Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

CHÀO 2013.

Chào 2013, chào nhé, chào như là dang dở đợi chờ :
Đi xem phim.  Anh thèm
mua đôi vé. Vé anh xem,
vé phần Em. Anh nói khẽ,
với mình. Một anh xem.
Một Em.
Đoạn này mình viết năm 1977, khi đó việc xem phim đang được quan tâm, còn mình thì đang phải có một quyết định cá nhân : Về phục viên hay tốt nghiệp ra trường và ở bộ đội đến cuối đời.
Lại nữa :
Thời gian qua kẽ tay.
Làm khô những chiếc lá.
...
Thơ Văn Cao.
Chào Mình, đã một hội (60 năm) rồi nhỉ, một đời người đã sống, của mình.

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

THUẾ 3.

Cũng từ thuế, là chi trả cho người làm công của nhà nước, mà ta gọi là công chức, viên chức...
Hãy so sánh. Lương của Ông giám đốc cấp cao năm 1987 là khoảng hơn 3.000đ/năm, (cỡ 300đ/tháng). Lương của Ông giám đốc cấp thấp năm 2011 là 2.600.000.000đ/năm,  (chia tháng làm gì cho mệt nhỉ), so với năm 87 thêm sáu số không nữa, tin này báo đưa nhiều, xin không dẫn nguồn. Vì sao? Vì Nhà nước thu thuế rất ít vẫn có tiền để trả lương cho người làm công, nên đều đặn, Nhà nước đã trả năm sau cao hơn năm trước (Ở đây không bàn trượt giá, lạm phát ..vv). Đã có tiền trả, nên kiểm soát lỏng lẻo, thậm chí chưa kiểm soát khối lượng tiền chi trả và càng chưa kiểm soát đến từng đối tượng (cá nhân từng người có hợp đồng lao động) được chi trả. Đến nay đã khác,Vì bắt đầu (bắt đầu thôi) "tiến thiều" nên phải bắt đầu kiểm soát cho dù chỉ một vài điểm nhỏ nhoi? Bắt đầu của khác đó là đã chỉ ra  lương của Ông giám đốc cấp thấp là 2,6 tỷ đồng năm nêu trên. Nhỏ nhoi quá, mới bắt đầu mà.
Thu vào chưa cần lắm, nên chi ra sông xênh, không kiểm soát chặt, âu cũng là phù hợp thôi. Thu vào ít xem? Thật thuế xem???. Đã bắt đầu phải khác.

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

DUYẾN NHỈ.

Trước, trong và ngay sau ngày 22/12 này mình đã có ý không nhớ về thời ấy với những kỷ niệm chiến cuộc, với các bạn đã hy sinh. Mình chỉ viết trong Blog và FB vài điều về tình cảm nhẹ nhàng, nhưng đến nay mình không thể không nghĩ về các bạn, nhất là với Duyến khi đang đọc lại những dòng này :


Trong nhật ký mình viết vào năm 1974, lúc đó Duyến chưa hy sinh, đây là ảnh bút tích khi đó.
Khi viết những dòng này mình vẫn trằn trọc về khát vọng học (ở thời ấy chính là khát vọng sống) của Duyến, mà hoàn cảnh học mình đã trình bày trong bài : BẠN TÔI ... ĐẬP VÀO BỜ. khát vọng ấy mình không diễn tả được bằng từ ngữ, chỉ thấy nó day dứt trong mình, chỉ hiểu trong cuộc sống của mình đã lây một phần khát vọng ấy, thế thôi. "Nếu" và "nếu" cũng chẳng để làm gì? mỗi người là một kiếp. Ai sinh ra cũng đi hết đời mình, đi hết chính mình Duyến nhỉ?. Mình viết nhiều đoạn văn vần trong nhật ký trước kia, và hôm nay, mình vẫn hiểu nó không là thơ, thậm chí cũng chẳng được là vần, nhưng chắc nó là tình, nó là hai chữ "tử sinh" ở đoạn viết trên tặng Bạn và cho mình, nó chính là cái đoạn đời mình đã đi cùng bạn, của mình. Vậy nếu Bạn nào bảo nó không phải là thơ thì đúng mà.
Bạn thử xem : HOÀI (nhớ)   và  TẶNG CÚC  và  10A(1)   và một vài gần đây. Đoạn trường đấy chứ.

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

GIÁO THÂN

Nhân kỷ niệm 22/12 chẳng viết về bộ đội nữa, xin tặng bạn mình một chút con con, chút tình thân với một Cô giáo, coi như tiếp nối BẠN GIÁO vậy.

Dòng sông Thao
lao sao nước đỏ.
Mang trong nó
trọn nghĩa tình
trọn đức hy sinh.
Dòng sông quên mình nhẫn nại
năm đi, năm lại
chở phù sa.
Sông cho ta màu xanh cuộc sống
Hai bờ trải rộng lúa ngô non...

Cô gái sông Thao hôm nào
gánh nước.
Bắp chân trần trắng muốt
lội ngược dòng sông.
Nước màu hồng tung xoả
Em cười
trắng xoá
hàm răng.
Nước giữa sông băng băng.
Tiếng cười Em lan rộng
Em là
sự sống của dòng sông...

Đêm trăng thanh
ngô lúa xanh
nước trắng
cát lặng
gió mơn man.
Anh bên Em
in bàn chân trẻ.
Lúa ngô hát khẽ
khúc tình ca
sóng nước ngân nga
cùng hát.
Cát vàng, cát bạc
lóng lánh
lóng la.
Tình yêu của đôi ta
phù sa cuộc sống.

Dòng sông vang động của đôi ta.
Ngô lúa mượt mà của đôi ta.
Ánh trăng xanh dịu của đôi ta.
Của đôi ta, cả đôi ta
là cuộc sống.
Sông Thao, tháng 11/76.

Bản scan bút tớ
Thực là, cho đến giờ, Bắp chân trắng, tiếng cười và khuôn miệng cùng hàm răng ấy vẫn hiển hiện trong mình, dòng sông và người con gái, cô giáo miền sơn cước... 

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

THUẾ 2.

Vì Nhà nước chưa cần thu thuế vẫn sống tốt nên có chuyện này.
Hôm rồi vẫn nghe tivi đưa tin các doanh nghiệp chiếm dụng hàng nghìn tỉ đồng tiền thuế giá trị gia tăng, loại tin này đã nghe gần hai chục năm trước với tất cả các chi tiết hài hước như nhau : Thuê người ở làm giám đốc, mua  nhiều quyển hóa đơn, làm đủ loại vận đơn, xin chứng nhận đã xuất khẩu hàng hóa, hoặc ghi doanh thu cực cao tại hóa đơn...vv và vv. Và rồi nhận lại của Nhà nước từ 5 đến 10 phần trăm giá trị ghi trong hóa đơn của Doanh nghiệp, gọi là hoàn thuế xuất nhập khẩu hoặc thuế giá trị gia tăng. Ngon ha, dễ ha, vài chục năm vẫn vầy ha.
Sao vậy? Nhà nước chưa cần thu thuế, nhưng nhân viên nhà nước cần thu nhập, nên cái dòng tiền thuế giá trị gia tăng này nhân viên vẫn hái ngọn ngon lành à. Vì cần hái ngọn nên nhân viên không quản theo xuất xứ (xin xem thêm tại :  SÁNG CHẾ. và  DÌ TIẾN. ), không quản dòng tiền doanh thu bán hàng của doanh nghiệp (cái 100% của doanh nghiệp), không cần quản, quản thì có ngọn đâu mà hái, vì có doanh thu đâu?, có gốc đâu?. Cứ duyệt và chi ra (cái (5-10)% của nhà nước). Tư nhân chiếm dụng tiền của nhà nước dễ vậy ha? Hài hước ha?. Oan (chín phần) cho doanh nghiệp nào bị lộ, họ được hưởng 1 phần mười số hoàn thuế thôi, còn chín phần làm tăng thu nhập cho các loại nhân viên nhà nước rồi. Nhưng nghìn tỷ tiền hoàn thuế kia mà, được trăm tỷ cũng đáng làm, đáng làm doanh nghiệp nhỉ, "đổ niêu cứt gà, đổ phải nhà nào, nhà nấy làm đỉa" chắc gì đã mình?
Không quản doanh thu, không thu thuế, chủ động hoàn thuế khống cho doanh nghiệp, mà Nhà nước mình vẫn giàu à? Giàu chi giàu lạ (lại xin xem THUẾ 1. )!

SAI RỒI.

Mình đã viết đến hai bài (  DÌ TIẾN.  và  SÁNG CHẾ.  ) trong blog này để ví von về xuất xứ, thậm chí lấy ví dụ về việc sử dụng xuất xứ. Nhưng đọc bài  NÀY   thì mình ngạc nhiên. Ngạc nhiên và nói SAI RỒI.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

PISA.

Bàn về kết quả đánh giá học sinh quốc tế (PISA) và thứ bậc của học sinh Việt nam. Mình đọc nhiều mà chưa có kết  luận về việc Việt nam chuẩn bị cho đánh giá có khác các quốc gia khác không? Nếu khác thì khác thế nào?
Ở đây mình tạm coi là không khác, để suy gẫm về điều này : Nghèo mà học giỏi, đáng tự hào. Học giỏi mà nghèo, đáng hổ thẹn. Điều suy gẫm này bao gồm cả thời gian trôi qua kể từ khi học giỏi.
Theo thiển ý của mình : Học giỏi thì không thể nghèo, nếu thực nghèo thì xem lại việc học.
Xin đọc thêm bài NÀY để dẫn dụ suy gẫm.
15 giờ, ngày 10/12/2013. Xin xem thêm bài  NÀY  và bài  NÀY  để mở thêm suy gẫm.

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

BỎ, LÀM.


Chuyện ở bộ đội, đơn vị mình lập trận địa (pháo phòng không) tại ba quả đồi sát nhau, có đường đi trước đó của dân là nơi giao nhau của ba đồi . Để đảm bảo bí mật, đơn vị rào hai đầu đường và làm cổng có kiểm soát, dân phản đối việc đó rất gay gắt. Vì chuyện phản đối này mình có nghe một chuyện truyền miệng khác, mình không nhớ rõ là do người dân hay cán bộ cấp trên kể. 
Xin kể lại đây : Chuyện tương tự như ở đơn vị mình, bác Hồ biết và nói với cán bộ. Rào đường là đúng, nhưng trước khi rào các chú phải làm đường khác cho nhân dân đi.
Và chuyện về những câu nói bất hủ của Nelson Mandela đang được đăng trên mạng :
"Khi tôi bước đến với tự do, tôi biết rằng nếu không bỏ lại nỗi đau và sự căm thù lại phía sau, tôi vẫn sẽ ở trong tù". Trích theo link : NÀY
Làm trước, bỏ sau, việc làm và nhận thức về việc ấy là vậy.
“Suốt cả cuộc đời mình, tôi đã luôn cống hiến bản thân cho cuộc đấu tranh này của người châu Phi. Tôi đã chiến đấu chống lại sự áp đảo của người da trắng, và tôi cũng chiến đấu chống lại sự áp đảo của người da đen. Tôi đã ấp ủ lí tưởng về một xã hội tự do và dân chủ, trong đó mọi người đều sống bên nhau trong hòa thuận và với những cơ hội bình đẳng. Trích theo lnik : NÀY  
Chống lại sự áp đảo, dù đó là sự áp đảo của số đông gần như tuyệt đối.
Và bình đẳng về nhân cách : Chỉ những người tự do mới có thể thương lượng mà thôi, tù nhân thì không. Tự do của tôi và của ông không thể tách rời”. link đã dẫn Và nữa : Từ chối nhân quyền của con người chính là thách thức nhân tính của họ”.
Từ bỏ, từ chối, chống lại và nhận thức về chúng. Suy đơn giản : Mình đi nhưng người phải được đi, tự giải thoát là tự do, áp đảo là không bình đẳng, tự do của mọi người là không thể tách rời, nhân quyền chính là quyền có nhân tính.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

HAI PHÁT BIỂU.

Là nói về hai phát biểu của một cụ Ông (nghe được - chép ra) :
Tại cuộc họp chi bộ hưu : Đồng chí Y bảo đóng là không đúng, Tiền thưởng 60 năm tuổi Đảng của tôi không phải thu nhập lương nên không phải đóng Đảng phí. 60 năm là Đảng viên, đánh Pháp, đánh Mỹ trải qua bao gian khổ hy sinh, là dũng sĩ diệt Mỹ 3 lần, sau đó là chỉ huy tiêu diệt sinh lực Mỹ không ít ... Thời đánh Mỹ là thời hào hùng nhất ...Tôi ... .
Tại buổi chuyện trò cùng bạn hưu ở tư gia : Mời Ông uống nước! Cháu nội tôi may mắn làm cho doanh nghiệp nước ngoài, lại là doanh nghiệp của Mỹ nên lương cao lắm, Cháu nó được đi Mỹ những vài lần rồi, sướng lắm. Già rồi được vậy là vui, là mừng Ông nhỉ. Thật cảm ơn ...?.