Lịch sử gần là hợp tác xã nông nghiệp ở nước ta trong thời kỳ đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế tập thể, xây dựng giai cấp nông dân để liên minh với giai cấp công nhân đang manh nha. Trong thời kỳ đó, người nông dân nào không vào hợp tác xã thì bị cả xã hội kỳ thị, coi khinh và bị hắt hủi, bị lãnh đạo chính quyền coi không là người, kiếp sống gần như giòi bọ, con cái không học hành, không được trợ giúp gì từ chính quyền các cấp. Mình nhớ có hai mảnh ruộng ở gần nhà mình là của Bà Đuốc là một ví dụ. Ngay cả khi hợp tác huy động người đi bắt gà ăn lúa vào thời đó cũng không bắt ở hai mảnh của Bà, rồi đổ nước cấy cũng không được dù chỉ là nước mưa theo đạng chảy qua. Hợp tác xã là tất cả, ai nói không là phản động phải bị trừng trị. Đến hôm nay xoá hợp tác xã là thắng lợi của khoán 10, là thành công của Đảng đưa nền nông nghiệp nước nhà lên mức thứ nhất, thứ hai, thứ ba về xuất khẩu lúa gạo, xuất khẩu cà phê, hạt điều, thuỷ sản vv. Xin trích những lời có cánh diệu kỳ như này : "Như vậy, so với chỉ thị 100 thì Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã có một bước đột phá trong tư duy quản lý kinh tế khi lần đầu tiên thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ khi người nông dân được trao quyền sử dụng đất và mức khoán lâu dài, chỉ có 1 điểm cần lưu ý là nghị quyết 10 có nội dung rất ngắn chỉ ngắn như một mệnh lệnh, cũng không có một công văn chỉ thị nào của chính phủ thể chế nghị quyết, mà từ chủ trương của Đảng đến thẳng dân “như một ngày hội của nông dân” theo cách nói của thủ tướng Phạm Văn Đồng . Nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống bởi người nông dân đã khát khao chờ đợi điều đó quá lâu bởi không ít cơ sở “xé rào” làm theo cách đó từ trước. Sự “cởi trói” chính thức có ý nghĩa giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp, đem lại sinh khí mới cho nền nông nghiệp nước nhà.
Lịch sử gần là một số bưu điện văn hoá xã đang cho trâu, bò vào gặm cỏ còn nhân viên bưu điện thì chính phủ chỉ đạo đi trả lương hưu và phụ cấp thay cho nghành bảo hiểm để có lương, một số khác đóng cửa và nhường cơ sở vật chất cho VNPT.
Nói vậy để nói về chuyện này : Hôm nay họp chi bộ địa phương, khi bàn về một hai hộ chưa đóng tiền sửa chữa Nhà văn hoá xóm, có ý kiến nào là : Phải nghiêm trị, nào là : Xóm không thể thua hai hộ đó được, rất nghiêm túc và nghiêm khắc trong chi bộ, trong họp Đảng.
Vẫn biết 19 tiêu chí nông thôn mới (theo 491/ QĐ-TTg ngày 16/4/2009) là một cuộc vận động. Vẫn biết và vẫn biết là những cái mới đã làm, đang làm chỉ là xoá đi những ý chí cũ của chính mình, không với ý chí của ai cả, không thắng lợi với ai cả. Vẫn biết. Vẫn buồn, ý chí hôm nay.
Vẫn biết. Lịch sử gần đã chép lại ở trên chỉ là một vài trong những đã. Vẫn buồn. Lịch sử xa?
Viết cho Bạn mình, "100" ạ. Nếu đọc được thì cho một phản hồi, Bạn nhé. Còn mình? như một xin lỗi nhẹ, đã làm mất thời gian của Bạn.
Viết thêm. Hôm nay 22/6, trưởng xóm vào gặp mình : Bác đóng thêm một suất sửa chữa nhà văn hoá nhé; Sao đóng thêm? Thêm suất Bác giúp việc của nhà Bác? Bác giúp việc có hộ khẩu ở đây đâu? Thường trú trên 6 tháng là phải đóng rồi! Thế à, còn ở quê nơi có hộ khẩu cũng đóng hả? Em không biết.
Kết quả thật kì diệu, sau đó chỉ một năm, từ một nước thiếu lương triền miên, đến năm 1989 sản lượng lúc gạo đạt con số 21,5 triệu tấn và lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu được 1,2 triệu tấn lúa gạo. Sau đó, con tàu nông dân Việt Nam vẫn phải vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng đã có phương hướng đúng để tiến lên. Sản lượng lúa của cả nước ngày càng tăng; trong năm 2012, Việt Nam đạt con số 43,7 triệu tấn, sản lượng gạo xuất khẩu 7,7 triệu tấn mang lại 3,5 tỉ USD, Việt Nam thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới (sau ấn độ). Có thể gọi nghị quyết 10 của Bộ Chính khoá VI là “cây đũa thần” làm chuyển biến mạnh mẽ nền nông nghiệp Việt Nam, góp phần quan trọng đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng và đạt được những thành công lớn trong sự nghiệp đổi mới. Sau 25 năm nhìn lại ta có thể rút ra những bài học quý báu đó là:" .
Theo link : Nhin-li-25-nm-thuc-hien-Nghi-Quyet-10-cua-Bo-Chinh-tri-khoa-VI-ve-oi-moi-qun-ly-kinh-te-Nong-nghiep
Vậy ra :
Người nông dân tư hữu đi cày hôm nay,
Là Con của người nông dân tư hữu đi cày năm xưa.
Đã mang về 3,5 tỉ usd này.
Còn "cây đũa thần" nữa ạ.
Lịch sử gần là các hội trường của các doanh nghiệp để cho công nhân hội họp và sinh hoạt văn hoá, văn nghệ đã bán xong toàn bộ, bán hết từ lâu rồi. Hiện đang cổ phần hoá chính những doanh nghiệp đã từng sở hữu các hội trường đó, tức bán những doanh nghiệp này.Còn "cây đũa thần" nữa ạ.
Thật là.
Lịch sử gần là một số bưu điện văn hoá xã đang cho trâu, bò vào gặm cỏ còn nhân viên bưu điện thì chính phủ chỉ đạo đi trả lương hưu và phụ cấp thay cho nghành bảo hiểm để có lương, một số khác đóng cửa và nhường cơ sở vật chất cho VNPT.
Nói vậy để nói về chuyện này : Hôm nay họp chi bộ địa phương, khi bàn về một hai hộ chưa đóng tiền sửa chữa Nhà văn hoá xóm, có ý kiến nào là : Phải nghiêm trị, nào là : Xóm không thể thua hai hộ đó được, rất nghiêm túc và nghiêm khắc trong chi bộ, trong họp Đảng.
Vẫn biết 19 tiêu chí nông thôn mới (theo 491/ QĐ-TTg ngày 16/4/2009) là một cuộc vận động. Vẫn biết và vẫn biết là những cái mới đã làm, đang làm chỉ là xoá đi những ý chí cũ của chính mình, không với ý chí của ai cả, không thắng lợi với ai cả. Vẫn biết. Vẫn buồn, ý chí hôm nay.
Vẫn biết. Lịch sử gần đã chép lại ở trên chỉ là một vài trong những đã. Vẫn buồn. Lịch sử xa?
Viết cho Bạn mình, "100" ạ. Nếu đọc được thì cho một phản hồi, Bạn nhé. Còn mình? như một xin lỗi nhẹ, đã làm mất thời gian của Bạn.
Viết thêm. Hôm nay 22/6, trưởng xóm vào gặp mình : Bác đóng thêm một suất sửa chữa nhà văn hoá nhé; Sao đóng thêm? Thêm suất Bác giúp việc của nhà Bác? Bác giúp việc có hộ khẩu ở đây đâu? Thường trú trên 6 tháng là phải đóng rồi! Thế à, còn ở quê nơi có hộ khẩu cũng đóng hả? Em không biết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét