Thỉnh Phật là thỉnh mình. Thỉnh cái tâm phật ở trong tâm mình, trong con người mình, là mang cái tâm phật trong con người mình ra sống với đời, khai mở tâm mình như tâm phật. Đến chùa, khi thực hiện các nghi lễ thắp hương, khấn vái, cúng tiền là mong muốn tâm thanh, trí tịnh, là cởi mở cõi lòng để từ tâm, cảm thương, vui sướng và buông chấp, là xây vị tha, bác ái của lòng mình, bỏ tham, sân, si. Thỉnh Phật (hình thức) là mang lòng mình (nội dung) đối đãi người. Không ai xin được Phật.
Trông vào người không bằng trông vào mình. Trông vào người chính là trông vào mình. Trông theo sự thành công hay thất bại của người là để trông vào thất bại và thành công của mình. Trông mong vào, nhờ đến sự tự tin, sức mạnh của người chính là mang cái tự tin, sức mạnh của mình ra để sống với đời. Nhờ người (hình thức) là mang mình (nội dung) để ứng phó đời. Chẳng ai mượn được người.
Hình và ý trong khí công là tư thế và cách thở, tư thế tạo thuận lợi cho cách thở, luyện hình để đạt ý. Trong tập luyện phải buông bỏ, không gò bó hình miễn là đạt ý, phải chuyên cần ý. Trong yoga cũng vậy, hình là các tư thế và cách chuyển đổi các tư thế. Ý là đạt đến sự vận động các bộ phận cơ thể liên quan, ý là sự nội động cần đạt tới.
Hình và ý. Hình là nghi thức lễ Phật, hình là trông người. Ý là lòng mình, ý là sức mạnh mình. Hình có thể thế này, thế khác, dạng này, dạng khác. Ý là mục đích không hề đổi thay : Chỉ mình, chính mình đạt đến mình muốn.
Luyện là luyện mình, luyện cái dĩ bất biến trong mình để đối phó với cái ứng vạn biến của đời, cái vui, cái buồn, cái xuân thì, cái già lão vv, thậm chí với vạn biến nóng lạnh của trời, đất.
Ý không có sẵn, có sẵn thì tập hình làm chi. Trong thể dục, thể thao luyện hình rất cực khổ, kiên nhẫn để đạt đến ý được đo, đếm (thành tích) ở từng môn. Trong lòng mình, sức mình đối xử, ứng phó với cuộc sống ý khó đo, đếm nhưng nhận thấy, cảm thấy được (thành công tự nhận thấy). Cuộc sống của mỗi con người chính là quá trình hình - ý, hình - ý để nhận lấy những thành công hay thất bại của đời mình.
Hình và ý trong khí công là tư thế và cách thở, tư thế tạo thuận lợi cho cách thở, luyện hình để đạt ý. Trong tập luyện phải buông bỏ, không gò bó hình miễn là đạt ý, phải chuyên cần ý. Trong yoga cũng vậy, hình là các tư thế và cách chuyển đổi các tư thế. Ý là đạt đến sự vận động các bộ phận cơ thể liên quan, ý là sự nội động cần đạt tới.
Hình và ý. Hình là nghi thức lễ Phật, hình là trông người. Ý là lòng mình, ý là sức mạnh mình. Hình có thể thế này, thế khác, dạng này, dạng khác. Ý là mục đích không hề đổi thay : Chỉ mình, chính mình đạt đến mình muốn.
Luyện là luyện mình, luyện cái dĩ bất biến trong mình để đối phó với cái ứng vạn biến của đời, cái vui, cái buồn, cái xuân thì, cái già lão vv, thậm chí với vạn biến nóng lạnh của trời, đất.
Ý không có sẵn, có sẵn thì tập hình làm chi. Trong thể dục, thể thao luyện hình rất cực khổ, kiên nhẫn để đạt đến ý được đo, đếm (thành tích) ở từng môn. Trong lòng mình, sức mình đối xử, ứng phó với cuộc sống ý khó đo, đếm nhưng nhận thấy, cảm thấy được (thành công tự nhận thấy). Cuộc sống của mỗi con người chính là quá trình hình - ý, hình - ý để nhận lấy những thành công hay thất bại của đời mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét