Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

HỌC GÌ.

Mình đã viết KHÔNG SAO.  và một vài trước đó, nhưng vẫn muốn bàn thêm, về sự học của con người nói chung. Suy cho cùng thì con người cần học môn nào nhất, môn học nào mà cần cho tất cả, ở KHÔNG SAO mình gọi đó là môn công dân giao tiếp hay công dân toàn cầu, mình vẫn nghĩ vậy. Xin chưa bàn đến sự học ở người trưởng thành, bởi cái học này rất riêng tư, chỉ bàn sự học đến trung học (gồm cả trung học nghề và trung học phổ thông).
Trước đó mình đã khẳng định, xã hội loài người phát triển bởi các phát minh mới (bao gồm cả phát minh ra vật liệu mới) và các công nghệ mới (bao gồm cả công nghệ chế tạo ra công nghệ và vật liệu mới), nói gọn là nghĩ và làm ra cái mới. Muốn nghĩ và làm ra cái mới thì con người cần học (tri thức) và làm (thao tác), gọi chung lại là học để có tri thức và thao tác thì đúng rồi. Tri thức và thao tác lại có phần chung để người sống với người, gọi là tối thiểu, lại có phần riêng để đi tiếp, nhằm đạt những tri thức và thao tác của riêng mỗi người, để đi tiếp nữa và tiếp nữa.
Mọi hoạt động của con người đều với con người, từ nghe người khác nói, nhìn người khác nhìn, xem người khác cử động, đoán suy nghĩ của người khác, gián tiếp hơn thì đọc chữ người khác viết, nghe người khác nói (dưới tất cả cách biểu hiện được, như ghi âm, quay hình ..) về một người khác nữa (ngôi thứ ba), gián tiếp hơn nữa thì dùng máy, thiết bị của người khác đã chế tạo để thay thế các khiếm khuyết của cơ thể, để làm ra sản phẩm hoặc nghiên cứu cách làm ra sản phẩm. Trực tiếp nhất và thiêng liêng nhất là người tiếp xúc trực diện với người bằng áp vào, sờ vào, đi sâu vào ... người. Bản thân mỗi người tự khẳng định tồn tại bằng tất cả những cách thức đó, những cách thức hấp thụ đã được kể trên.
Những thao tác học này là gián tiếp ở thời trẻ và trực tiếp khi lớn dần lên, từ bị động được hướng dẫn, dần chuyển sang chủ động tự tìm đến theo nhu cầu nội thân. Gián tiếp là qua hướng dẫn của tất cả những người xung quanh theo tất cả các kênh, trong đó có kênh học tại trường, lớp mà ở ta đang quen gọi là đi học. Những hướng dẫn này phải được thông qua các trạng huống giả tưởng trong sách đọc, trong thảo luận giả tưởng và thực hành giả tưởng chứ không phải là thông qua các câu dẫn (Danh ngôn, cách ngôn, định ngôn ...), những hướng dẫn này lại phải được giảm dần và không còn khi đã lớn. Bao nhiêu là lớn, thưa rằng chung nhất xong Tiểu học là lớn, xong Trung học là đã lớn.
Học gì? Học giao tiếp với người, tức cách sống với những con người cụ thể, cách đối thoại, đối diện với từng người trong những trạng huống khác nhau. Vì suy cho cùng con người được/bị đánh giá là tốt/xấu, được/bị coi là hay/dở, được/bị coi là có tài hay vô dụng, chính là đánh giá hành vi, thái độ của người đó đã đối với những người khác. Biện giải ra là những người được một người nào đó thực hiện hành vi, thái độ với mình thì sẽ đánh giá người đó.
Con người nói chung cần học môn giao tiếp, cách giao tiếp, học cách sống với người trong xã hội loài người để rồi thành cá nhân riêng biệt khi có tri thức và thao tác riêng biệt. Con người cần học chung rồi sẽ là riêng, là con trẻ, là trẻ sau đó sẽ trưởng thành.
Đọc mạng thấy câu này :
Dân ta phải biết sử ta
Nếu mà chưa biết thì tra Gu-gờ
Mình không biết gọi nó là vè, dân ca hay gì, gì. Nhưng mình hiểu đó là cái cách mà con người hôm nay tiếp thu tri thức cho mình, thay cho cách học thuộc, tầm câu trích cú để dẫn ra, mang cả tủ sách theo mình để đọc lại. Gọi đó là học hiểu chăng? Cái cách tra google ấy. Học hiểu môn Lịch sử (môn mà trên mạng đang bàn nhiều) là thế nào? Phải chăng để hiểu rằng : Mọi Dân tộc, mọi Quốc gia đều có lịch sử của mình, đều thăng trầm biến đổi theo thời gian, mỗi thời đoạn lịch sử lại có vinh, nhục của riêng nó, thậm chí cái vinh, nhục đó chỉ tương đối ở thời hiện tại, bởi thời trước/sau có thể có những đánh giá khác với những tiếp cận khác. Để hiểu rằng : Lịch sử mỗi quốc gia sẽ có những mốc khác nhau, ở những mốc đó có một hoặc vài biến động chính trị/ xã hội/ con người đáng ghi nhận, phán xét. Những năm cuối thập kỷ 80 ở thế kỷ trước, nước ta xoá bỏ bao cấp đã có rất nhiều lời bàn đao to, búa lớn, khen chê. Mình chỉ thấy thế này : Kiểu như khi bé nếu mình cầm đến con dao thì Bố mình có thể cho vài cái bạt tai, khi lớn hơn lên, Bố mình lại dí con dao được mài rất sắc vào tay mình, vào tay mình và bảo thái đi! thái cây chuối cho lợn ấy mà. Thế đấy, bao cấp và không được cầm dao. Thế đấy thị trường và lăm lăm dao sắc.
Thế đấy học gì và cách học. Thế đấy cách học cũng là một phần của học gì mà thôi, học gì về cách học. Túm lại học gì.

2 nhận xét:

  1. Đọc bài này thấy bạn suy nghĩ sâu sắc về phương diện Học... cái mà cả ngành GD thời nay đang loay hoay Sửa rồi Đổi, cái mà những người U60 ngày xưa nghĩ đơn giản, làm đơn giản và sống cũng thật đơn giản,cái mà ngày nay không hiếm gặp những 8X,9X đang lúng túng học gì???

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn, vì đã nhận xét. Mình đang làm cái sống vui à, bởi đã sống đơn giản như Bạn viết. Mình cũng đã viết một số về đơn giản, đặc biệt trong bài THÀNH CỤ (Link bài đây : http://biengioinamtqsc.blogspot.com/2013/11/thanh-cu.html ) để tặng các Bạn lớp 10a Gang thép.
    Nếu có thể xin được nhận xét dưới tên Bạn để tiện cùng sống vui.

    Trả lờiXóa