Trao đổi sản phẩm và vật dùng giữa mọi người là tự nhiên của loài, cái trường ấy là tự nhiên, tự nhiên phát sinh, tự nhiên điều chỉnh, tự nhiên tồn tại và tự nhiên thay đổi theo thời gian thực của loài người, trường trao đổi ấy - Thị trường - rất tự nhiên. Gắn trường trao đổi hàng hoá tự nhiên đó vào một hệ quy chiếu cố định là không tự nhiên, không của/cho mọi người, là cách hiểu, nghĩ của nhóm người.
Ở một vài quốc gia khẳng định không có tư nhân sở hữu đất đai, nhưng lại
giao cho cá nhân ký quyền định đoạt đất đai của toàn dân là không đúng, không
phù hợp. Cái ban đầu/trước tiên này dẫn đến/tới hàng loạt cái khác từ cách tư
duy (chủ trương, đường lối) đến các chế định điều chỉnh (chính sách, pháp luật)
tiếp sau đó của quốc gia đều nằm trong cùng nguyên tắc, nguyên tắc tiền của
người (toàn dân), mình (cá nhân) quyết định tiêu. Bàn về các tranh chấp đất đai
giữa nhà nước (thực chất là cá nhân ký QĐ thay mặt) và người dân ở đó sẽ là :
- Nhà nước luôn luôn đúng theo hệ thống pháp luật hiện hành.
- Người Dân cho rằng đã sai từ trước đó (ban đầu - trước tiên) nên
không đúng, cá nhân không được làm vậy.
Thực tế thu hồi đất theo giá thị trường : Tôi (cá nhân ký quyết định
thu hồi thay mặt nhà nước) có thẩm quyền thu hồi và đặt giá thu hồi là đúng
pháp luật. Tôi đúng, thậm chí luôn luôn đúng theo pháp luật mà nhà nước ban
hành ở cả hai mặt đó : Quyền thu hồi; Quyền định giá thu hồi. Nhà nước (ở quốc gia đó) đã tự định quyền cho/của nhà nước và sau đó định quyền cho các quan chức hai quyền đó, do vậy mọi tranh chấp phát sinh từ thu hồi đất, nhà nước (cá nhân ký quyết định) đều đúng mặc định theo pháp luật, nếu có nơi nào đó, địa phương nào đó đã điều chỉnh tranh chấp có lợi cho người dân, thì điều chỉnh đó là điều chỉnh có lợi cho ổn định chính trị chứ không hề là điều chỉnh cho phù hợp tranh chấp.
Bản chất của sở hữu là tài sản do chủ sở hữu định đoạt. Sở hữu toàn
dân là tài sản của toàn dân do toàn dân định đoạt, hình thức toàn dân định đoạt
là trưng cầu dân ý. Toàn dân cũng có thể uỷ quyền/nhiệm cho các hội đồng của
dân định đoạt từng loại tài sản được liệt kê cụ thể trong Khế ước Xã hội; Khế ước
XH có thể là Hiến pháp, là Luật Tài sản công; Hội đồng cao nhất là Hội đồng quốc
gia - Quốc hội - sau nữa là các Hội đồng địa phương.
Quốc gia đi theo con đường CNXH/XHCN (Chủ nghĩa toàn dân) không bao giờ
là sai. Đi theo con đường Chủ nghĩa toàn dân mà khẳng định chỉ một tổ chức duy
nhất được quyền lãnh đạo đất nước thì rõ là không đúng, không phù hợp với toàn
dân. Không có trong tự nhiên và xã hội loài người thực tế/khái niệm duy nhất
cho nhóm, cho quần thể. Trên thế giới, tất cả các quốc gia về bản chất đều là Chủ
nghĩa toàn dân (CNXH), chỉ khác nhau ở : Tự do hay định hướng, tự do tranh đấu
giành quyền lãnh đạo hay định hướng lãnh đạo mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét