Viết để giải đáp cho NGHỊCH ĐẢO., có thắc mắc chưa rõ về ví dụ,
xin được giải đáp như sau (theo ý thô thiển vì không có nhiều hiểu
biết của người viết) :
Với Căm pu chia : Do có tín nhiệm, Đảng nhân dân cách mạng vẫn
chiếm ưu thế trong Quốc hội và do vậy vẫn lãnh đạo đất nước vài
nhiệm kỳ nữa và nếu trong vòng chục năm tới, Đảng đưa ra được một gương
mặt lãnh đạo mới có sức thuyết phục thì khả năng lãnh đạo Đất
nước nhiều năm là chắc chắn.
Với Myanmar , dường như phe quân sự đang lãnh đạo đất nước đã lập
kế hoạch rất rõ cho tiến trình dân chủ, nên chủ động cử đại
diện đủ uy tín để lãnh
đạo (thông qua bầu cử), từ vị trí lãnh đạo cao nhất này đã lần
lượt làm các việc thả tù chính trị, cho phe đối lập hoạt động và
tham gia tranh cử bổ xung, cùng phe đối lập lãnh đạo đất nước, thực
hiện tự do báo chí và một số quyền dân chủ cơ bản khác. Ở đây xin
nói thêm phe quân sự vẫn nguyên đội ngũ và Đất nước chưa sửa Hiến
pháp, vì vậy lúc đầu phe đối lập không đồng ý tuyên thệ tại Quốc
hội nhưng sau đó đồng ý với sự thống nhất sửa sau. Một cách tự
diễn biến rất chủ động và khẩn trương.
Với Singapore thì rõ ràng, Đảng hành động nhân dân dù bị các
đảng khác chỉ trích, vẫn lãnh đạo từ khi lập quốc thông qua bầu cử tự do và đưa đất nước
thành một nước phát triển.
Một lần nữa quan điểm của người viết là Đảng nên tự diễn biến. Tự mình lập kế hoạch và hành động khẩn trương. Tất nhiên tự diễn
biến theo chiều và tốc độ nào thì nhân dân là bên kiểm chứng, đó là
mặc định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét