Trong đợt thi tốt nghiệp Phổ thông Trung học năm nay. Mình đọc thấy một trang blog cá nhân phân tích đề thi sử (tốt nghiệp Phổ thông Trung học) năm nay với câu 2 (3,0 điểm) : Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975). Đã đề cập một phân tích sau : Đề thi tiếp tục khoét sâu nỗi đau của một bộ phận không nhỏ nhân dân Việt nam, không gợi mở tinh thần hòa hợp, hòa giải dân tộc. Có lẽ đúng chăng, bởi đây cũng là một vấn đề nhạy cảm trong tình hình hiện nay, nó nhạy cảm chẳng kém nếu ra đề : Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống chiến tranh bành trướng Trung quốc năm 1979.
Một đề nhạy cảm với yêu cầu cấp thiết lúc này là đoàn kết toàn dân chống lại hành động xâm lấn, bành trướng của Trung quốc trên biển Đông. Một đề nhạy cảm với chính kẻ đang xâm lấn ấy, Trung quốc. Mình cũng chẳng biết đề tài nào nhạy cảm hơn, nhưng chắc chắn đều nhạy cảm.
Một với suy nghĩ rằng sẽ khơi đậy được niềm tự hào, ý chí chống xâm lược và lòng tự tin là sẽ chiến thắng kẻ xâm lược tiềm ẩn. Nhưng kẻ xâm lược mà ta đang hàm ý đến cần thắng là kẻ nào? Có vạch ra cái bản mặt, chỉ ra cái tên nó được không? Nếu chỉ, vạch được, thì có ra đề văn viết hẳn tên, gạch hẳn mặt nó được không? Sao không được? Có phải vì nó đang xâm lấn chứ chưa xâm lược hay không? Nếu thế thì khái niệm xâm lược mềm hiện nay không là xâm lược phải không. Được biết hiện nay hầu như không có chiến tranh giành dân, chiếm đất, chiến tranh xâm lược lãnh thổ theo nghĩa cũ. Trên thế giới đang hiện hữu khái niệm xâm lược mềm, một sự áp đặt (có thể bằng một cuộc chiến để thay đổi chính phủ) để khai thác lợi thế mà thôi. Lợi thế đó là tất cả những gì có lợi cho bên xâm lược, có hại cho bên bị xâm lược và bao gồm bên thứ ba nào đó, cho dù cái hại, hay lợi đó được giải thích ra sao.
Một với suy nghĩ rằng sẽ tập trung được toàn dân, sức mạnh thực tại của đất nước đập tan hành động (đang) xâm lấn, bẻ gãy ý đồ xâm lược (mềm) của kẻ xâm lấn. Thì có nên ra đề hai không? Thậm chí : Bạn nghĩ sao trước hành động xâm lấn hạ đặt giàn khoan trái phép của nhà cầm quyền Trung quốc trong vùng đặc quyền kinh tế Việt nam ở biển Đông, có là đề văn không? có nên ra đề đó trong hiện tại không? Đặc biệt là, đề đó có nhạy cảm không? Khi chỉ hỏi : Bạn nghĩ sao?
Nhưng xét cho cùng thì đều là để chống Trung quốc mà thôi, chỉ là khơi gợi xa, gần hay thẳng thừng chỉ mặt. Một, Tôi chống Anh. Một, Tôi sẽ chống Anh.
Xin xem thêm VỀ ĐỀ THI.
Còn bây giờ, tháng cách mạng và tháng quốc khánh, có nhạy cảm không. Xin thưa hết sức nhạy cảm. Tháng tám đã qua trong không khí nhẹ nhàng, ít đả động đến ngày hội lớn nhất của quần chúng. Tháng chín đang lại nhưng báo hiệu cũng có vẻ khiêm tốn bằng lễ hội Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 45 năm Di chúc Bác Hồ tối 30/8. Các chương trình thì ít và không hoành tráng, hệ thống truyền thông không vận hành trên hai lần công suất như mọi khi. Nhưng ngoại giao thì chằng chịt và soắn xít, ở cả hai bến bờ đối diện với những nhà ngoại giao có đẳng cấp rất cao, mới xuất hiện lần đầu của Đảng, phương cách ngoại này có lẽ chỉ các tác giả của nó mới thực hiểu ý đồ. Các loại tin trong nước chồng chéo và nghịch nhau đến lạ, sẽ tha người này, vừa xử nặng người kia, có người đi chữa bệnh lạ. Rất nhạy cảm thật.
Một đề nhạy cảm với yêu cầu cấp thiết lúc này là đoàn kết toàn dân chống lại hành động xâm lấn, bành trướng của Trung quốc trên biển Đông. Một đề nhạy cảm với chính kẻ đang xâm lấn ấy, Trung quốc. Mình cũng chẳng biết đề tài nào nhạy cảm hơn, nhưng chắc chắn đều nhạy cảm.
Một với suy nghĩ rằng sẽ khơi đậy được niềm tự hào, ý chí chống xâm lược và lòng tự tin là sẽ chiến thắng kẻ xâm lược tiềm ẩn. Nhưng kẻ xâm lược mà ta đang hàm ý đến cần thắng là kẻ nào? Có vạch ra cái bản mặt, chỉ ra cái tên nó được không? Nếu chỉ, vạch được, thì có ra đề văn viết hẳn tên, gạch hẳn mặt nó được không? Sao không được? Có phải vì nó đang xâm lấn chứ chưa xâm lược hay không? Nếu thế thì khái niệm xâm lược mềm hiện nay không là xâm lược phải không. Được biết hiện nay hầu như không có chiến tranh giành dân, chiếm đất, chiến tranh xâm lược lãnh thổ theo nghĩa cũ. Trên thế giới đang hiện hữu khái niệm xâm lược mềm, một sự áp đặt (có thể bằng một cuộc chiến để thay đổi chính phủ) để khai thác lợi thế mà thôi. Lợi thế đó là tất cả những gì có lợi cho bên xâm lược, có hại cho bên bị xâm lược và bao gồm bên thứ ba nào đó, cho dù cái hại, hay lợi đó được giải thích ra sao.
Một với suy nghĩ rằng sẽ tập trung được toàn dân, sức mạnh thực tại của đất nước đập tan hành động (đang) xâm lấn, bẻ gãy ý đồ xâm lược (mềm) của kẻ xâm lấn. Thì có nên ra đề hai không? Thậm chí : Bạn nghĩ sao trước hành động xâm lấn hạ đặt giàn khoan trái phép của nhà cầm quyền Trung quốc trong vùng đặc quyền kinh tế Việt nam ở biển Đông, có là đề văn không? có nên ra đề đó trong hiện tại không? Đặc biệt là, đề đó có nhạy cảm không? Khi chỉ hỏi : Bạn nghĩ sao?
Nhưng xét cho cùng thì đều là để chống Trung quốc mà thôi, chỉ là khơi gợi xa, gần hay thẳng thừng chỉ mặt. Một, Tôi chống Anh. Một, Tôi sẽ chống Anh.
Xin xem thêm VỀ ĐỀ THI.
Còn bây giờ, tháng cách mạng và tháng quốc khánh, có nhạy cảm không. Xin thưa hết sức nhạy cảm. Tháng tám đã qua trong không khí nhẹ nhàng, ít đả động đến ngày hội lớn nhất của quần chúng. Tháng chín đang lại nhưng báo hiệu cũng có vẻ khiêm tốn bằng lễ hội Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 45 năm Di chúc Bác Hồ tối 30/8. Các chương trình thì ít và không hoành tráng, hệ thống truyền thông không vận hành trên hai lần công suất như mọi khi. Nhưng ngoại giao thì chằng chịt và soắn xít, ở cả hai bến bờ đối diện với những nhà ngoại giao có đẳng cấp rất cao, mới xuất hiện lần đầu của Đảng, phương cách ngoại này có lẽ chỉ các tác giả của nó mới thực hiểu ý đồ. Các loại tin trong nước chồng chéo và nghịch nhau đến lạ, sẽ tha người này, vừa xử nặng người kia, có người đi chữa bệnh lạ. Rất nhạy cảm thật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét