Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

3C

Mình đang nói về Đoàn Đình Cự, Nguyên Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc xí nghiệp Năng lượng, Giám đốc Nhà máy Cán thép thái nguyên, hiện là Phó Giám đốc thường trực Ban Quản lý dự án giai đoạn 2 Công ty Cổ phần Gang thép thái nguyên. Xin viết tắt họ tên Hắn là ĐĐC.
Lan man tí, Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã sáng tác ra một châm ngôn : Răng chắc, C.. bền, khi nói về việc nguyên TBT Nông Đức Mạnh tục huyền. Trên mạng ảo lan truyền một câu nói của Trung tá công an Vũ Văn Hiển : Tự do cái con C.. khi nói với người đấu tranh cho tự do. Thế là 2C.
Bây giờ vào chuyện 3C, khi Anh Thịnh Giám đốc Xí nghiệp Năng lượng (khi ấy) xin bằng được Anh ĐĐC về Xí nghiệp Năng lượng để giữ vài chức nguyên như ở trên, nhiều người nói vui : Anh ĐĐC nên sống tết , chết giỗ Anh Thịnh, vì khi đó Anh Cự còn rất trẻ  (trước năm 2000 vài năm), nghe vậy mình thường thủng thẳng : Cũng chưa chắc, vì hắn (ĐĐC) rất cứng C.. nếu Anh Thịnh cố tình làm sai việc lớn, việc quan trọng của XN. Sau đó thì xảy ra việc tại Xí nghiệp Năng lượng, mà mọi Cán bộ, Công nhân viên Xí nghiệp đều biết, khởi đầu hình như là việc Anh Thịnh đã không tuân thủ qui định bổ nhiệm Cán bộ tại Xi nghiệp, tự ý bổ nhiệm không thông qua thường vụ và vài việc khác nữa không tiện viết ra đây. Việc ấy theo lời Anh Đặng Văn Síu nguyên Tổng Giám đốc Công ty nói với Anh Thịnh khi Anh Thịnh thắc mắc về việc kỷ luật mình là : Các Anh làm mất đoàn kết, nên kỷ luật cả hai. Tất nhiên những việc lớn tại Xí nghiệp thông thường có nhiều cách nhìn, cách hiểu khác nhau, thậm chí một người cũng diển tả sự việc đó bằng những lời khác nhau tùy theo ngữ cảnh. Trong trường hợp này tạm hiểu thế, biết thế để nói rằng mình đã đúng :  Hắn rất cứng C.. thế là 3C. Nhưng 3C ngoài cách hiểu là lượng từ thứ tự của câu chuyện như bên, còn có thể hiểu thế này : Cự cứng C.. cũng là 3C. Chả biết hiểu thế có đúng không? Ai thân thiết với ĐĐC hỏi thử xem, hỏi xong nói cho mình biết với, Hắn chả biết đâu.
Lại bình loạn tiếp, ta thấy :  C.. đầu tiên là C.. vật chất của con người nói chung và riêng trong trường hợp ám chỉ của câu chuyện. C.. thứ hai là C.. hình ảnh nhằm ví von, so sánh với cái việc làm được chỉ đến. Còn C.. thứ ba là C..  hình ảnh khi có nghĩa ban đầu để nói tới thái độ cứng rắn của Anh Cự khi bảo vệ chính kiến và sẽ thành C.. vật chất nếu câu hỏi trên được trả lời rằng đúng.
Thực ra tếu vậy để nói về chính kiến của từng người, mình thường nói vui khi bình về sự trung thành của con người rằng : Không có ai trung thành với người này người khác, chỉ có người trung thành với chính kiến của chính mình thôi. Vì vậy trong cuộc sống nếu có ai đó trung thành với người này, người khác thì thật ra là họ đang trung thành với chính kiến của họ đó. Khi dự luận về sự trung thành (ví dụ : Ông Giám đốc dự luận về sự trung thành của một cấp dưới nào đó) thì nên dự luận rằng, các lời bàn, góp của cấp dưới đó, có là chính kiến hay không, nếu không là chính kiến, thì chí ít là sự a dua nhất thời, chí nhiều là nịnh hót, tâng bốc lợi dụng mà thôi, Ở trường hợp này  (không phải là chính kiến) thì khi có biến sẽ không có sự trung thành là hiển nhiên, trông chờ gì nữa mà trông. Nhưng ở đời nhiều người hay than (vẫn theo ví dụ trên), ngày thường tao tốt với nó thế, mà khi có việc nó lại phản bội (không trung thành) lại tao, hoặc người ngoài cuộc nhận xét rằng, Ông ấy nâng đỡ nó đến vậy mà nó phản bội (không trung thành) với Ông ấy. Đấy là nói về dự luận, còn nói về sử dụng thì : Gỗ nào (có chính kiến - trung thành, hay không có chính kiến - không trung thành) cũng là gỗ mà, dùng nào lợi thì dùng mà, dùng nào lợi thì dùng.
Cứng C.. và chính kiến, hình ảnh C.. và chính kiến, rồi lại chính kiến và trung thành, rắc rối, thật rắc rối cái sự đời ... cái 3C. Chính kiến Của Cự.
Xin cứ loạn bình, xin cho một vài nhận xét về bài viết nhé. Hỡi người quan tâm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét