Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

NGHỊCH ĐẢO

Nghịch đảo trong toán học giống như phủ định trong khoa học và xã hội, nhưng phủ định cần một thái độ vì do con người đặt ra/đưa ra và còn có tự phủ định.
Nghịch đảo TRẬT TỰ có là HỖN ĐỘN và nghịch đảo HỖN ĐỘN có là TRẬT TỰ. Trong lịch sử hiện đại Trung quốc đã có hai lần "nghịch đảo" đều do một người lãnh đạo, cuộc cách mạng văn hóa và sau đó bè lũ bốn tên. Cuộc cách mạng văn hóa mà nòng cốt là Hồng vệ binh rũ rối xã hội trung quốc, xét sử bốn tên lập lại xã hội. Người đó đã rất tài để làm được/làm xong mà không trượt khỏi tầm khuynh loát của mình. Nêu ra như vậy để nói rằng muốn nghịch đảo xã hội phải đủ tài mới làm được nếu không đủ tài nó sẽ nghịch đảo mình trước, điều thứ hai là cái giá mà xã hội phải trả cho quá trình nghịch đảo là rất đắt.
Không nghịch đảo thì sao?. Hãy tự diễn biến. Nhưng tự diễn biến cũng cần đủ tài/dũng cảm để nó không diễn biến mình và lộ trình phải nhanh để xã hội trả giá thấp (nếu lâu có thể còn đắt hơn nghịch đảo hoặc lại biến thành nghịch đảo).
Sau vài kiến giải trên bây giờ xin phép đôi điều suy nghĩ về đề nghị sửa đổi Điều 4 Hiến pháp (link : ĐÂY ) và Hiến pháp.
Theo Tôi hãy "nhận" và nên đưa ra lộ trình cụ thể cải cách thể chế chính trị của đất nước. Hiến pháp nên có một điều về Lập hội, lập đảng để tự diễn biến dần chữ "nhận" ở trên, tránh khiên cưỡng, đến khi có cạnh tranh bình đẳng thì sẽ sửa lại. Và như vậy điều quan trọng là ở vế sau : Có lộ trình và có điều về lập hội, lập đảng chứ không quan trọng ở 'nhận", "tự nhận", "khẳng định".
Ví dụ: Nhiều năm rồi xã hội Căm pu chia đều do Đảng nhân dân lãnh đạo. Ở Sinh ga po cũng vậy và nhiều ví dụ khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét