Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2018

THOÁNG QUA VÀ DỪNG LẠI (VIỆC HỌC).

Sáng nay, trong lúc đi thoáng qua phòng, mình nghe TS Lê Thống Nhất trên TV : Đề nghị đãi ngộ giống nhau với mọi học sinh. Đại ý, các học sinh trong trường do NN lập (kêu công lập ấy mà) và các trường do dân lập (kêu dân lập ấy mà). Mình dừng lại. (cũng rất lạ, khi TS nói xong câu đó TV tắt âm đột ngột, hình còn vài giây TS đang giơ tay mô tả; Có lẽ còn câu khẳng định nào đó).
Đã dừng lại và dừng lại như này.
Học tập khi trẻ là một quyền cơ bản của công dân. Nhà nước XHCN lại càng phải biết tạo ra cơ hội được học bình đẳng cho mọi trẻ, thua các nước tư bản cả chuyện này thì vứt. Nhờ rằng! Đã có lúc NN muốn đẻ ra trường học chất lượng cao, được đầu tư tốt (bể bơi, sân tập tennis chẳng hạn), sau bị phản ứng quá nên thôi (bà đi guốc trong bụng mày rồi, trường cho con cháu mày chứ gì).
Nhà nước có bộ phát tin nhưng chưa có bộ nghe tin. Quốc hội có bộ nghe tin nhưng chắc không nghe tin này và nếu có nghe chắc không dừng lại để nghĩ xíu à.
Thuận theo TS Lê Thống Nhất dễ ợt. Phát cho mỗi học sinh đang học vài k (xin viết vậy, viết vài trăm nghìn dài như sợi dây rút kinh (nghiệm) - dài lắm)/tháng là xong ẹc à. Các trường công nên giao hẳn cho địa phương quản lý toàn diện. Tất nhiên bộ dục chỉ còn quản thanh phúc tra và tư vấn chuyên môn, nghiên cứu phát triển và để cho nhà trường thu học phí na ná trường dân gọi là cạnh tranh bình đẳng như phim hàn khi nói về tình iu, cả nước iu giáo dục mà.
Đã đọc, đang đọc TS Nhất nhiều, trong đó có thơ này (dài phết) cũng là một dừng lại của TS :
Thơ ngỏ gửi Bộ trưởng
Bạn và tôi chênh mấy tuổi mà thôi
Bạn - Bộ trưởng, còn tôi thời hưu trí
Vì giáo dục tôi cũng chưa thể nghỉ
Ít vần thơ gọi là tý giãi lòng...
Chưa Bộ trưởng nào khỏi vất vả long đong
Vì giáo dục đặt cạnh lòng dân chúng
Bao tranh luận luẩn quẩn vòng sai - đúng
Sửa bao lần liệu có trúng hay không?
Chỉ nhìn vào các cấp học phổ thông
Ta chẳng mong lắm thần đồng đất Việt
Ta chỉ mong học trò mình hiểu biết
Để thương yêu và thân thiết bao người
Nặng học nhiều, trẻ mất tuổi vui chơi
Thưởng thật nhiều, trẻ thủ tiêu phấn đấu
Đích quá nhiều, thầy cô mình dễ ẩu
Bởi thời gian là của báu không nhiều
Tổng thể chương trình quan trọng bao nhiêu
Cho góp ý, chỉ có điều: ai đọc?
Người soạn thảo lại ngồi ra chọn lọc
Khác ý mình nghe khó nhọc làm sao...
Khi nhìn lên cảnh nhà giáo vùng cao
Bao gian khó nhưng mà nào ai hiểu
Bao đãi ngộ vẫn rơi vào túng thiếu
Nợ ngân hàng mấy đời liệu xong đây?
Khỏi luận bàn những lý luận trên mây
Sách giáo khoa bao lần thay vẫn dở
Toán, Lý, Hoá và một vài môn nữa
Bao nước hay sao đóng cửa nhập mình?
Lại bê về nguyên cả một mô hình
Của một nước nghe tình hình lạc hậu
Còn nguỵ biện : Nước cao sao học thấu
Học nước này là vừa mẫu, hỡi ai!
Ba hai, ba mươi, rồi lại hai hai
Chuyện đánh giá cứ thay thoăn thoắt
Lạm phát giấy khen để khen từng mặt
Mà câu khen nghe cứ nhạt dần dần
Hai tư mã đề khó nhọc muôn phần
Có giám thị rồi, sao cần khác lắm?
Soạn đề, in sao thêm bao căng thẳng
Chỉ mong làm sao: bạn thắng trận này!
Lại bất thình lình nghe kế sách hay
Biết bao giáo viên "hồn bay, phách lạc"
Bỏ biên chế? Động lực nào sẽ khác?
Hay động cơ sẽ biến sắc xoay chiều?
Quốc sách là đây! Nhất trí đã nhiều
Giáo dục con người là điều bậc nhất
Tâm huyết, lương tâm đâu như vật chất
Dễ đặt lên cân, cất nhắc công bằng?
Có bao giáo viên bị gọi là thằng
Có bao giáo viên bị văng là mụ
Bắt trò học thêm, kiểm tra lộ tủ
Chỉ nghe thế thôi mà cứ tê người
Bộ trưởng Bộ ta khó nhất trên đời
Lắng nghe từng lời muôn nơi đang nói...
Thân kính./.
Vào ngày 12/6/2017 trên vov.vn

Thi một kỳ cho hai xét tuyển là làm giày hai chân như nhau, trong khi xét tuyển tốt nghiệp và học đại học là hai chân phải trái. Tốt nghiệp là đại trà chứng nhận rằng (cháu này) đã được học khoảng 85% khối lượng chuẩn trở lên; Học đại học trước hết là chuyên ngành và sau là để làm nghề hay học tiếp rồi nghiên cứu. Theo ngu ý của tớ (xưng vậy để phân biệt với đề xuất minh ý của TS Nhất ha) thì ở đại học nên giao cho trường đề ra cơ chế tuyển, họ có thể xét tuyển theo điểm gợi ý ở cái rọ hai trong một/thi chọn với mọi người học/xét tuyển phần lớn và thi với một phần nhỏ để đào tạo chuyên ngành hẹp.
Bộ dục nên ban hành bộ khung khối lượng cho hết trung học cơ sở với bốn yêu cầu : a) Các môn rèn luyện thể lực; b) Tiếng Việt ở mức phát ẩm chuẩn, hiểu các từ chung trong giao tiếp xã hội, viết được đoạn văn bày tỏ ý mình không có lỗi chính tả và lỗi câu không rõ nghĩa. c) Biết lịch sử, địa lý và xã hội VN (khái lược giai đoạn, vùng miền, dân cư, sản xuất, thu nhập...). d) Ngại ngữ (mình chưa làm bộ trưởng nên ngọng cả này). Từ Trung học phổ thông khuyến khích phân ban, càng chi tiết và thực dụng càng iu, thế giới chuyên nghiệp sâu lắm rồi. Lại nữa trung học cơ sở nên gộp vào trước đó kêu chung tiểu học, trung học phổ thông kêu trung; như vậy tiểu, trung, đại và trên rất rõ ràng. Xong tiểu học là thành công dân; xong trung học là làm nghề lao động chân tay hoặc dự bị nghề; xong đại học làm nghề tổng hợp chân tay và trí óc; trên đại học là làm nghề nghiên cứu.
Việc học! Đã từng tự vấn nên dừng mấy lần mà chưa dừng hẳn được. Mình như người ham tiền nên thoáng nghe người nào nói đến tiền là dỏng tai lắng nghe không cho lọt từ nào và lao tới, việc khác thì điếc lỏng, không dừng được việc học là vậy. Ham tiền nhưng keo kiệt, tiếc tiền nên thường chết lặng, cay đắng khi việc học đang bị ôm đồm, nhồi nhét phí phạm tuổi trẻ; tích lũy vô ích các tri thức thừa mà lại thiếu cái cần cho mỗi người. Rất ngu ý của mình là : Thành người thì hướng dẫn; Thành nghề thì tự do học, tự do làm, tự do sáng tạo nghề mới; nghề thì càng chuyên càng tốt, càng sâu càng quý; chuyên cho sản phẩm đồng đều, sâu cho sản phẩm riêng biệt, mới.
Thoáng qua vậy, dừng lại nghĩ tiếp. Vậy ha, ngu ngu ý.
p/s : Đã viết về việc học, đoạn đầu tiên là : HIỂU NHƯ THẾ NÀO CHUYỆN TS DƯƠNG. 17/3/1012, đoạn chốt tếu táo về quan điểm là : VỀ ĐỀ THI. Ngày 03/6/2014 và đoạn hiện tại này, trong nhãn "HỌC.".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét