Mình đọc đi đọc lại bài này : http://us.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/an-oan-o-soc-trang-khoi-to-thieu-nu-16-tuoi-giet-xe-om-c46a648025.html Theo nội dung bài báo thì : "Sau khi di lý cả 2 về Sóc Trăng điều tra làm rõ, Viện KSND tỉnh Sóc Trăng ký các quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với 7 bị can đã bắt trước đó và tất cả được đình chỉ điều tra.
Ông Thanh cũng bị miễn nhiệm chức Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng, chuyển về Vĩnh Châu làm Phó công an thị xã.
Cùng bị giáng chức có Phó phòng PC45 là thượng tá Nguyễn Hoàng Phú. Ông Phú còn bị cách chức Đảng ủy viên, miễn nhiệm chức Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, bố trí công tác khác. Một Phó phòng PC45 khác là thượng tá Phan Hoàng Lắm bị kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng và chính quyền.
Đối với đại tá Thái Văn Đợi (Phó giám đốc kiêm Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng) đã bị kiểm điểm rút kinh nghiệm cùng 16 cán bộ, chiến sĩ khác."
Bài đã không có thông tin về loại và mức độ sai phạm, chỉ là đình chỉ điều tra đối với các bị can bị bắt trước đó. Rồi đề cập liên quan vụ việc thế thôi. Mình đọc được vậy và tự vấn đáp cũng không đề cập đến sai vậy.
Nước mình ghét nhất, thậm chí dị ứng với tội có tổ chức, đặc biệt đối với công an, vụ án nào có tổ chức là gần như không bàn cãi gì cả, án nặng liền. Tự phát thì có thể xem nhẹ, tha thứ hoặc cho qua, chớ có tổ chức thì điều tra chặt, không bỏ sót, có thể thêm. Có tổ chức thì khi xét xử được nhắc đi nhắc lại, được khẳng định nhiều lần là có tổ chức "đấy". Tất nhiên là tổ chức ở đây hiểu theo khái niệm tự lập ra, một nhóm cùng bàn bạc và cùng hành động, tổ chức ở đây không là thành viên thuộc hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Hai, ba người cùng bàn, cùng hành động là có tổ chức. Vậy thì, trong trường hợp này có tới 25 + 16 + 1 (theo bài báo) người liên quan bị kiểm điểm, kỷ luật, người có cấp, chức cao nhất là Đại tá Thủ trưởng cơ quan điều tra, thấp nhất là sĩ quan trực tiếp điều tra thì có gọi là tổ chức không? Từng ấy con người có nghiệp vụ cao nhất tỉnh, được đào tạo chính qui, đã có nhiều kinh nghiệm với thâm niên công tác hàng mấy chục năm, họp với nhau nhiều lần để chỉ đạo và cùng hành động thống nhất, có gọi là có tổ chức không? Cùng bàn bạc, cùng hành động liên tục trong nhiều ngày, được chỉ đạo liên tục qua nhiều cấp, có gọi là có tổ chức để cùng làm hay không?
Không tổ chức làm, thì gọi là gì? Thiếu trách nhiệm trong công tác à, cũng có thể? Nhưng nếu 42 con người trong một cơ quan thực thi pháp luật của một tỉnh, ở nhiều vị trí khác nhau từ cao nhất đến thấp nhất của công tác điều tra, cùng thiếu trách nhiệm thì phân tích sao? Do lỗi tổ chức công tác không hoàn thiện của cơ quan à, làm gì có nhỉ. Đây là cơ quan được thành lập cùng Đảng, do Đảng chỉ đạo trực tiếp, toàn diện cơ mà, lỗi này sao được, lỗi qui trình công tác của cơ quan điều tra sao được. Do thiếu trách nhiệm thật à, 42 người cùng thiếu à, cơ quan ấy (điều tra) có bao nhiêu người nhỉ? sẽ có bao nhiêu người thiếu, bao nhiêu người đủ đây?
Mình cũng tò mò về việc có bức cung, nhục hình không? Nhưng câu hỏi đó là phù phiếm trong trường hợp này.
Vậy chỉ tự hỏi suông mình rằng : Bao nhiêu thiếu, bao nhiêu đủ. Là bao nhiêu.
Đỡ (áo trắng) và Mươl được đình chỉ điều tra hơn 2 tháng trước.
Liên quan vụ việc, Công an Sóc Trăng kiểm điểm, kỷ luật 25 cán bộ công an. Trong đó thượng tá Nguyễn Việt Thanh bị cách chức Bí thư Đảng ủy cơ sở và giáng chức Trưởng phòng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45).Ông Thanh cũng bị miễn nhiệm chức Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng, chuyển về Vĩnh Châu làm Phó công an thị xã.
Cùng bị giáng chức có Phó phòng PC45 là thượng tá Nguyễn Hoàng Phú. Ông Phú còn bị cách chức Đảng ủy viên, miễn nhiệm chức Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, bố trí công tác khác. Một Phó phòng PC45 khác là thượng tá Phan Hoàng Lắm bị kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng và chính quyền.
Đối với đại tá Thái Văn Đợi (Phó giám đốc kiêm Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng) đã bị kiểm điểm rút kinh nghiệm cùng 16 cán bộ, chiến sĩ khác."
Nước mình ghét nhất, thậm chí dị ứng với tội có tổ chức, đặc biệt đối với công an, vụ án nào có tổ chức là gần như không bàn cãi gì cả, án nặng liền. Tự phát thì có thể xem nhẹ, tha thứ hoặc cho qua, chớ có tổ chức thì điều tra chặt, không bỏ sót, có thể thêm. Có tổ chức thì khi xét xử được nhắc đi nhắc lại, được khẳng định nhiều lần là có tổ chức "đấy". Tất nhiên là tổ chức ở đây hiểu theo khái niệm tự lập ra, một nhóm cùng bàn bạc và cùng hành động, tổ chức ở đây không là thành viên thuộc hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Hai, ba người cùng bàn, cùng hành động là có tổ chức. Vậy thì, trong trường hợp này có tới 25 + 16 + 1 (theo bài báo) người liên quan bị kiểm điểm, kỷ luật, người có cấp, chức cao nhất là Đại tá Thủ trưởng cơ quan điều tra, thấp nhất là sĩ quan trực tiếp điều tra thì có gọi là tổ chức không? Từng ấy con người có nghiệp vụ cao nhất tỉnh, được đào tạo chính qui, đã có nhiều kinh nghiệm với thâm niên công tác hàng mấy chục năm, họp với nhau nhiều lần để chỉ đạo và cùng hành động thống nhất, có gọi là có tổ chức không? Cùng bàn bạc, cùng hành động liên tục trong nhiều ngày, được chỉ đạo liên tục qua nhiều cấp, có gọi là có tổ chức để cùng làm hay không?
Không tổ chức làm, thì gọi là gì? Thiếu trách nhiệm trong công tác à, cũng có thể? Nhưng nếu 42 con người trong một cơ quan thực thi pháp luật của một tỉnh, ở nhiều vị trí khác nhau từ cao nhất đến thấp nhất của công tác điều tra, cùng thiếu trách nhiệm thì phân tích sao? Do lỗi tổ chức công tác không hoàn thiện của cơ quan à, làm gì có nhỉ. Đây là cơ quan được thành lập cùng Đảng, do Đảng chỉ đạo trực tiếp, toàn diện cơ mà, lỗi này sao được, lỗi qui trình công tác của cơ quan điều tra sao được. Do thiếu trách nhiệm thật à, 42 người cùng thiếu à, cơ quan ấy (điều tra) có bao nhiêu người nhỉ? sẽ có bao nhiêu người thiếu, bao nhiêu người đủ đây?
Mình cũng tò mò về việc có bức cung, nhục hình không? Nhưng câu hỏi đó là phù phiếm trong trường hợp này.
Vậy chỉ tự hỏi suông mình rằng : Bao nhiêu thiếu, bao nhiêu đủ. Là bao nhiêu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét