Về đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm nay :
- Với tư cách kẻ đã học lớp 10 năm 1972, tôi nói : Khó cùng khó, dễ cùng dễ, với mọi thí sinh đang chờ "cho" tốt nghiệp. Nhớ hồi người yêu đang dạy, có một phụ huynh mang quà đến xin điểm cho con (trước đó bị điểm xấu), sau khi tiếp phụ huynh xong. Người ấy thường hay vuốt tóc tôi, ỏn ẻn bảo rằng "xin thì xin, chứ đằng nào Em chẳng lội vào sổ điểm cấy lại điểm cho chúng nó, các giáo viên khác dạy kém Em, nhưng học sinh giỏi cũng đạt cỡ 35%, học sinh kém không có mà". Rồi người ấy cúi xuống chạm đến môi và nghiêm túc bảo rằng : Riêng Anh học chỉn chu, đủ môn học, đủ khối lượng từng môn vào, nếu không ở lớp yêu mãi đó.
- Với tư cách của kẻ u70 vẫn áy náy về Giáo dục nước nhà, tôi nói : Nếu đề thi Văn muốn nói về Biển đảo và gì, gì nữa? chỉ cần bảo bọn nhóc viết thư cho những người đang đối mặt trực tiếp với Dàn khoan và các tàu thuyền hộ vệ dàn khoan. Thi xong chọn vài thư hay đưa lên mạng tha hồ cho người lớn bàn chủ quyền, quyền tài phán, lòng yêu nước sục sôi, quyết tâm đánh bại dã tâm của thằng nào chả được? Cho thế giới bị "lác" gần hết. Riêng bọn hộ vệ dàn khoan sau khi đọc mấy bài này, toàn lái tàu đi xiên.
- Với tư cách của kẻ chầu rìa xem các cháu thi, xem người ra đề, tôi nói : Thi tốt nghiệp là kiểm xem bọn nhóc có học không? Vậy đề ra chỉ cần nó trình bày được cái cơ bản đặc trưng của môn học là đủ. Ví dụ môn toán : Ra đề khảo sát đặc trưng, với số liệu đơn giản và bảo nó trình bày kỹ từng bước thực hiện ra giấy thi, phần tính toán nếu tính nhẩm được không phiền đến cái máy tính thô sơ cầm tay càng quí. Đề đánh đố làm gì? cao siêu làm gì? mẹo cứt gà làm gì?.
Xin một tí về mẹo thế này : Trích phỏng vấn đội tuyển Việt nam sau khi dành giải vô địch trong cuộc thi Robocon châu Á - Thái bình dương, (Phỏng vấn này không là sự thật nhưng cũng có thể)" : "Chúng cháu lấy cái ăng ten của Trung quốc, cái bánh xe ở xe trò chơi của Trung quốc, Con chíp của Trung quốc, cái, cái ... đều của Trung quốc. Để lắp, nên giá thành rất rẻ, mình không có tiền mua đồ Thái lan chứ đừng mơ của Nhật, Mỹ, của Việt nam thì không có, nếu có thì chắc cũng đắt ... ." Mẹo rất ấn tượng. Còn người Nhật thì sao? Hãng Honda cho ra mắt người máy ASIMO giống người, lại mất thêm chi phí đi mời, lo phòng ốc xịn và các đồ uống, ăn phục vụ cho khách? Chẳng có mẹo nào. Cũng là Robot, mẹo "siêu mẹo" hay "cứt gà" đây? Mẹo nào? Nhiều mẹo để bàn nhưng "giấc mơ nào chả có lúc tỉnh", mơ mãi thì gọi là ... à.
Xin đọc thêm HỌC GÌ .
Xin đọc thêm HỌC GÌ .
Ngày 10/6/2014, sáu ngày sau viết bài này, thì được đọc blog http://onggiaolang.com/ với các bài viết từ tốn, chậm rãi, uyên thâm nhưng giản dị. Khi đọc bài HOANG MANG VÀ LO LẮNG mình có để lại một nhận xét, nay xin đem nhận xét về đây để nói thêm một chút về học gì theo thiển ý của mình. Cũng là ghi lại để tiện theo dõi.
Nhận xét :
Nhận xét :
Đọc bài thấy rất tâm
đắc với những ý đề cập, nhưng vẫn thấy có gì đó? Nghĩ mãi, nhìn
ra, bài viết rất chân tình, sâu sắc theo chân ý của người dạy (thầy).
Còn người học nghĩ gì? viết gì đây? Có thể thế này không? Thưa
thầy! Em rất kính trọng kiến thức và khả năng truyền dạy của Thầy,
nhưng Em vẫn chưa đồng ý với lời bàn ra đề thi tốt nghiệp (không bàn
đến đề thi kiểm tra kiến thức để lượng giá) của Thầy. Theo em với
môn văn thi tốt nghiệp chỉ nên là một bài viết về một hoặc vài đề
tài nào đó và chỉ nên vậy. Cái gọi là “các biện pháp tu từ” rất cần
cho người viết báo, viết văn và đặc biệt cần cho người nghiên cứu
chuyên sâu, nhưng không cho tất cả những thí sinh dự thi tốt nghiệp.
Lấy ví dụ thế này, hàng năm có khoảng một triệu thí sinh thi tốt
nghiệp, bao nhiêu thí sinh cần thành thạo “các biện pháp tu từ”, mấy
phần, mười mấy phần, hai mấy phần triệu đây? Vả trong bài viết của
mỗi thí sinh đã chứa “các biện pháp tu từ” phải không Thầy. Có lẽ hiểu
thế này đơn giản, trò nào cần “các biện pháp tu từ” thì Thầy bồi
dưỡng thêm (cái phân biệt này để ở phân ban đi), còn đại đa số không cần thì mất
thời gian làm chi, uổng lắm, thi tốt nghiệp "phổ thông", đại
chúng ở cấp độ "trung học" mà, hãy phổ thông đi, hãy vì
người học đi. Em vẫn: Nếu làm ca sĩ, biết phân biệt phân bắc với phân xanh làm gì! Biết phương trình bậc 2, bậc 3 làm gì! Biết tích tích, vi vi phân phân làm gì!. Học phổ thông là để làm người! Làm công dân và tiến tới công dân toàn cầu. Trung học nghề và đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, đại tiến sĩ là để kiếm cơm, nếu có thể cống hiến cho đời.
Bây giờ xin thưa thớt
cùng Bác thế này, Em tuổi Giáp Ngọ, đã hưu, nghề trước hưu không
dính tí nào đến giáo dục; nhưng muốn đọc hiểu, để được vui cùng con,
cháu. Đọc hợp thì thấy thích, thích nhiều thì thấy hay, Em sẽ theo dõi blog
của Bác nha. Kính Bác.
Chúc Bác sức khẻo, viết
được nhiều.
Hết nhận xét.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét