Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

CHARLES DARWIN VÀ NÔNG DÂN VIỆT.

Charles Darwin đưa ra học thuyết Chọn lọc tự nhiên hay còn gọi là thuyết Tiến hoá dựa trên ba vấn đề căn bản : Biến dị, Chọn lọc nhân tạo và Chọn lọc tự nhiên. Nói thông thường là Ông đã quan sát để tìm ra từng vấn đề căn bản và mối quan hệ giữa chúng để đưa ra học thuyết. Những người nghiên cứu sau Ông tiếp tục phát triển nghiên cứu theo học thuyết của Ông để giải thích rõ hơn, sâu hơn Cá thể, Loài và toàn bộ thế giới tự nhiên. Những người đọc về tự nhiên và học thuyết của Ông hiểu về tự nhiên theo hướng đó, đến lượt mình, người đọc lại diễn đạt, hoặc giải thích tự nhiên theo tri thức của mình đúng theo cách mà mình đã tư duy. Lại nói thông thường là họ (người đọc, học) đã nói ra, đã tranh luận theo thực chất hiểu biết của chính họ, theo đúng bản chất và thực chất tư duy của mình nên dù khác rất, rất nhiều về tri thức cũng được chấp nhận và được hiểu như Darwin đã diễn đạt, tức là cùng một sự tôn trọng như nhau.
Hãy xem lại câu chuyện Người Nông dân Việt đã diễn đạt  : Trời sinh ra thế.
Một phiên bản thế này: 
Xưa có một ông nhà giàu sinh được 2 cô con gái, cô chị gả cho người làm ruộng, cô em gả cho người học trò. Một hôm thong thả, bố vợ cùng 2 con rể đưa nhau đi chơi, bố nghe tiếng con ngỗng kêu, mới hỏi:
- Làm sao tiếng nó to thế nhỉ?
Người học trò nói chữ:
- Trường cổ tắc đại thanh.
Người làm ruộng nói:
- Trời sinh ra thế!
Đi được một khoảng, thấy con vịt đang bơi dưới ao, bố lại hỏi:
- Tại sao nó nổi?
Người học trò lại nói chữ:
- Đa mao thiểu nhục tắc phù.
Người làm ruộng lại nói:
- Trời sinh ra thế!
Đến lúc về nhà, 3 bố con ngồi uống rượu, bố khen con rể học trò hay chữ mà chê con rể làm ruộng dốt.
Người con rể làm ruộng tức mình mới tới hỏi người học trò:
- Tôi thì dốt thật mà chú nói: "Trường cổ tắc đại thanh" là nghĩa làm sao?
Người học trò đáp:
- Nghĩa là cổ dài thì tiếng to.
Người làm ruộng mới bẻ:
- Thế con ếch, con ễnh ương cổ dài đâu mà tiếng cũng to?
Rồi lại hỏi:
- Chú nói: "Đa mao thiểu nhục tắc phù" nghĩa làm sao?
Người học trò đáp:
- Nghĩa là nhiều lông ít thịt thì nổi.
Người làm ruộng lại bẻ:
-Thế thì con thuyền lông đâu, thịt đâu mà cũng nổi? Lúc đó, ông bố mới gật đầu nói:
- Ừ, ra dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.
Mình thấy trong câu chuyện vừa dẫn có hai chi tiết đủ để mình tôn trọng Anh Nông dân như Ông Darwin. Một là Anh Nông dân tự nhận : "Tôi thì dốt thật"  và hai là câu kết truyện của tác giả dân gian "Ừ, ra dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng"
Đúng là Dân gian, rất dân gian : Chỉ một từ "lỏng".
Câu chuyện là một cách diễn đạt khác về các qui luật của thuyết Tiến hoá, đó là sự hiểu biết có tính qui luật của phương đông. Bản thân mình do chưa đủ tri thức để lượng giải về văn minh Phương đông nên có cảm giác cách lượng giải này là một cảm tính đúng. Ví như : Kinh dịch hay Âm dương bát quái lượng giải rằng : Thái cực (cái một) sinh Lưỡng nghi (hai nguyên lý - âm, dương); Lưỡng nghi sinh Tứ tượng (bốn thể trạng); Tứ tượng sinh Bát quái (Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn và Đoài) và .. tiếp tục đến vô cùng. Xin không múa rìu nữa để nói tiếp này.
Cả hai đều coi trọng cái biến. Ở Darwin là : "Biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẽ và không có hướng xác định mới là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá.". Ở Kinh dịch là : "Vì biến dịch, cho nên có sự sống."
Nếu chấp nhận Darwin, chấp nhận Kinh dịch về điều vừa diễn giải thì cũng thể tất chấp nhận biện giải của Người Nông dân Việt. Darwin và Người Nông dân Việt có cùng nhận thức về nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá, cùng coi trọng cái tạo ra sự sống, sau đó mới bàn đến Trật tự sống và Tổ chức đời sống xã hội.
Darwin thì mất rồi, Nông dân Việt thì mãi còn nên rất nhớ từ "lỏng" dân gian để lại, vì nhớ nên rất hiểu những phát ngôn, phát biểu đánh giá "dân trí thấp" đương nay : "lỏng". Đúng là Nông dân Việt. Người nông dân ấy hiểu những điều đã bàn trong  CÓ KHÔNG.,  hiểu lắm, nhưng họ chưa nói ra, nếu họ nói ra thì ...
Tán láo : Vì "dốt đặc" nên mới phải khai trí, mới phải đưa vào luật pháp các quyền cơ bản của công dân để công dân biết và có cơ hội áp dụng. Ông Anh bạn học lớp 7 thời 68 của mình (Ông Anh tại TIỂU CHỦ. đã bàn) một nông dân điển hình "dốt đặc" nói với mình này: Chú cứ đưa Anh vào toilet khách sạn 5 sao vài lần rồi Chú đưa Anh tiền, rồi Chú sẽ xem Anh ngồi bàn ăn ở khách sạn đó thế nào???. Rồi.
Xin xem thêm VÔ CHIÊU.


Trời sinh ra thế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét