Nguyen Son Có lãnh đạo nước ta "uy tín" gần như tuyệt đối anh ơi! Toàn 95-99% không à 
                          😂

                          22 giờ
                          Phung The Kha Lịch treo tường nhà em nay có câu này

                          Ảnh của Phung The Kha.
                          Yen Vu Hai Hay quá ! Cảm ơn anh Nam !
                          Huong Giang Nguyen Hay lắm anh anh ạ.
                          Bàu Đá Em xin phep share

                          11 giờ
                          Ta Quang Ngoc Hoàn toàn đồng ý với anh.

                          11 giờ
                          Tô Sỹ Mến Nhớ Phu nu ma, han che lam
                          Huy Mac Liked mạnh. Cô Ninh cũng cố đấm ăn xôi quá.

                          11 giờ
                          Lưu Hải Minh Cảm ơn anh về những chia sẻ có ý nghĩa ạ. Tương lai thuộc về những người biết sẻ chia.
                          Hồng Nguyễn Em biết vì sao bà Ninh muốn Bob từ chức ở FUV rồi ạ, em đoán là bả muốn mời ổng về Trí Việt 

                          21 giờ
                          Thu Tam Nguyen Hay lắm, Nam đã nói hộ nhiều người 
                          Bích Hà Trần Thị Mình nghĩ một nhà ngoại giao kỳ cựu như bà Ninh thì phải có cái tầm nhìn khá hơn.

                          31 giờ
                          Le Hoa Hay quá, cái thói quen vơ đũa cả nắm, nào là đồng thuận cái con khỉ...
                          Nguyen Trung Ha Hay anh ạ
                          Vũ Nguyễn Chú Nam nói "làm gì có ai uy tín tuyệt đối" là chưa đúng rồi. Cháu nhớ trong 1 cuộc bầu cử gần đây có người trúng cử với 100% phiếu mà
                          Đoàn Xuân Cao "Chúng tôi"? Bà Ninh mắc hội chứng tiếm danh, ngộ nhận và nhét chữ vào mồm của đa phần quan chức Việt!
                          Hương Sen Ngô Có lý có tình anh ạ

                          259 phút
                          Thu Trong Vu Thư viết rất hay, lý lẽ và thuyết phục, ủng hộ anh!

                          147 phút
                          Yen Tran E xin lỗi, phải nói A Luong Hoai Nam là "quá đanh đá" nhưng thuyết phục và chặt chẽ! E cũng ủng hộ ý kiến của A.

                          146 phút
                          Duong Quang Minh Anh Nam viết rất hay. Em hoàn toàn đồng ý rằng bà ấy cũng không được thay mặt cho em, vì quan điểm em khác quan điểm của bà ấy.
                          Khuat Quang Thin Nhũng lần trước bác nói la VNezpress đăng báo ngay, mà sao lần này chưa thấy, hay bác Nam chưa đồng ý cho đăng
                          Quoc Thinh Cám ơn anh đã lên tiếng thay nhiều người trong đó có em
                          Nguyễn Hoài Nam Tên là Hoài Nam thường đanh đá heheehhe nhưng hợp lý, dễ thương và nhát gái

                          215 phút
                          Tran Thuan Chưa bao giờ em đánh giá cao vai trò của cô ấy mặc dù vai trò hơi lẫy lừng trong quá khứ
                          Lương Hùng Một phân tích không thể nào hay hơn thế ! Cảm ơn Bác Luong Hoai Nam đã lên tiếng !

                          19 phút
                          Mai Khuê Em xin share, thanks anh

                          18 phút
                          Nguyen Thanh Nam Quá hay 

                          Mình á? Vẫn vậy. HÓA RA TỰ CHÚNG TÔI CŨNG CÒN MỘT CÂU HỎI. Thế thôi.
                          P/s : 19 giờ 30 phút. Xin thêm một link này cho khi đọc lại :
                          http://vanviet.info/thu-ban-doc/thu-ngo-gui-b-tn-nu-thi-ninh/

                          Không có nhận xét nào:

                          Đăng nhận xét