Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

VIỆT - MỸ. DÂN.

Dân Việt và dân Mỹ có tập tính giống nhau : Tự do, rất tự do trong cuộc sống riêng tư. Nhưng chỉ giống nhau quyền thích sống riêng, ở hành vi sống riêng, khác nhau ở thể hiện mụcđích/ýnghĩa của hành vi đó.
Người Việt có nhiều hành vi riêng mang tính chống đối để hy vọng dành được phần lợi hơn (so với những người chấp hành, dĩ nhiên rồi). Các hành vi chống đối của người Việt thiên về chống kẻ trên, kẻ cai trị áp đặt hoặc lừa (chống) người có quan hệ với mình. Mình tạm gọi các hành vi chống đối đó là, riêng láu cá, vì láu cá nên hay giấu mụcđích/ýnghĩa thực của các hành vi đó. Tập tính này do lịch sử để lại chăng? Do bị áp bức bóc lột nhiều thế kỷ bởi kẻ thống trị chăng?
Người Mỹ có nhiều hành vi chống đối để khẳng định cái tôi của mỗi người, khẳng định quyền được làm việc đó theo pháp luật. Mình tạm gọi riêng khám phá, do thể hiện quyền khám phá cá nhân nên hay nói rõ mụcđích/ýnghĩa thực của hành vi. Cũng bởi họ có quyền đó ngay từ những ngày đầu lập quốc chăng? Có xã hội dân sự từ quyền ngang bằng giữa các công dân chăng?
Người Việt và người Mỹ có hai xu hướng tôn giáo khác nhau. Nên trong đời sống xã hội cũng có cách thể hiện hành vi sống khác nhau.
Người Mỹ đa số thừa nhận chúa trời, cho rằng chúa trời đã ban cho họ các quyền tự do cá nhân khi sinh ra loài người, với các quyền đã có đó họ không phảixin/phụthuộc vào ai, đảng nào, thiết chế xã hội gì. Các quyền đó là tự có, nên người dân tự dùng không phải hỏi ai. Họ cũng tin rằng con người có/phạm tội mặc nhiên nên đưa ra hình thức rửa tội để có thể cứu rỗi tâm hồn và hy vọng ít có khả năng mắc tiếp. Họ thụ động trong niềm tin vì tin có/vào chúa trời, nhưng chủ động trong toàn bộ cuộc sống, chủ động trong suy nghĩ và hành động với cách hiểu mình làm, mình chịu.
Người Việt đa số hướng về đạo phật, dù ít người thực sự đi tu, thực sự là con nhang đệ tử của phật, những người tu tập cũng không rành rẽ tông phái mình đang tu tập, trừ rất ít người tu cả đời (thường gọi là Sư, Thầy). Hướng về/theo đạo phật nên trong tâm linh đã có khuynh hướng xin được điều tốt và xa lánh được điều xấu, chấp nhận cai trị như chuyện đã rồi, thậm chí coi là đương nhiên. Khi thấy thiệt thòi thì xin đỡ thiệt thòi, trông thấy cái ác thì xin xa lánh. Trong liên hệ cuộc sống thường nhìn nhận xung quanh xem có vừa không, thực hiện hành vi cá nhân thường so sánh với hành vi của người khác có phải không, lấy nhân lý sống một vừa, hai phải để soi xét. Họ nghiêng về niềm tin chứ không/chưa thực tin/theo, họ thụ động trong cuộc sống bản thân, thường xem xét ngó trước sau, cân nhắc khi hành động, hành động thiếu rõ ràng và không dứt khoát.
Ví dụ :
Những người đi xe máy ở Việt Nam phần đông nghĩ rằng : Không mua mũ đạt yêu cầu an toàn (vì đắt) để chống đối, chỉ mua mũ chất lượng kém (vì rẻ). Hoặc nghĩ rằng : Không đội mũ chưa chắc bị bắt, bị bắt thì xin xỏ hoặc bàn cưa đôi/ba tiền phạt cùng CSGT. CSGT thì hầu như không đi tuần tra trên đường để hướng dẫn, sử lý chung giao thông, mà thiên về núp nùm, phục bắn, phục bắt để rồi dây dưa, cò cưa làm giá, làm luật.
Hiện ở Việt Nam đang có phong trào chống BOT giao thông với phương cách trả phí bằng tiền lẻ. Hành vi chống này dĩ nhiên vì muốn vé qua/trên BOT rẻ hơn. Nhưng bản chất là : Nhà nước không được phép cho các chủ BOT, làm BOT trên/trùng các đường/đoạnđường của toàn dân - Hãy làm BOT giao thông bởi một đường/đoạnđường mới hoàn toàn, từ đó tự do thu phí. Cả hai mụcđích/ýnghĩa này đều được những người lái xe, người dân ủng hộ không nói ra/rõ, không một khẩu hiệu/băng rôn nào nói rõ điều đó. Vài "quan" (trong ngoặc kép vì bàn về chất dân trong quan) thì : Làm trận đánh lớn với 73.000 tỉ (Giáo dục). Làm tư lệnh ngành (tư lộn cái lềnh) với toàn quyền cho BOT chặn quốc lộ của dân (Giao thông).
Lại nói về niềm tin vào đức tin. Đa số hàng ngày các quan nói ra rả về niềm tin và đạo đức cộng sản về chủ nghĩa nhân văn, mở miệng ra là vậy và chỉ có vậy, nhưng hành động thiên về tư lợi, không hướng tới cuộc sống chung cho mọi/nhiều người.
Một ví dụ điển hình : Hệ thống thông tin và hầu hết người dân đều đang bàn về việc lạm thu thông qua Hội cha mẹ học sinh của các trường trên cả nước. Không ai bàn là đang lạm thu hộ (ấn định loại và mức thu cho nhà trường) chứ không hề thu cho Hội cha mẹ học sinh. Không ai bàn rằng bộ GD&ĐT đã thành lập ra cái hội ấy và điều khiển nó, một bộ thuộc cơ quan hành pháp thành lập một hội mà hội viên lại nằm ngoài chức năng hành pháp của bộ, ờ há. Hội cha mẹ học sinh được lập ra từ một cơ quan ngoài cha mẹ học sinh, hoạt động theo điều lệ do cơ quan đó ban hành, hoạt động bằng kinh phí tự đóng góp nhằm mục đích thu tiền từ các hội viên của mình nộp cho cơ quan chi tiêu (câu tương đối chuẩn nhỉ). Này, này. Một to khoẻ, thu nhặt các trẻ em bụi đời vào thành hội tương trợ yêu thương, yêu cầu hội đó đi ăn xin nộp tiền về cho mình (không bàn ha, kinh tởm mà). Nhân danh ảo, nhân quyền ảo, tiếm danh, tiếm quyền, dùng quyền khống để vụ lợi cá nhân - Nhưng vẫn được, hà, hà.
Link dẫn :
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-55-2011-TT-BGDDT-Dieu-le-Ban-dai-dien-cha-me-hoc-sinh-132369.aspx
http://www.baomoi.com/bo-gddt-noi-gi-ve-kien-nghi-xoa-bo-hoi-phu-huynh-hoc-sinh/c/23349007.epi
Người Mỹ tin vào chúa trời nhưng họ hiểu rằng đó là hệ thống niềm tin chung của con người mà đại diện cho hệ thống đó là Giáo hội Công giáo Rôma (Giáo hội thuộc Kitô giáo). Một hệ thống độc lập, do các cá nhân tự nguyện tham gia, đơn thuần niềm tin tôn giáo là một thực thể người hoàn chỉnh hoạt động đồng bộ vì con người tôn giáo trên mọi (nhiều) quốc gia. Một hệ thống tự nó của các cá nhân người nên có hay, dở của người.
Người Việt hướng về đạo phật, hướng về một tư tưởng triết học, đó là những khuyên răn về hướng thiện, về luật nhân quả tức là tự mình làm việc thiện sẽ nhận lại cho mình những điều tốt đẹp, một hướng tới không thực thể người. Phật giáo Việt Nam có tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt nam, GHPGVN là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt nam. Phương châm của Giáo hội là "Đạo pháp, Dân tộc, Chủ nghĩa xã hội". Như vậy ngoài chức năng phật giáo đơn thuần, GHPGVN là một tổ chức thuộc nhà nước, do nhà nước gom vào để quản lý (Chính phủ VN - Ban Tôn giáo chính phủ quản lý) do vậy nó có thêm phương châm Dân tộc, CNXH. GHPGVN là của một quốc gia VN, Dân tộc Việt mãi còn, CNXH thay đổi theo từng thời kỳ, GHPGVN sẽ còn thay đổi. 
Lấy trong ý tứ mà suy.
Niềm tin Việt, Mỹ khác gì? giống chăng?.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét