Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

ĐỊNH HƯỚNG.

Đã thành nếp nghĩ, nếp làm. Nếu có sự kiện nào đó xảy ra được phản ảnh qua trực quan, thì mọi người đều nghĩ giống nhau, đều suy diễn giống nhau, thậm chí không trực quan nhưng vẫn nghĩ thế? suy diễn thế? - gọi là "như thật". Nếu có việc làm nào có lợi nhuận thì cùng làm, cả làng, cả xã làm giống nhau, học nhau, bảo nhau làm hàng ngày. Trong công tác lại càng hơn thế; Giống nhau, học từ nhau, nghĩ và làm hệt nhau đến mức trước một hiện tượng xảy ra, người cùng cơ quan sẽ hỏi, nói đúng như nhau. Đã là quen thế, đã thành thói quen.
Hình như ta chưa hình dung hết sự đổi thay về mức sống mang lại cho toàn dân tộc trong ba thập kỷ qua, mặc dù ta đã sống với suốt thời kỳ ấy, đã trực tiếp là nhân chứng. Nghĩ lại thấy sự đổi thay mức sống là quá lớn, là ngoài tưởng tượng của chính ta. Hôm qua. Về ăn, là hàng đoàn nông dân đi mua sắn chạy nhựa ở vùng cao, chỉ dám ăn đầu mẩu sắn mót hoặc xin được, đi bộ và đi tàu hoặc đi xe đạp thồ. Về đi, xe đạp không có săm lốp nên luồn sợi dây thép trong lòng ống nước cao su cốt thép, đưa hai đầu dây thép qua lỗ lắp van của vành xe và xoắn chặt lại thay cho cả săm lẫn lốp, thế là đạp, thế là đi. Về mặc, chỉ một hoặc hai bộ trong các loại quân trang bộ đội. Về rất nhiều cái trong đời sống đều na ná thế, khổ cùng kiệt thế. Nay. Ta đang sống, nếu so sánh thì "một trời, một vực" không ngoa.
Hình như mọi sự tiến bộ vượt bậc ấy đều bắt nguồn từ "cởi trói". Cởi trói trong tư duy về quản lý xã hội, cởi trói trong hành động về quản lý xã hội. Cởi trói từ từ tạo ra thành quả từ từ, cởi trói mạnh mẽ tạo ra thành qủa mạnh mẽ - khoán 10 chẳng hạn. Tiền tệ hoá nền kinh tế kế hoạch hoá xã hội chủ nghĩa, là sự cởi trói quyết định để tạo ra thành quả xuyên suốt đến nay, đã tạo ra nền kinh tế đang này - kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Dễ thấy, để đi đến nền kinh thị trường như các lãnh đạo ta nhiều lần đề nghị (chí ít là từ năm 2005 bởi Thủ tướng Phan Văn Khải) các nước công nhận thì phải làm gì? Chỉ là 'cởi' cái mình đã 'trói'. "Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi" - truyện Kiều, câu 2152 - gỡ ra cái cũ, gỡ cái phải gỡ vì lạc hậu quá rồi, vì cản trở quá rồi, vẫn buộc vào cái đang làm, sẽ buộc vào cái mới xuất hiện, bằng tư duy "buộc", phải buộc lại mới quản lý được?. Ví dụ nhé: Hôm nọ nghe thời sự trên tivi VTV1, thấy tivi nói : Thuế nhập khẩu xe chạy điện chở người đang khó tính toán. Khó này : Nếu thuế suất thấp, doanh nghiệp nhập về không chỉ chạy (lưu thông) trong khu du lịch, mà chạy ở ngoài thì nhà nước thất thu. Ơ hơ, thuế nhập khẩu thì chỉ tính khi "nhập khẩu" thôi chứ, lại tính thêm sẽ ở đâu? sẽ làm gì? thì tính sao được? quản lý sao được? hôm qua chạy trong "khu", ngày mai chạy ngoài "khu"? ơ hớ. Ở đâu? làm gì? đã có sắc thuế khác điều chỉnh ạ.
Hình như cản trở lớn nhất là trói buộc của tư duy, cái tư duy đang tự trói buộc vào mình, mãi là tư duy "quản lý", nên chỉ sợ "hớ", chỉ sợ "hở" ra, mà không là tư duy phục vụ, phục vụ minh bạch, tận tình. Hãy tư duy ngược lại khi làm với cái mới, với vấn đề mới. Hãy tư duy rằng, (tôi) chưa biết cái gì sẽ phải buộc và buộc đến đâu? chưa làm nên chưa biết, chưa biết nên (tôi) cởi hết, cởi tất cả (chưa buộc, chưa buộc chứ) cho thông thoáng, cho dễ hiểu, dễ làm. Khi nào hiểu thật rõ cái cần buộc, mức cần buộc, (tôi) sẽ buộc chỉ vào cái ấy và chỉ buộc đến đấy. Hãy tư duy ngược lại mà xem - chứ không phải thử xem - thành quả là gì, đến đâu. Buộc hết từ đầu, cởi ra từ từ hay chưa buộc, buộc vào từ từ. Cởi từ từ hay buộc từ từ?. Cuộc sống xã hội đã từng và mãi từng là : Chưa buộc gì đến buộc từ từ. Con người mãi là chưa mặc gì đến mặc từ từ. Hãy bớt, bỏ một hướng sẵn, hãy hướng tới tất cả, chỉ khi nào minh định rõ ràng rồi mới hướng tới - định hướng bản thân mình, chỉ định hướng cho bản thân mình mà thôi, đừng định hướng kẻ khác, việc khác.
Qui luật sống của mỗi cá nhân người là vậy. Khi còn trẻ có thể học được và nghĩ rằng làm được tất cả, lớn lên chút, tự hiểu nên học một vài cái gì?. Lớn nữa lên, khi đã học được vài ba chút gì tạm ổn với bản thân mới biết là phải làm một cái gì?. Vừa làm vừa điểu chỉnh cho thích hợp với bản thân mình, chỉ bản thân mình. Nếu có chút thành quả của bản thân thì tự nó đã là thành quả xã hội rồi.
Một vài lan man nữa thêm vào : Ở ĐÂU CÓ Ý CHÍ, Ở ĐÓ CÓ ...   . Thêm vào một chút thế thôi.
Định hướng ư, phải định hướng chứ. Định hướng là : Không định sẵn hướng nào. Hãy đọc đoạn này :
Trên tấm bia mộ này có khắc một đoạn văn tự:
“Khi tôi còn trẻ, còn tự do, trí tưởng tượng của tôi không bị giới hạn, tôi đã mơ thay đổi thế giới. Khi tôi đã lớn hơn, khôn ngoan hơn, tôi phát hiện ra tôi sẽ không thay đổi được thế giới, vì vậy tôi rút ngắn ước mơ của mình lại và quyết định chỉ thay đổi đất nước của tôi. Nhưng nó cũng như vậy, dường như là không thể thay đổi được. Khi tôi bước vào những năm cuối đời, trong một cố gắng cuối cùng, tôi quyết định chỉ thay đổi gia đình tôi, những người gần nhất với tôi. Nhưng than ôi, điều này cũng là không thể. Và bây giờ, khi nằm trên giường, lúc sắp lìa đời, tôi chợt nhận ra:  Nếu như tôi bắt đầu thay đổi bản thân mình trước, lấy mình làm tấm gương thì có thể thay đổi được gia đình mình, với sự giúp đỡ, động viên của gia đình mình, tôi có thể làm điều gì đó thay đổi đất nước và biết đâu đấy, tôi thậm chí có thể làm thay đổi thế giới!”
Định hướng, thế thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét