Tết Con cho bác Vượng quần áo thải của Cháu để Bác mang về nhà cho các Cháu bác tận dụng mặc thêm., sau tết Bác xuống, Con hỏi vài lần đã cho các Cháu chưa, cho những đứa nào, Bác chậm (không muốn!) trả lời, Con hỏi gặng, Bác nói : Tôi để ở nhà chú Bốn (em Bác) rồi.
Những điều Bố viết giả dụ trong NHƯNG. từ 11/2012 Con đã làm triệt để, làm hơn Bố nghĩ, chỉ có một giả dụ sai, lương của các Con đã hơn ba chục triệu cộng làm thêm nữa chứ không còn 20 triệu như Bố đã viết dự; Triệt để hơn là sao, là này : Nếu hôm nào các Con về ăn tối, Con dặn bác Vượng mua thực phẩm và nấu món Con thích thì đa số (vì một vài bữa còn thức ăn) là sáng hôm sau Bố, Bác và Em không có thức ăn, Đơn giản là tiền ăn trong ngày Bác mua dồn cho bữa tối, sáng sau Bố, Bác và Em ăn xong rồi Con mới đưa tiền ăn ngày đó.
Ngày tết, Con ra cổng, vướng xe máy của khách vào chúc tết nhà hàng xóm, Con còi lâu nhưng chủ và khách đều không ra chuyển xe, Con xuống xe và di chuyển, vì xe khóa cổ nên chuyển khó, khó Con cũng chuyển xong mà không gọi chủ nhà nói với họ. Bố ngắn gọn thế này, tránh hết sức việc đụng vào thân thể người khác hoặc chạm vào/ di chuyển/làm thay đổi vị trí đồ của người khác.
Tối qua, thấy Bác lấy nửa con gà trong tủ lạnh ra, Bố hỏi, tối nay các Cháu về à, Bác không nói gì! Bố hiểu và chờ biết cụ thể hơn. Các Con về muộn, Bác lấy cơm bón cho Em, không lấy thịt gà, Bố lại hiểu và chờ biết cụ thể hơn, Bố cũng không ăn thịt gà. Ăn tối xong, các Con lấy đồ rồi lên phòng khám ngủ (phòng khám của các Con mở để làm thêm), sáng nay bác Vượng lấy cơm bón cho em Quang, cũng lại không lấy phần thịt gà còn lại để bón, Bố hỏi? Bác không trả lời. Bố hiểu và chờ biết cụ thể hơn. Bố chờ!
Hôm nay, Bố sang bác Hùng về khoảng 10 giờ 10 phút, thấy xe ở nhà; Bố hỏi Bác, Cháu đi đâu mà để xe ở nhà, Bác nói, Tôi không biết, nhưng hình như Cháu đi Sài Gòn (Chồng con đang tăng cường ở trong đó vài tuần), tối hôm nọ nghe Cháu Moon khoe đi SG thăm bố. Bố lại hỏi tiếp, Cháu có để tiền ăn vài ngày cho Bác không? Bác bảo, để đến hết tuần. Thế là Bố cũng được biết Con đã đi SG với Cháu, có vẻ cuối tuần về. Chiều, Bố sang Chú xin mấy quả bưởi, Chú, Thím và em Thành đều biết Con và Cháu đi SG chuyến bay nào, mấy giờ bay, mấy giờ đến, bao giờ về.
Hôm nay, Bố sang bác Hùng về khoảng 10 giờ 10 phút, thấy xe ở nhà; Bố hỏi Bác, Cháu đi đâu mà để xe ở nhà, Bác nói, Tôi không biết, nhưng hình như Cháu đi Sài Gòn (Chồng con đang tăng cường ở trong đó vài tuần), tối hôm nọ nghe Cháu Moon khoe đi SG thăm bố. Bố lại hỏi tiếp, Cháu có để tiền ăn vài ngày cho Bác không? Bác bảo, để đến hết tuần. Thế là Bố cũng được biết Con đã đi SG với Cháu, có vẻ cuối tuần về. Chiều, Bố sang Chú xin mấy quả bưởi, Chú, Thím và em Thành đều biết Con và Cháu đi SG chuyến bay nào, mấy giờ bay, mấy giờ đến, bao giờ về.
CON ĐÃ LÀM BỐ ĐAU LÒNG.
Tại sao Bố lại đau lòng chứ! Bố xin tóm lại cho gọn vài lý do tại Bố thế này :
Khi Con chưa làm dâu, Chồng con khi đó đang học năm thứ tư, đánh nhau và bị tạm giam, lúc đó Bố chưa bị tại biến liệt nửa người lần hai (tai biến lần thứ tư, liệt nửa người lần trước 1996) còn khỏe nên Bố ngủ chăm Em ban đêm. Bác Vượng nói lại với Bố rằng : Mấy tháng liền, cứ đêm là Tôi lại nhìn qua của sổ (Bác ngủ nhà dưới) thấy Chú không ngủ, ngồi dựa vào tường như tượng đá, đau lòng nhưng không biết làm thế nào, sáng dậy lại đi làm, lo cho con. Đúng Bố đã ngồi như vậy nhiều đêm trông vào em Quang tàn tật đang ngủ và mong Chồng con lành lặn, khỏe mạnh mau được về nhà. Nói gì? Nói với ai? Chỉ Bố và Em Con ạ.
Khi Con chưa làm dâu, Chồng con khi đó đang học năm thứ tư, đánh nhau và bị tạm giam, lúc đó Bố chưa bị tại biến liệt nửa người lần hai (tai biến lần thứ tư, liệt nửa người lần trước 1996) còn khỏe nên Bố ngủ chăm Em ban đêm. Bác Vượng nói lại với Bố rằng : Mấy tháng liền, cứ đêm là Tôi lại nhìn qua của sổ (Bác ngủ nhà dưới) thấy Chú không ngủ, ngồi dựa vào tường như tượng đá, đau lòng nhưng không biết làm thế nào, sáng dậy lại đi làm, lo cho con. Đúng Bố đã ngồi như vậy nhiều đêm trông vào em Quang tàn tật đang ngủ và mong Chồng con lành lặn, khỏe mạnh mau được về nhà. Nói gì? Nói với ai? Chỉ Bố và Em Con ạ.
Khi Con về làm dâu, vừa đi học thạc sĩ ở HN vừa sinh nuôi cháu Nội, mà Con thì thiếu sữa, Chồng con thất nghiệp khoảng hai năm, lương công chức của Con thấp. Bố chưa nặng nhẹ với chồng Con một câu nói nào về công việc, về thu nhập. Cũng gọi là vất Con nhỉ? Vất trong cả lặng im không nói cùng Chồng con, lặng im gánh cái gánh đời mình.
Khi Bố về hưu, giao chi tiêu cho các con, Chồng con chi tiêu quá đáng cho xin việc và chơi bời với số tiền không nhỏ. Nói về tiền, chi cho vụ án của Chồng con, chi cho gia đình sinh sống khá giả và chi Chồng con đã chi Bố nhắc ở trên là ba việc chi tiêu rất lớn (con biết mà) có thể gọi là đột xuất phải không Con, đột xuất đấy, đột xuất đời Bố.
Bố có nói với Chồng con là Bố thương nên đã/muốn bàn với các Con vài việc mà Bố tự cho là quan trọng trong cuộc sống. Bố muốn được phập phồng lo nghĩ hay vui vẻ cùng tâm trạng Con, Cháu, muốn được trao đổi, nhưng bằng vào việc ngày hôm nay, các Con đã thực sự không cần/không muốn rồi. Chỉ Bố; Do Bố; Tại Bố! Là Bố muốn, phải không Con.
ĐÃ LÀ CUỐI.
Vì là cuối, nên Bố nói lại ba điều này.
Bố có nói với Chồng con là Bố thương nên đã/muốn bàn với các Con vài việc mà Bố tự cho là quan trọng trong cuộc sống. Bố muốn được phập phồng lo nghĩ hay vui vẻ cùng tâm trạng Con, Cháu, muốn được trao đổi, nhưng bằng vào việc ngày hôm nay, các Con đã thực sự không cần/không muốn rồi. Chỉ Bố; Do Bố; Tại Bố! Là Bố muốn, phải không Con.
ĐÃ LÀ CUỐI.
Vì là cuối, nên Bố nói lại ba điều này.
Các Con sống tốt với nhau và thương yêu Em, nó gần ba mươi tuổi rồi nhưng chưa thành/làm người được. ĐAU.
Con có thể vô tư, nhưng với Bố, Con đã vô tâm. ĐAU.
Cuộc sống luôn mở ra môi trường để mình tự lựa cho cuộc sống của chính mình cả sau khi chết, bác Vượng thường nói : Sóng trước xô đâu, sóng sau xô đó mà Chú!. Mong Con biết và hiểu điều răn này. Sóng Bố xô đâu và sóng Con sẽ xô đâu! ĐAU.
-------------------------------------------------
Viết tiếp.
1.2 :
KHÓC LÂU LẮM RỒI À :
Cháu ngủ trưa dậy, khóc nhè, chuyện thường ngày con nhỉ, Bố bế Cháu ra sân dỗ nín. Bố yếu không bế được lâu, chợt trông thấy lốp trước của ô tô hết hơi bèn bế lại gần lốp và nói năng, chỉ chỏ để gây chú ý cho Cháu, khi đến gần lốp lại chợt thấy ba con sâu róm to ở cây thiên tuế, bèn lấy ghế cho Cháu ngồi và dỗ : Để Ông lấy cái kéo cắt sâu cho Cháu xem nhé. Tất nhiên Cháu vẫn khóc. Vào nhà lấy kéo, đang ra thì con về. Con dừng xe cạnh chỗ Cháu đang khóc và có vẻ bực mình, con bế Cháu lên và nói chẳng với ai, nhưng rõ chữ, đúng từ : Khóc lâu lắm rồi hả. Tai Bố nghễnh ngãng nhưng đủ nghe cũng rõ chữ, đúng từ. Chẳng nói thêm gì nữa, Con vào nhà lấy cái bảo hộ, lên xe, buộc Cháu vào lưng Con và đi ra ngoài cổng, vẫn chẳng nói gì, với ai?. Bố đứng sững lại và sụp, suy sụp từ từ. Không đo, không biết huyết áp có cao lên? Bố dở nhỉ? Ông không đúng, tốt, giỏi nhỉ? Có sao đâu, là tự Bố mà, tự Bố đấy, tự Bố.
1.3 :
BÁC LẤY BÓN CHO CHÁU ĐI, MUỘN RỒI :
Các con đi làm và Cháu đi học. Nhà mình chỉnh lại giờ ăn chiều. Bố và Bác giúp việc, cùng với em Quang xem ti vi chờ Con tắm cho Cháu xong để cùng ăn. Con mở cửa phòng đưa Cháu ra, đặt lên ghế ăn, Con lấy cơm cho Cháu. Bố nhìn Bác giúp việc, Bác giúp việc ngồi im, Bố bèn nói to, rõ chữ, đúng từ : Bác lấy cơm cho Cháu - em Quang - ăn đi, Bác giúp việc vẫn lặng thinh; Bố bèn hơi gằn giọng : Bác lấy bón cho Cháu đi, muộn rồi. Trong vài phút ấy Con vẫn chăm chú cho Cháu ăn. Bác và Bố không nói với nhau điều gì. Nhưng cả Bác và Bố dở nhỉ? Ông, Bà không đúng, tốt, giỏi nhỉ. Linh tinh, lang tang thế đấy Con ạ. Già rồi, cả nghĩ mà.
1.4 :
Hôm 25/7/2016. Đi làm về, Con đứng ở cửa phòng và hỏi to : Bác ơi, ai vào phòng Cháu đấy. Bố giật mình. Phòng các Con vốn không khóa, hàng ngày Bác giúp việc vào ra để dọn quần áo các Con thay ra, dọn dẹp đồ trong phòng, mang quần áo đã giặt sạch, phơi khô cất vào. Khi Cháu ở đây Bố thường xuyên ra vào lấy, cất đồ chơi, cũng có dẹp dọn giúp Con. Còn hôm 25 thì vì Cháu về ngoại nên Bố chỉ đứng ở cửa với tay lấy hai chiếc cốc các Con mang nước chè vào uống, để đó đã vài ngày cốc bị vàng sậm và có mùi. Hôm đó Bố có trả lời Con là có vào lấy hai cái cốc, Bác cũng trả lời Con là lấy và cất quần áo cho các Con. Nói tóm lại, ở nhà chỉ có Bố và Bác giúp việc, nên việc con hỏi khiến Bố và Bác không khỏi bàng hoàng. Sáng hôm sau Bố và Bác cùng bàn về việc này với cùng câu hỏi : Tại sao Con hỏi vậy.
Vô tư ư! Vô tư à! Vô tư là rất tốt. Đã có vài lần Bố nói với chồng Con loại hành động tương tự và khuyên các Con nên chú ý hơn, chồng Con cũng giải thích là Con vô tư. Bố không hiểu vô tư thế có gọi là vô tình, vô tâm hay không. Nhưng những vô tư vậy thực sự đã làm người thân bị phiền lòng, thậm chí cảm thấy đau lòng vì bị xúc phạm. Vô tư à, Con và chồng Con đều nói thế, nhưng Cô con nói đúng, vẫn nên, rất nên lau mặt cho Em đôi, ba, vài, nhiều, rất nhiều lần bằng khăn có thể là nước nóng, cắt cho Em móng tay, lấy dáy tai ... những lúc Con có thể. Vẫn biết, Con và chồng Con sẽ nói, có Bác giúp việc rồi, Con nhỉ. Nhưng, lại nhưng, Em sẽ thích lắm và gần Con hơn, dẫu Em không nói được, Bố còn thích hơn Em, càng thương quý Con hơn. Vẫn biết, muốn! nhưng? Già rồi, cả nghĩ ư? Vô tư, cứ vô tư đi, nhưng phải có ý Con à, có ý để sống hòa đồng với mọi người, có ý để chan hòa cùng người thân , để khi có tuổi hoặc về già khỏi hối tiếc đã vô tâm thế, thậm chí vô nghĩa thế cùng người thân. Vô tư quá thì có thể vô ý, vô tình, vô tâm, vô nghĩa. Có ý, có tứ để có tình, có tâm, có nghĩa thế thôi Con à, không có thắng thua, mạnh yếu, cái tôi cái ta gì ở đây cả, chỉ không và có mà thôi.
LINH TINH, LANG TANG CHO CON MÌNH, CHO CON MÌNH EM Ạ.
CHO CON HAI : VỚI CHỒNG.
Con bàn và thúc giục Chồng con chuyện san đất vườn nhà, chuyện quy hoạch để bán nhà cho thuận (Bố xin lỗi - Bố không nghe được, nhưng cảm thấy vậy, cái cảm của người đã 63 tuổi thường đúng, cái cảm của người có các Con và Cháu nội rồi, cái cảm vì nhìn bằng mắt mình, Bố thấy, đi làm chiều về, Con ra ngay vườn nhìn ngắm và bàn với chồng con. Nếu cảm này không đúng! Xin lỗi Con.). Đúng là "đúng đúng, tốt tốt, giỏi giỏi" Con nhỉ! Con trai Con nói thế.
Vậy đấy. Về việc này, đúng pháp lý Bố bàn : Mẹ Chồng con không may, rất thiệt thòi, bị mất sớm, không còn nữa để giúp Con khi sinh nở, khi chăm Cháu hàng ngày, hàng giờ, nói rủ rỉ cùng Con chuyện hơn, lẽ thiệt, thế cũng là rất thiệt thòi cho Con nữa. Bố biết điều đó. Nhưng Bố cũng biết thế này :
Theo luật các Con được thừa kế 1/4 tài sản chung. Bố và Mẹ, mỗi người có 1/2 tài sản, Mẹ cho các Con và Em, tạm gọi là mỗi phần là 1/2, tạm gọi vì Em bị bại não bẩm sinh nên có thể có thỏa thuận khác Con ạ. Các Con sẽ được nhận thừa kế khi tài sản đó được bán đi hoặc có thỏa thuận khác, sẽ chưa được nhận khi Bố và Em (cả các Con nữa, như đang này) đang sống ở đó. Bố và các Con (đại diện là Chồng con) đang đồng sở hữu tài sản này, vì Em không đủ năng lực pháp lý, và như vậy hiển nhiên rằng Bố đang đại diện 3/4 tài sản.(Điều này Bố đã trao đổi cùng các Con rồi, viết ra đây để viết những điều sau).
Nói về điều này để làm gì? Được gì? Để này Con à. Bố băn khoăn là, khi Con góp ý cho Chồng con về việc san lấp mặt bằng, việc thực hiện các biện pháp để bán nhanh nhà, con có góp ý với Chồng con rằng : Nhớ phải hỏi Bố trước khi làm, nhớ đấy, phải hỏi Bố trước khi làm! Có? không?.
Pháp lý là vậy, còn tình lý, thế này. Con là người Việt nam, là con dâu của Bố, chắc Con biết câu này : Dù mạnh đến mấy, ngoại cũng không được lấn át nội. Các Cụ hơi sâu xa nhỉ? Cách đối sử của ngoại và nội, của vợ và chồng, của dâu và cha. Nhân chuyện này Bố kể chuyện trên mạng : Sau cuộc nói chuyện, Tổng thống Obama hỏi vợ: "Tại sao ông ta lại thích thú khi nói chuyện với em như vậy?". Bà Michelle trả lời rằng trong những năm niên thiếu, ông chủ nhà hàng đã yêu bà một cách say đắm. Tổng thống Obama lại hỏi: "Nếu em kết hôn với anh ấy thì bây giờ em đã là bà chủ của nhà hàng tuyệt vời này". Bà Michelle trả lời: "Không, nếu em kết hôn với anh ấy, anh ấy bây giờ có thể là Tổng thống". Thế đấy, tạo ra Tổng thống, không đứng ngang và sẽ chẳng bao giờ đứng trước. Còn Việt nam thì : Phía sau người đàn ông thành đạt, bao giờ cũng có một bóng hồng. Phía sau chứ không phải ngang hàng và càng chẳng bao giờ phía trước. Không ngang, chẳng trước, chỉ sau thôi, chỉ sau để tạọ ra thành đạt, tạo ra Tổng thống.
Cả pháp lý và tình lý là vậy, Con à.
CHO CON BA : VỚI CON.
3.1 :
Bố nghe nói (Con biết vậy thôi nhỉ). Con nói với Cháu của Bác giúp việc (Con của em Trai Bác ấy), đại loại rằng : Không được/không nên (Bố không khẳng định) gọi/rủ Bác về nhà vào ngày nghỉ, vì rằng... vì rằng.. . Bằng vào kinh nghiệm sống của Bố thì không thể/ không nên nói với Nó. Vì rằng lời nói đó, dù có thân thiện hoặc nghiêm túc đến mấy, đều không có tác dụng như kỳ vọng, mà chắc chắn hậu quả sau là có : Mang lại nhiều lời bàn tán về Con, về gia đình nhà chủ của họ hàng hoặc những người khác ở quê hương của Bác giúp việc, nếu Cháu của Bác lắm lời, còn dù kiệm lời và thấu hiểu thì cũng đã có một ấn tượng không đẹp trong lòng của Cháu nó, là chị của con theo tuổi tác. Vả ai chả thế! đi làm gần chỗ Bác mình giúp việc, nhân ngày nghỉ lễ dài, đều hỏi : Bác có về Cháu đón, ngoan và quan tâm tới Bác mình đấy, ai cũng vậy, bằng thật! Con có vậy? Bố cho Con này, mọi hành động của con người đều được đánh giá bằng năng lực pháp lý và năng lực hành vi. Em trai Chồng con vì không đủ/không có năng lực hành vi nên không có/không được cấu thành năng lực pháp lý. Nhưng cũng có những hành động không đủ/ không có năng lực pháp lý nên hành động đó dù thừa năng lực hành vi vẫn được/bị coi là vi phạm. Cho Con đấy. Lại nữa, vẫn trong những ngày này, vì Bà ngoại sang chơi nên Con mới nói với Cháu của Bác giúp việc vậy, và vì ở chơi/chứng kiến nên Bà ngoại bảo : Con khổ quá! còn Con nói : Nhìn như vậy thì ai nuốt (ăn) nổi! (là Bố nhai cơm bón cho em Quang thay Bác giúp việc nên Bà nhìn thấy, và bốn năm nay Con đã nhìn vào). Đúng, đúng. Con khổ quá!. Đúng, đúng. Bà ngoại nhìn thế không nuốt nổi ! Bố không tự nhìn thấy mình? Vậy đó! Cho Con này : Thế thì Bố nghĩ gì? Bố nhìn thấy gì? Trong 26 năm qua Bố, Mẹ, Bác và chồng Con trông nom Em. Con chưa trông Em việc gì, ngày nào, Con nói ra rồi, Bố đã nghe, Con nghĩ gì thì rõ ràng là Bố không biết.
3.2 :
Đi chơi cùng bạn ở Điện Biên về, Bố nghe Bác giúp việc loáng thoáng (Con vẫn biết vậy nhỉ). Con nói với Bác giúp việc, khi có điều không thống nhất giữa hai vợ chồng, rằng Con không "sợ" Chồng con. Bằng vào những năm đã sống của Bố, bằng vào những gì Bố đã có với Mẹ chồng con, bằng vào những điều đã biết, đã hiểu về những người sống xung quanh Bố, bằng vào những điều đã đọc, đã xem, đã nghe về người Việt thì này, Con ạ. Chồng phải biết "sợ" vợ, vợ phải biết "sợ" chồng, "sợ" một vấn đề nào đó, một công việc nào đó mà mình chưa quen, chưa giỏi, "sợ" để có thể điều chỉnh lời nói và hành động của mình cho hạnh phúc chính mình, gia đình mình. Không "sợ" ở trong lòng mỗi người, đã làm thiếu đi khả năng điều chỉnh đó, chỉ thế thôi, chỉ thiếu thôi Con ạ. Không "sợ" được nói ra đã là thách đố, dẫu thách đố gián tiếp, cũng là thách đố ngang hàng ở thái độ người nói, là tuyên bố không điều chỉnh nữa. Nói ví von theo ông Văn Cao là : Không sợ ở trong lòng mỗi người đã là rạn to, không sợ được nói ra lời đã có thể nổ lớn, nếu cả hai cùng nói không sợ thì nổ lớn rồi. Nổ lớn là hết một miền cùng nhau, là phân chia mảnh vụn. Con thử tưởng tượng cùng Bố xem, hai người cùng nói không sợ là nổ, nổ là vỡ. Bố vẫn chỉ nói một câu, câu Bố đã phát biểu trong ngày lễ thành hôn của các Con : Hãy sống tốt với nhau, tốt cùng nhau. Những người sống gần nhau nhất, thường xuyên nhất thì va chạm/cọ sát với nhau nhiều nhất, mạnh nhất, đời là vậy. Cuộc sống của những người sống gần nhau chính là toàn bộ quá trình điều chỉnh này, điều chỉnh thường xuyên để có thể sống tốt với nhau, tốt cùng nhau. Phải biết "sợ", sợ phá vỡ cuộc sống hạnh phúc chính mình, thế thôi.
Ghi thêm : Bình đẳng là nói về địa vị pháp lý, là tạo cơ hội phát triển, là lý luận ở nghị trường.
3.3 :
Bố vẫn nói vui với bạn bè rằng : Khi mời khách dùng cơm với gia đình, gia chủ thường có hai tâm thế khác biệt, chọn (chế biến, nấu) món ăn vừa lòng khách hay theo ý mình thích (thích nấu, thích dùng). Rất ít người làm cả hai, vài món cho khách, vài món mình thích, có nhiều người làm/chọn với từng buổi tiếp cụ thể, buổi này cho khách, buổi này mình thích, phù hợp với khách. Con chọn địa điểm và cách thức tổ chức Sinh nhật lần thứ ba cho Cháu, Cháu còn nhỏ, chưa tự tổ chức sinh nhật, nên tùy vào tâm thế của các Con để chọn, cho khách? cho mình? cho Con mình? cho Gia đình mình? Con nhỉ. Con đã chọn, Con đã làm. Bố đã thấy tâm thế của Con.
3.4 :
Năm trước, Bố trao cho Con quản lý chi tiêu trong gia đình, sau khi Con học xong, là Bố chuyển tiếp cho Con ngọn lửa gia đình Mẹ chồng Con nâng niu gìn giữ :
và ngọn lửa tim đèn xa hơn :
"Hương vẫn đỏ, tim đèn vẫn lửa"
ngọn lửa trong sâu thẳm con người. Nhưng có vẻ như, Con không thích/chưa cần các ngọn lửa này. Bởi các Con đi ăn ở ngoài dần dần theo thời gian nhiều hơn, Con giao phó cho Bác giúp việc nhiều hơn, ít để tâm đến :
"Cùng cần nhau ở bữa cơm cơ mà!"
Bởi vậy mà Bố nghĩ. Nếu có riêng một gia đình (theo nghĩa chỉ vợ, chồng Con và Cháu), biết đâu Con thấy thích/cần Con nhỉ. Cái ý nghĩ ấy bám theo Bố, dần hiện thực nên một quyết tâm/quyết định., vì Bố cứ nghĩ rằng sự "cần nhau ở bữa cơm" là một phần không nhỏ của cái : "Không ngang, chẳng trước, chỉ sau thôi, chỉ sau để tạọ ra thành đạt, tạo ra Tổng thống." Bố đã bàn ở trên. Nhưng Bố cũng đã nghĩ nhiều Con ạ, Bố đã/cũng nghĩ rằng : Khi người thành đạt là Con. Bởi vậy, Bố đã/vẫn/sẽ nói các Con : Sống tốt với nhau. Đủ để viên mãn, dù ai thành đạt.
Vài linh tinh vặt khác:
Ở FB chỉ nên nói những điều ở xa mình, những cảm xúc, cảm thán gián tiếp, ngoài mình.
Bác giúp việc nói vui rằng, tính con "bọ xít", gặp việc là sồn sồn lên ngay. "Thẳng ruột ngựa" là tốt, rất tốt, tốt lắm chỉ sau khi hiểu rằng : Phần lớn nhất của dẫn chất thẩm thấu vào cơ thể dành cho bản thân mình tư duy và phát triển thể lực, phần nhỏ dư thừa mới đi qua cái "thẳng" ấy. Tính đàn ông là rất tốt, rất quý. Đàn ông trong cách suy nghĩ khúc triết, trung thực và vài đáng quý khác của đàn ông. Con là phụ nữ, nên chắc chắn "tính đàn ông" phải được biểu hiện ra từ phụ nữ, là phụ nữ, nếu khác đi thì không phải là Con : Phụ nữ. Con đi xe máy, từ trong nhà ra, húc thẳng vào cổng để mở, tiếng va chạm vào cổng, tiếng xích sắt tuột ra và .. và tiếng hàng xóm thì thầm (Bố tưởng tượng thôi). Bà ngoại ra chơi, Bố mua hai con ngan của bạn nuôi dông dài trong nhà. Bố nói với Con (hỏi khéo đấy) Bố mua hai con ngan, lúc nào Con thịt. Con không ăn ngan!. Bố nghĩ có Bà ngoại nên đổi món (là Bố thích ăn ngan đấy). Con không ăn! Bố gọi cho Chú bắt ngan ăn, nếu Chú không ăn hoặc không ăn hết, Bố sẽ nói Bác giúp việc đem ra chợ bán lại, dù lỗ - Bố nói với Bác vậy. Chú đồng ý ăn cả hai con ngan, Bố may nhỉ? Không lỗ! Không lỗ đau (đau) Con ạ! Lãi đấy, lãi lắm, cho những/mọi về sau. Thế mới biết. Là đàn ông, đã thành Ông nội của Cháu, Bố vẫn chưa "thẳng", chưa "đàn ông" lắm nhỉ! Một so sánh nhỏ. Con chắc xem video chị Ngân (Chủ tịch Quốc hội) cho cá ăn cùng OBaMa. Hình ảnh Chị bốc nắm thức ăn to, thả khỏi tay cả nắm, đổ hết xô thức ăn xuống ao, để cái xô dưới bụi cây, mọi người trên mạng bàn nhiều. Bố thì bàn, Chị là một người phụ nữ thiếu tế nhị, vậy thôi. Hình ảnh con đi xe máy từ trong nhà ra, chiếc cổng Bố lắp từ năm 1992 chắc khó cự. Với Con, Bố nói là phản cảm. Thiếu tế nhị = phản cảm mà Con.
Khéo léo với cấp trên là việc đúng, tốt. Khéo léo quá thì có thể quá mù ra mưa, thậm chí hèn, nhất là trong thời đại ngày nay.
Thiên chức lớn nhất của Con là giữ lửa gia đình (chắc Con quá nhàm với điều này rồi). Không thực hiện thiên chức đó cũng chẳng sao, chỉ chắc chắn rằng, dù làm được những điều lớn lao vẫn thấy cuộc sống không đầy đủ/viên mãn (điều này thì Bố nghĩ).
Tài sản duy nhất thực sự của con người là những đứa con. Các tài sản khác có thì tuyệt vời, có càng nhiều càng tuyệt vời. Con nhỉ.
Hôm nọ, Bố và Chồng con nói với nhau, Bố nói : Theo Bố thì các con đang tiêu hoang, Chồng con khẳng định : Không hoang. Bố nói : Thôi không nói nữa, hai thế hệ khác nhau, đã không cùng hiểu như nhau về một vấn đề rồi, Bố không nói nữa và không nghĩ nữa về việc này. Khác nhau tốt nhất là không bàn. Hãy kiến tạo gia đình chứ đừng chỉ đạo hình thành gia đình. Kiến tạo chứ đừng chỉ đạo, Con hiểu Bố nha.
Cuộc đời Bố có gió táp, có mưa sa. Sáu tuổi đã mang bệnh không chữa được, bệnh Phù thận nhiễm mỡ, nhiều lần phù to như con bò vì ăn vụng muối (Con là Thạc sỹ Y học - Con rành bệnh này), một lần đã ra nhà xác, được Bà nội chồng con cứu vào theo đúng nghĩa đen của từ, thời gian đi học và nghỉ học tỉ lệ khoảng 7 và 3 khi học phổ thông, học và chữa bệnh, chữa bệnh và học, Bố không biết môn thể thao nào, không thành thạo được loại hình văn nghệ nào ngoài việc viết kịch, viết thơ cho lớp hoặc sau này cho đồng đội diễn, đồng đội đọc, giỏi lắm thì được trong dàn tốp ca hay diễn vai trí tuệ ở vở kịch nói mà thôi. Thành thanh niên, không đủ sức khỏe đi học nước ngoài (giải thích chút, Bố là học sinh giỏi toán miền Bắc khi đó), hiển nhiên rồi , đi bộ đội, sức khỏe có đâu mà thực hành, mà mang vác cuộc đời quân ngũ, mà phấn đấu đi lên. Mang tiếng thiếu ý chí phấn đấu, phục viên về địa phương không chế độ gì. Thi tự do vào Đại học Cơ điện, học dài hạn, tự làm nuôi sống mình dù mộc, dù nhận xây thuê toilet hay nhà riêng. Ra làm việc tự thấy có đủ tri thức đáp ứng, cũng đã học thêm hai nghành đại học, một lấy bằng, một không lấy nữa, cũng từng có vài cơ hội được quy hoạch nhưng ít lươn lẹo và thiếu tàn nhẫn nên chỉ đủ nuôi gia đình. Cuộc đời cũng dính vài ba trận bão hoặc sóng thần. Năm 1996 đã Tai biến mạch não, liệt nửa người, hai năm sau mới đi làm lại được. Năm 2006 Mẹ chồng con mất, hoảng loạn và đau đớn. Những năm tiếp theo, nào là Chồng con sai lầm, đánh nhau và bị tạm giam sáu tháng liền, Bố ngủ cùng Em, thiếu vắng anh lớn mạnh khỏe trong nhà, chỉ Bố và Em trong căn nhà, đêm lặng và dài thêm, cũng hoảng loạn, cũng đớn đau, lặng câm trong đời sống nội tâm, Con à. Rồi lại tai biến nửa người tiếp nữa 2010, tiền tiêu nhiều trăm và thời gian trôi rồi cũng ổn định ở bậc, mức sống thấp hơn. Rồi có Con (2012), Con vừa đi học cao học hơi xa nhà (Hà nội) vừa sinh Cháu, rồi Chồng con thất nghiệp đôi năm, lại những tháng năm của "nửa", những "nửa". Các nửa này, Con đã là thành viên, Con thấy đấy, tiền tiêu cũng nhiều và sức khỏe lại trôi theo thời gian, đã tiêu và đã trôi. Để nay, Cháu khỏe mạnh đang lớn khôn lên, các Con có việc làm, thu nhập ổn định lại, Bố đã cảm thấy "cả", không nửa nữa, đang cả.
Những việc linh tinh khác, hàng ngày, cảm xúc không lớn, không kể ra cụ thể làm gì, để chung vào đây; Bác giúp việc hỏi/Bố đáp :
- Sao Cháu (Con đấy) làm/tiêu như thế nhỉ?
- Em bây giờ không nhìn, không nghe, không nghĩ nữa Bác à.
- Tôi xấu tính nên vẫn nhìn, vẫn nghe.
- Bác ạ. Tai Em hỏng nhưng vẫn nghe được, mắt Em thì rất tinh, đến giờ vẫn ít đeo kính để đọc, Em lại thuộc loại nghĩ nhiều. Nhưng phải tập Bác ạ. Các cụ bảo, người già điếc và gầy là tốt,. Em hiểu rồi.
- Nhưng Cháu làm các việc lạ thật, tiêu phí thật. Ít nghĩ cho Bố và Em.
- Cái Bác này. Cháu nó làm nuôi mình và Con mình (Em nó) mà mình để ý nó tiêu và thậm chí còn phán xét nó sao.
- Nhưng Chú có lương hưu. Theo tôi biết thì lương đi làm của Cháu còn ít hơn lương hưu của Chú kia mà. Hồi Chú còn đi làm, Chú nuôi cả hai Cháu và Cháu nội mà Chú có dám làm/tiêu như thế đâu.
- Mỗi thời mỗi khác mà Bác! Lương Cháu Lê thấp, nhưng Chồng cháu cao.
- Thời nào cũng thế, tiêu dưới mức mình kiếm được là đúng. Mà Chú nói lương Cháu Dương cao, tôi mới nói. Mấy năm trước, chú không chỉ lo cho các cháu trong sinh hoạt hàng ngày, cho thêm các Cháu để tiêu vặt bên ngoài, còn cho cháu Dương xin việc gần hai trăm triệu, trả nợ vay lãi cho cháu Lê hàng hai trăm triệu nữa.
- Bố, mẹ nào chả thế hả Bác. Bây giờ thì Em không có nữa rồi, các Cháu tự lo thôi.
- Thế tôi mới nói. Các Cháu tiêu hoang, không lo sẵn lúc thất bát hoặc cho sau này, không biết sẽ ra sao?
- Em kể Bác nghe chuyện này. Hôm nọ tào lao cùng bạn, em mới nói rằng. Giả sử Con dâu mình nói với bạn bè, đồng nghiệp của Cháu như sau :
"Số mình rất vất vả, lấy chồng, không còn Mẹ chồng để giúp lúc con nhỏ, ốm đau. Bố chồng thì bệnh tật, sức khỏe yếu, không làm giúp được việc gì. Em chồng thì bại não bẩm sinh nằm một chỗ, phải chăm sóc, phục vụ toàn bộ sinh hoạt hàng ngày."
- Thế bạn chú nói sao.
- Nhao nhao lên, đủ lời, đủ chuyện. Em thì thủng thẳng. Cháu nó nói đúng hết, chẳng sai tẹo nào, cả ba là thật, đều thật, rất thật. Nếu muốn sửa chữa, có thể sửa chữa được hai nỗi khổ, ở riêng ra, cho Cháu đỡ khổ. Mình yếu mình sống yếu. Con mình đẻ ra, không trưởng thành được mình nuôi. Chỉ Mẹ chồng chết rồi, không sửa được. Cũng là được 2/3, thế cũng đúng đúng, tốt tốt. giỏi giỏi.
Bố viết gì vậy? Lời thừa, lời thiếu, Con à, Bố ngoài tuổi "lục thập Nhi nhĩ thuận" - sáu mươi tuổi con người nghe hiểu thấu ngay mọi lẽ rồi. Tai đã thuận với mọi lời nghe được, nghe không rồi, nhìn hiểu được những điều có nói, không nói rồi. Viết như giả dụ trên đã có thể thừa, cũng có thể thiếu, như thiếu này chẳng hạn " Lại còn sức khỏe của Chồng mình nữa, bị ... bởi gia đình đã không quan tâm điều trị sớm.". Lại thừa, lại thiếu, phải không Con.
Đoạn cuối đây, cuộc đời Bố mang, vẫn có táp có sa, miếng cơm, manh áo đang hiển hiện, vẫn hiển hiện. Chỉ có bằng vào kinh nghiệm và tri thức sống để tiếp tục đi qua, chỉ kinh nghiệm và tri thức sống cho mình và có thể để lại cho các Con, cho Cháu. Cho gì ư, chỉ những dòng này. Bố có gì ư? còn gì ư? chỉ những dòng này? Cho hết sớm đi để không băn khoăn, hối hận, để người nhận - nếu nhận - có cơ dùng vài chục năm sau. Bố khôn, Con nhỉ! Đúng đúng, tốt tốt, giỏi giỏi, Cháu khen đấy, thật là, thằng Cháu khỏe, liến láu, có vẻ thông minh, Bố rất vui, nên gọi là "cả", đang "cả".
Nếu cần nói lời cảm ơn cuộc đời, không ngượng ngùng, không dối trá. Bố nói : Cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã cho Bố được làm việc dẫu ốm đau, bệnh tật để nuôi mình và phụ giúp gia đình, có cả gia đình Con nữa đấy, trong suốt mấy chục năm vừa qua.
Vẫn biết cuộc đời sẽ cho Con tất cả. Vẫn biết Con sẽ đi qua suốt cuộc đời Con bằng vào suy nghĩ, và hành động sống chỉ của Con thôi. Niềm tin, lòng tin, của tin có trong mỗi cá nhân người, nên vẫn có thể cho, vẫn trích, vẫn học Nguyễn Du, vẫn dông dài thế, dẫu chẳng mua vui, vẫn thực vậy, lại còn cho Con nữa, dẫu Con có thích? dẫu Con không? Câu chuyện nào cũng có điều để đọc, để học, các câu chuyện không có gì đặc biệt, thường gây sững sờ khi nhận ra chân tướng cốt yếu của câu chuyện. Chuyện này cũng vậy, Bố tin. Linh tinh vậy cho Con, lan man vậy cho Con. Bố thực sự quan tâm đến hai Con như nhau vì các Con là một, Lê như Dương, em Quang con thì không bàn ở đây, Bố nghĩ vậy, nên viết ra đây, cũng tâm thành. Điều tốt đẹp có ở các Con, khuyến khích và ngợi khen cũng tốt, nhưng dễ xáo, điều chưa phù hợp (theo Bố) nói ra được đã là tốt rồi con nhỉ! Đấy là Bố thôi. Thẩm thấu thì nhiều cách, không thẩm thấu cũng là cách, Con nhỉ!
Bản chất của con người là tự mình. Tự mình suy nghĩ, tự mình hành động. Tự mình tất cả. Tự mình.
Bản chất của cuộc sống là tự mình cùng mọi người, giữa mọi người, trong mọi người, với mọi người. Tự mình với Cha, Mẹ, Con, Cháu. Tự mình với người thân, đồng môn, đồng nghiệp... Tự mình giữa mọi người thân, không thân, quen, không quen, biết, không biết, thực và ảo. Cùng/giữa/trong/với.
Lý lẽ của cuộc sống là mọi người nhìn, nghe, nghĩ và có thể nói về/với mình. Lý lẽ của cuộc sống là, một số người đã tự nguyện (tự nguyện) buồn, vui, sướng, khổ cùng với mình, trong số người đó thì đầu tiên là Cha, Mẹ, Con, Cháu trong nhà. Lý lẽ tự nhiên, do vậy mà tự nhìn, nghe, tự nhiên day dứt. À mà này, khi các Con nói với Bố là đến với nhau, Bố nói nhiều chuyện của cuộc sống, nhưng dặn/khuyên rằng : Sống tốt với nhau và thương Em. Bố dặn.
Là người Việt, Bố học OBaMa, trích Kiều :
Đúng. Cảm ơn Con khi Con gọi điện thoại cho Bố vào thời khắc khi các Con đang bàn chuyện thành hôn, hôm đó đã có trục trặc nhỏ. Thời khắc đó Con đã nghĩ đến Bố và gọi để cầu cứu, đó là sự tin cậy. Cảm ơn con ư! Có, Có cảm ơn vì hôm mới rồi Con chủ động nói chuyện với Bố, dù rằng liên tục hỏi : Bố nghĩ thế nào mà nói với anh Dương như vậy? Bố nói như vậy là một sự đả kích rất lớn? Dù truy hỏi này không phải phép, xét trên phương diện con dâu, bố chồng. Con đã hỏi! Đã tin cậy! Bố cảm ơn Con vì tin cậy.
Bố vẫn câu này, chỉ câu này : Cảm ơn các Con! Ơn Cháu!
------------------------------------------
* Ghi chú :
Bản này Bố sẽ gửi cho Con, vì gửi nên không chắc các link dẫn có hiển thị, vậy cứ kèm theo các bản ghi đó tại đây. Bố cũng kèm theo đây những dòng văn vần Bố viết cho/về Mẹ chồng Con nhé, các bản này chỉ có thể gửi lại Con thôi. Bố chọn cách này để hai Bố Con dễ bình tâm khi tiếp cận, Bố có thể viết thêm, Con có thể không phúc đáp dù bằng lời hay chữ. Thế nhé. Bình tâm là thanh thản.
Bản này Bố giữ nguyên một phần đầu đã ghi chép hoàn chỉnh như một bài trên Blog, sửa làm gì.
------------------------------------------
Viết tiếp 2 : VÔ DUYÊN.
Tối qua (18/7/2016 - Rằm tháng 6, ngày Tân sửu, tháng Ất mùi, năm Bính thân) Bố cùng chồng Con lên nhà chú Minh, cô Lan bàn chuyện gia hạn khoản vay năm ngoái, Cô, Chú đã đồng ý cho vay thêm một năm. Đó là nội dung, còn thực ra Bố đang viết về một thu hoạch quá lớn với Bố, vào tối ấy. Đó là phát hiện : Con có thể trách Bố, Bố không thể trách Con. Một phát hiện tự hiểu của Bố trong quá trình trao đổi với chồng Con về việc nhà. Bằng vào phát hiện này, Bố thấy không thể gửi trực tiếp cho Con bản ghi này nữa. Không thể trách Con. Như vậy, nếu vô duyên đọc được những dòng này, Con không phải nghĩ gì nữa, bởi Bố đã không có duyên để gửi Con rồi. Những dòng này đã chính xác là nhật ký, Bố ghi cho mình để tự ngẫm cuộc đời mà thôi. Nhưng sao gọi Vô duyên? Vì này, sau buổi nói chuyện cùng Bố, Con đã loại trang FB của Bố ra khỏi liên kết bạn bè với trang FB của Con, không còn bạn bè, không đọc của nhau nữa! Có vô duyên không khi chợt đọc thấy điều đã bỏ? Của người đã bỏ? Hữu duyên, thiên lý, năng tương ngộ. Vô duyên, đối diện, bất tương phùng. Đã bất tương phùng : Không đọc của nhau nữa.
----------------------------------------
Viết tiếp 3 : RẤT VÔ DUYÊN.
Đã đầu tháng tám, mùa thu đang lại, đài ta nói rằng : Những ngày nắng nóng cuối cùng của năm 2016 đã hết. Bố cũng nghĩ thế, đang nghĩ thế.
Con chủ động nói chuyện với Bố đã hai tháng rồi nhỉ? Trước khi Con nói chuyện vài ngày, Dương đã nói với Bố : Con cho Cháu nghỉ học trong hè, vì thực ra chẳng học gì, chỉ là thuê trông thôi, vậy mà học phí quá cao (3 triệu/tháng), Bố trông Cháu hộ Con. Với lại Con nói với vợ Con rồi, không đi ô tô đi làm hàng ngày nữa, tiết kiệm. Bố bảo, tùy các Con. Trong hơn hai tháng ấy đã diễn ra những gì Con nhỉ? Tóm tắt nhé.
- Về chuyện trò giữa hai Bố Con : Con chưa có câu nói thứ hai, chỉ một loại câu hỏi : Hôm nay Bố có đi Ô tô không (tất nhiên để Con đi) Và tuần này (8-14)/8 thì : Tuần này Bố có đi ô tô không. Bố chưa nghe được câu nào khác, kể cả hôm Con và chồng Con đi Con Cuông thăm Ông, Bà, thăm cháu một tuần về (Dương chỉ đi hai ngày cuối tuần rồi cùng về), chưa nghe thấy Con nói câu nào khác với Bố. Cả này nữa, tối qua, lúc ngồi ăn cơm, có ba Bố Con (Bác đang bón cho Em). Bố và Dương nói chuyện đi khám bệnh của Bố, Bố có diễn giải chắc khó chẩn ra bệnh, vì rằng, vì rằng, vì rằng ... đợi khi nào cơn đau ngực trái dày lên và đau hơn thì khám ở Hà nội, Bố có hỏi : Phải như vậy không Con. Con trả lời : Con không biết! Bố lại nhầm Con nhỉ, hỏi Con dâu, Thạc sỹ y khoa một câu vô duyên, Con có ý định biết điều này đâu? mà Bố hỏi, vô duyên quá. Còn vô duyên hơn nữa, khi Bố tự nghĩ ngợi về việc : Con luộc móng giò bằng nồi áp suất hơi muộn, nên xếp ra mâm đã gần cuối bữa ăn, Con nói chuyện rất vui với chồng Con về mềm, cứng, ngon, không ngon. Ăn xong Bố đứng dậy. Dương hỏi : Bố không ăn chân giò à, Bố nói : Bố ăn bì lợn Bác xin khi mua thịt rồi. Con không nói gì. Bác và Bố ở nhà nói chuyện với nhau về việc Con đã không nói gì như vậy, rõ vô duyên, hai người già, Con đã không bắt chuyện, không nói chuyện, lại cứ bàn, rõ già, vô duyên.
- Về chuyện Cháu : Các Con gửi Cháu về bên ngoại (Con Cuông) từ ngày 23/6, cũng không cần nói với Bố, hàng ngày Con gọi cuộc gọi video và nói chuyện cùng Cháu. Ở nhà, Bác Vượng lại bàn : Cháu (Con đấy) chưa lần nào đưa điện thoại cho Ông nói với Cháu, hoặc bảo là : Con ơi, nói với Ông nhé, chúc Ông khỏe đi con. Bác và Bố vô duyên quá đi thôi, cứ vơ vào, tìm cách vơ vào. Nhưng này, nghĩ trước thế này có vơ vào không Con nhỉ : Sẽ lại có lần Con chủ động nói chuyện với Bố, chuyện khó khăn gì đó nơi Con chẳng hạn. Có vơ vào? không vơ vào? Bố sẽ vơ vào vì Con sẽ nói, rất vô duyên.
---------------------------------------------
** GHI THEO NGÀY.
... &; Ngày 30/8/2016. Chính xác là lúc 14 giờ 40 phút. Cháu đã về nhà được vài ngày sau khi chơi ở bên ngoại. Hôm qua Cháu sốt. Con cho Cháu đi khám, hỏi Con, Bố biết Cháu bị viêm họng. Sáng nay đi làm Con không dặn gì. Khi Dương đi làm, dặn Bố, thỉnh thoảng Ông đo nhiệt độ cho Cháu, nếu thấy sốt, cho Cháu uống thuốc. Khoảng một giờ sau Dương đi, Bác Vượng có nói với Bố : Cháu (Con đấy) dặn chú, một tiếng đo nhiệt độ cho Cháu một lần và gọi điện báo cho cháu biết. Bố làm theo đo, nhưng không gọi điện cho Con (Như vậy là Bác đã nói với Bố lời Con đã dặn nhé). Con gọi về hỏi hai lần, Bố trả lời lần một : Lúc hơn 8 giờ, 38 độ, lúc hơn 9 giờ, 37 độ 7. Lần hai : Lúc hơn 10 giờ 37 độ 2. Khi đo lúc hơn 11 giờ Con chưa hỏi. Nhưng có việc này : Con có dặn Bác buổi trưa cho Cháu ngủ một mình ở giường các Con, nhưng trưa nay Cháu không chịu cứ khóc đòi ngủ cùng Ông, ở giường Ông. Do Cháu khóc và đang sốt, nên Ông cho Cháu vào ngủ cùng, cũng sai, Con nhỉ. Ông ngủ trưa 45 phút thì dậy và ngồi ở máy tính phòng ngoài trông Cháu, vì Cháu hay thức giấc giữa chừng và sẽ gọi Ông. Cháu thức gọi Ông và Ông đã cho Cháu ngủ lại thì khoảng hơn 14 giờ Con về. Bố không để ý, nhưng một lúc sau thì nghe Con quát Cháu rất to ở phòng của Con. Cháu còn có thể ngủ đến 15 giờ? Con đón Cháu sang làm gì khi Cháu đang ngủ rất ngon? Con quát Cháu điều gì để Cháu khóc rất to? Bố không biết gì đâu, vì khi nghe thấy tiếng Con quát Cháu, Bố đã đi nhanh ra ngoài vườn để không nghe, không nghĩ. Khi ngang qua phòng chung thấy em Quang đã thức giấc (mọi khi thì đang ngủ), bác Vượng ngủ cùng Em gượng dậy nhìn Bố, chỉ nhìn, không nói gì. Ông đúng, giỏi, tốt, Cháu nhỉ? Đã kịp thời không nghe để không nghĩ. Người già mà Con, Con thông cảm nhé! Chỉ trốn thôi, chỉ biết chạy trốn thôi, trốn không nghe. Sáng mai chắc hết ngày nay Con nhỉ.
... &; Ngày 02/9/2016.
Ngày lễ trọng. Con cho Cháu đi ăn sáng, đi chơi và mua quà cho Cháu. Cháu về, rất vui, ô tô chở hàng to, rộng, trên thùng có 05 chiếc ô tô con. Cháu chơi và chợt khóc, vì không lắp lại được đồ chơi sau khi đã tháo tung nó ra. Trẻ Con là vậy, thường khi rất vui thì hay quá vui nên lỡ một việc/điều gì đó và khóc. Ông vào dỗ, Cháu chưa nín thì Con vào. Sau một, hai câu hỏi han, Con quát Cháu, Cháu khóc to hơn và hờn dỗi đến giờ ăn cơm. Con cho Cháu ăn, Cháu có vẻ chưa hết hờn. Con quát Cháu bắt đứng quay mặt vào tường, Cháu vẫn thỉnh thoảng khóc hờn, Con tiếp tục quát và Cháu nôn. Cháu thường nôn khi Con thường quát Cháu kéo dài như vậy. Ông không nói gì. Nhưng thực lòng Ông khó nghe được tiếng quát lanh lảnh, đanh đanh của Con. Ông thấy như bị cứa vào lòng bởi những tiếng khóc hờn của Cháu, Ông không thuộc típ nghe chịu tiếng Con/Cháu kiểu đó nên phải ngồi viết này. Mất công Con mua tôm ngon, đắt tiền cho Cháu, phí công Cháu ăn sáng ngon (Ông nghĩ vậy), nôn không tốt cho cơ thể Cháu và có thể thành thói quen nôn, rồi ra thành tật/bệnh. Bố đã lan man, hay tổ tiên sai : Trời đánh tránh bữa ăn. Hay Bố đã đau thái quá khi nhìn/nghe thấy "trời" đánh đúng bữa ăn của Cháu, Bố và thế hệ Bố đã sai cùng các Cụ à???. Lại lan man nữa, không biết thệ hệ Con có nghe/đọc được câu ấy không???.
... &; Ngày 19/9/2016 (19/8 AL).
Ngày mai giỗ Mẹ nó.
Tôi xin báo tin này,
Cháu gần ba tuổi rưỡi,
Vào Đảng rồi Con dâu.
Đã mười lần rồi đấy!
Tôi ngứa miệng vẫn nói.
Có thể sai tất cả,
Chỉ là đừng chết thôi.
Nhưng mà Mẹ nó nhỉ.
Sống mà ghi nhật ký,
Những nghe và nhìn thấy,
Về Con, thế là sao?
Thảo nào tổ tiên nói
Già nên gầy và điếc
Với Tôi, thêm thế này,
Nhìn không rõ, cũng hay.
Gặp Mẹ nó, gần thêm.
Biết rất rõ điều đó!
Nhưng mà Tôi đang sống,
Nên vẫn nghĩ, buồn, vui.
Thế nhé! Mẹ nó ạ.
Cùng là nhớ! là thương!
Là thân nhân Tôi cả,
Mẹ nó với Cháu, Con!
---------------------------------------------------
Đăng Thứ ba, giờ Mùi, ngày Ất Tỵ, tháng Đinh Dậu, năm Bính Thân.
----------------------------------------------------
Các bản ghi khác hoặc link đã dẫn, gộp vào đây, cho dễ đọc :
Bài thơ : Đối khúc.
Khi em khổ
Em buồn hay ốm
Anh đừng ở bên em
Cuộc đời, năm tháng đã dạy em
Và em đã quen
Chịu khổ một mình.
Như con thú bị thương
Náu trong hang kín
Một mình liếm vết đau,
Em tự giam sau bốn bức tường
Và em nhóm hồng tất cả các lò
Của sức sống bản thân em.
Khi đó
Các chất độc ngấm vào máu em
Tiếng rên rỉ rỉ rền
Mà môi em ngăn lại
Những giọt lệ mắt em không để chảy
Đều lọc thấu tim em
Hoà những giọt trong
Gieo thành những lời chưa từng nói
Em nói cùng anh.
Anh hãy lắng tai, rồi sẽ nghe thấy cả
Dù anh ở đâu
Khi em khổ
Em buồn hay ốm
Anh đừng ở bên em
Em không muốn trên vai anh
Trút gánh.
Em không muốn bóng tôi phủ mình em
Làm gợn trán anh
Em không muốn nụ cười héo hắt của em
Làm tắt
Niềm vui rạng rỡ dưới mi anh
Em không muốn thấy anh cũng gục
Dưới thành em
Em không muốn
Em đã quen
Chịu khổ một mình
Nhưng thật khó cho em phải gánh
- không có anh - cái đẹp, niềm vui.
Những lúc đó, hãy ở bên em, anh nhé
Để em có thể rót niềm vui
Từ tim em sang tim anh
Tràn đầy giếng mắt em
Phản chiếu trong cái nhìn của anh trong trẻo;
và để cho câu hát cất lên từ môi em
Đậu xuống môi anh.
Ngày cuối của tháng giêng 2016. Năm Bính Thân, tháng Canh Dần, ngày Kỷ Sửu.
Thứ Tư, ngày 18 tháng 3 năm 2015
Và mình viết lại cho bạn mình :
Thứ Hai, ngày 11 tháng 8 năm 2014
Nhớ Con nhiều, đau xót lắm không?
Chăn vẫn đắp, con đang ngoan ngủ
Con bên Anh, Anh cạnh Con mà.
Vài vần Bố viết trong vòng 49 ngày của Mẹ con (có trùng các đoạn đã trích vào Blog) :
20/11/2006
***
Bố cũng gộp vào đây các đoạn đã viết cho con trong vài năm để tiện theo dõi :Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017
CHO CON NỮA. XONG.
Ngày 15/10 (ngày rằm) : Tám giờ tối, trăng sáng, không có gió nhưng mát trời. Cho Cháu ra xem hoa và cá cảnh, chơi với Cháu và bắt cho Cháu con ốc trong bể cá. Chơi chán, Cháu có ý mang con ốc vào khoe mẹ, mình cho Cháu mang vào và tự thấy vui.
Ngày 16/10 : Lại cho Cháu chơi vì hôm qua vẫn "sướng". Bế Cháu lên thành bể, hỏi Cháu có cầm con ốc không? Cháu nói không, mẹ mắng đấy.
Ngày 20/11 : Ngày nhà giáo, nhớ về Bà. Tối "nháy" Cháu sang giường mình chơi, có Cháu, có Ông. Cháu vừa chơi vừa nói : Cháu không ngủ với Ông đâu, mẹ mắng đấy, vô tư lự.
Ngày 24/12. Bà cõng Cháu trên lưng ra hè đường chơi và hỏi, Cháu có chơi với Ông không, không, mẹ mắng đấy (có thể Cháu đang thích Bà cõng ở đường). Bà lại hỏi, Cháu có thích chơi với Ông không. Có thích lắm. Về Bác giúp việc nói lại vậy. Biết vậy.
Ngày 26/12, hôm nay. Con Dâu về giữa buổi sáng, gọi Bố vào con nhờ tí. Nói chuyện với hai con xong, đầu váng vất. Đọc lại đoạn lần trước viết thì này : "Đúng. Cảm ơn Con khi Con gọi điện thoại cho Bố vào thời khắc khi các Con đang bàn chuyện thành hôn, hôm đó đã có trục trặc nhỏ. Thời khắc đó Con đã nghĩ đến Bố và gọi để cầu cứu, đó là sự tin cậy. Cảm ơn con ư! Có, Có cảm ơn vì hôm mới rồi Con chủ động nói chuyện với Bố, dù rằng liên tục hỏi : Bố nghĩ thế nào mà nói với anh Dương như vậy? Bố nói như vậy là một sự đả kích rất lớn? Dù truy hỏi này không phải phép, xét trên phương diện con dâu, bố chồng. Con đã hỏi! Đã tin cậy! Bố cảm ơn Con vì tin cậy.
Bố vẫn câu này, chỉ câu này : Cảm ơn các Con! Ơn Cháu!".
Đã viết vậy. Hôm nay con đã nói vậy, chuyện hôm nay.
Tối 26/12/2016. Hai con giận nhau, Dương đang ra ngoài ở. Tối ăn cơm, Con nói với bác Vượng, sáng mai ông Ngoại sang, nấu gì cho Ông ăn ... . Rồi Con nói, Ông sẽ đón Cháu về bên đó, nói với bác, không nói với Bố. Trong hoàn cảnh Dương đang ở ngoài, hai con chưa thuận, Bố nói, Con không nói với Bố à? Con bảo không cần, vả nếu có nói với Bố thì cũng là thông báo mà thôi. Bố nói, Bố hiểu! Con không nói với Bố, nhưng Bố đã nghe thấy, thì Bố nói là Bố không đồng ý cho Cháu về bên ngoại trong hoàn cảnh này (các con đang giận nhau mới sang ngày thứ hai, Dương đang không có nhà, chắc Con chưa bàn với nó). Con nói Con quyết rồi. Sau đó Bố ra sân gọi điện cho Ông ngoại nói rằng : Các Con đang trục trặc, Ông nên suy nghĩ về việc đón Cháu. Ông ngoại đã lên xe ở Con Cuông bèn quyết định xuống xe quay lại. Con nghe thấy ra nói với Bố những lời không phải. Bố phải nói với Con rằng, Con Dâu đang nói với Bố chồng như vậy à? Bố nói chuyện với Ông ngoại là bình thường, Ông ngoại nghe thế nào? hiểu thế nào? và làm thế nào là quyền Ông ngoại.
Sáng 06/01/2017. Định viết thêm, viết nhiều nữa các suy nghĩ quanh chuyện hôm 26/12, xong không cần nữa Con ạ. Tối qua chú Bắc thịt con chó, cả nhà ăn chung cho vui, hai vợ chồng Con và Bố đều có mặt, bữa cơm rất vui. Trong bữa cơm Bố nghe thấy chú Minh nói chuyện với em Thành : Bây giờ Cháu có lương rồi chú mới nói. Làm ra tiền khó lắm, nhưng tiêu tiền khó hơn. Bà đẻ ra Chú điều trị tiểu đường hơn chục năm rồi, Chú chưa bao giờ cho vượt 7,0. Nói vậy để Chú nói với Cháu rằng, Bố cháu (chú Bắc nhà mình đó) đang để ở hơn tám phẩy, như thế không được. Bố cháu chỉ điều trị ở bảo hiểm, bảo hiểm có nhiều hạn chế về tiền và loại thuốc, Cháu nên cho Bố điều trị ở chỗ khác, bao giờ ổn định thì điều trị ở bảo hiểm. Bố cháu đã hy sinh rất nhiều cho Cháu ... . Về nhà Bố nghĩ về lời dặn của Chú với Em. Chợt so sánh. Bố lương hưu gần gấp đôi chú Bắc, chi phi gấp cỡ sáu lần nếu so với Chú, Thím, Chú, Thím đều có lương, không nuôi ai nữa, Bố còn em Quang nằm đó, phải trả tiền thuê bác Vượng, lương hưu cho ba miệng ăn.; Con là thạc sĩ y khoa, chỗ làm ổn định, lương cán bộ cấp phòng; Lương của Dương gấp ba của em Thành; Bố đang điều trị tiểu đường và tăng huyết áp bảo hiểm tại trung tâm y tế Sông Công, huyết áp thường 170/130, tiểu đường thường 8,5. Bố có hy sinh cho các Con và Cháu không? Có! Bố tự hào nói vậy, dõng dạc, đủ nghe. Hình như Bố có viết về điều trị của Bố ở đoạn trước CHO CON. CHO CON NỮA., xem nào, ừ đây : "Bố và Dương nói chuyện đi khám bệnh của Bố, Bố có diễn giải chắc khó chẩn ra bệnh, vì rằng, vì rằng, vì rằng ... đợi khi nào cơn đau ngực trái dày lên và đau hơn thì khám ở Hà nội, Bố có hỏi : Phải như vậy không Con. Con trả lời : Con không biết! Bố lại nhầm Con nhỉ, hỏi Con dâu, Thạc sỹ y khoa một câu vô duyên, Con có ý định biết điều này đâu? mà Bố hỏi, vô duyên quá.". À này, đã bàn thì bàn cho trót, theo kiều văn học là tự sự mà, theo đời sống thì là kể lể mà, theo tuổi những người như Bố thì là lẩn thẩn rồi. Lẩn thẩn cũng chép lại Con nhỉ, cho nó liền mạch nghĩ. Vẫn ở bài viết đó, đoạn này : "Sáu tuổi đã mang bệnh không chữa được, bệnh Phù thận nhiễm mỡ, nhiều lần phù to như con bò vì ăn vụng muối (Con là Thạc sỹ Y học - Con rành bệnh này), một lần đã ra nhà xác, được Bà nội chồng con cứu vào theo đúng nghĩa đen của từ, thời gian đi học và nghỉ học tỉ lệ khoảng 7 và 3 khi học phổ thông, học và chữa bệnh, chữa bệnh và học, Bố không biết môn thể thao nào, không thành thạo được loại hình văn nghệ nào ngoài việc viết kịch, viết thơ cho lớp hoặc sau này cho đồng đội diễn, đồng đội đọc, giỏi lắm thì được trong dàn tốp ca hay diễn vai trí tuệ ở vở kịch nói mà thôi. Thành thanh niên, không đủ sức khỏe đi học nước ngoài (giải thích chút, Bố là học sinh giỏi toán miền Bắc khi đó), hiển nhiên rồi , đi bộ đội, sức khỏe có đâu mà thực hành, mà mang vác cuộc đời quân ngũ, mà phấn đấu đi lên. Mang tiếng thiếu ý chí phấn đấu, phục viên về địa phương không chế độ gì. Thi tự do vào Đại học Cơ điện, học dài hạn, tự làm nuôi sống mình dù mộc, dù nhận xây thuê toilet hay nhà riêng. Ra làm việc tự thấy có đủ tri thức đáp ứng, cũng đã học thêm hai nghành đại học, một lấy bằng, một không lấy nữa, cũng từng có vài cơ hội được quy hoạch nhưng ít lươn lẹo và thiếu tàn nhẫn nên chỉ đủ nuôi gia đình. Cuộc đời cũng dính vài ba trận bão hoặc sóng thần. Năm 1996 đã Tai biến mạch não, liệt nửa người, hai năm sau mới đi làm lại được. Năm 2006 Mẹ chồng con mất, hoảng loạn và đau đớn. Những năm tiếp theo, nào là Chồng con sai lầm, đánh nhau và bị tạm giam sáu tháng liền, Bố ngủ cùng Em, thiếu vắng anh lớn mạnh khỏe trong nhà, chỉ Bố và Em trong căn nhà, đêm lặng và dài thêm, cũng hoảng loạn, cũng đớn đau, lặng câm trong đời sống nội tâm, Con à. Rồi lại tai biến nửa người tiếp nữa 2010, tiền tiêu nhiều trăm và thời gian trôi rồi cũng ổn định ở bậc, mức sống thấp hơn. Rồi có Con (2012), Con vừa đi học cao học hơi xa nhà (Hà nội) vừa sinh Cháu, rồi Chồng con thất nghiệp đôi năm, lại những tháng năm của "nửa", những "nửa". Các nửa này, Con đã là thành viên, Con thấy đấy, tiền tiêu cũng nhiều và sức khỏe lại trôi theo thời gian, đã tiêu và đã trôi."
Đã vô duyên nhiều lần, lại lẩn thẩn nữa rồi. Sau khi nghe chú Minh nói với em Thành, về tự nghĩ đêm qua. Bố ngớ ra rằng : Không cần viết nữa, không cần viết tiếp những dòng cho Con nữa, có thể viết khác, vẫn nên nghĩ về mình, con cháu mình, vẫn nghĩ.
CHO CON NỮA. XONG.
Đã vô duyên nhiều lần, lại lẩn thẩn nữa rồi. Sau khi nghe chú Minh nói với em Thành, về tự nghĩ đêm qua. Bố ngớ ra rằng : Không cần viết nữa, không cần viết tiếp những dòng cho Con nữa, có thể viết khác, vẫn nên nghĩ về mình, con cháu mình, vẫn nghĩ.
CHO CON NỮA. XONG.
Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016
CHO CON. CHO CON NỮA.
CHO CON MỘT : VỚI BỐ.
1.1 :
ÔNG BÀ Ở NHÀ TRÔNG CHÁU KIỂU GÌ THẾ :
Ngày nhuận của tháng hai, 29/02/2016; 17 giờ 45.
Câu hay. Lần đầu mình được nghe từ con dâu, rất rõ ràng, mạch lạc vì cộng thêm thái độ bực bội nữa nên có thể nói là âm lượng hơi to.
1.1 :
ÔNG BÀ Ở NHÀ TRÔNG CHÁU KIỂU GÌ THẾ :
Ngày nhuận của tháng hai, 29/02/2016; 17 giờ 45.
Câu hay. Lần đầu mình được nghe từ con dâu, rất rõ ràng, mạch lạc vì cộng thêm thái độ bực bội nữa nên có thể nói là âm lượng hơi to.
Mình nghĩ, nên vậy. thẳng thắn nói với ông Nội và Bác giúp việc với thái độ của bản thân như thế là tốt. Học con, từ nay mình sẽ, việc gì không làm được thì nói rõ với con dâu, kể cả không làm được hiểu theo nghĩa không thể/ không có khả năng làm đúng/giống 100% theo yêu cầu của Con, thậm chí không làm được vì Bố hiểu khác Con về hiệu quả của công việc đó. Ví dụ : Bố thấy không nên làm việc đó cho Cháu, Bố không làm.
Thẳng thắn, gay gắt nói ra điều mình không vừa lòng với thái độ rất bực bội của bản thân là đáng quí.
Diễn đạt khéo với thân nhân là ông, bà, bố, mẹ điều muốn diễn đạt là đáng quí.
Trước khi tỏ thái độ của mình với ông Nội và Bác giúp việc, hãy tìm hiểu rõ thêm về sự việc mà mình muốn tỏ thái độ là điều đáng quí.
Mọi kiểu thái độ đều đáng quí nếu được thể hiện đàng hoàng. Vẫn biết, Con là người Việt, sống với Chồng, Con trong căn nhà cùng Bố chồng, vẫn biết. Mọi thay đổi đều đáng quí, nếu không thay đổi được người thì thay đổi chính mình con nhỉ? Là Bố đã nghĩ được vậy, cũng quí. Nhưng quá già rồi, không thể nào thay đổi được mình nữa, 63 năm sống, nghĩ theo cách đó, kiểu đó rồi, chỉ là chưa bật ra thành lời với Con thôi, Con ạ, chỉ là tự than thở cùng mình, cho mình thôi Con ạ. Quí rồi, không bật ra là quí rồi, khi nào có thể bật, sắp bật thì ra chỗ khác mà sống con nhỉ. "Đúng đúng, tốt, tốt, giỏi, giỏi" - Cháu đang tập nói nên hay nói như vậy với giọng con trẻ gần ba tuổi, trong suốt, lanh lanh, hơi ngọng nghịu, rất đáng yêu, Ông đang nghe văng vẳng thanh âm Cháu nói đấy. Vậy là đúng Cháu à. Văng vẳng này chắc sẽ theo Ông đến cuối đời Cháu ạ : Đúng đúng, tốt tốt, giỏi giỏi.
Vẫn biết :
Và em đã quen
Chịu khổ một mình.
Như con thú bị thương
Náu trong hang kín
Một mình liếm vết đau,
Chép theo một bản dịnh bài Đối khúc của Elisaveta Bagriana, nhà thơ nữ Bulgaria.
Con người là vậy mà Con. Rồi Con của Con lớn lên, đến lượt mình, Con sẽ đọc thầm những vần thơ này hay những vần nào đó có cùng tâm trạng. Khi ấy, với mình, Con hiểu "Như con thú bị thương, Náu trong hang kín, Một mình liếm vết đau," và biết cách "Chịu khổ một mình".
Bố đã viết : 18/3., và viết : KIẾP NÀO. . Hình như Bố nghĩ đã xa, nhưng mấy nghĩ ấy đều là về kiếp người, người phụ nữ, đều là nỗi lòng, lòng Mẹ, Con à. Gần Bố, là Bố nhưng có thể đang xa Con, Con mới "tam thập" mà, chưa gần, đúng không?. Lại vang lên thanh âm lời Cháu : "Đúng đúng, tốt tốt, giỏi giỏi", Ông cũng đúng, tốt, giỏi và đáng yêu, Cháu nhỉ. Cũng xa.
Cũng gần, gần lắm, thật gần với cả hai Bố - Con mình, Bố cũng viết : NHƯNG., và hơn hết, chẳng còn là nỗi lòng, không là trạng thái nữa, mà là tâm trạng, tâm trạng thường trực của mọi người làm Cha, làm Mẹ, Bố viết : CHO CON. và Bố còn viết MẸ.. nữa.
"Cháu uống sữa xong rồi". "Đúng đúng, tốt tốt, giỏi giỏi", Ông nhại tiếng Cháu.
"Cháu tự đái xong rồi". "Đúng đúng, tốt tốt, giỏi giỏi", Ông nhại tiếng Cháu.
"Ông nghĩ xong rồi". "Đúng đúng, tốt tốt, giỏi giỏi". Cháu khen Ông.
Cho Con. Cho Tâm trạng của người làm Cha, Mẹ.
Ông, Bà ở nhà trông Cháu kiểu gì thế? Cho Con. Cho Con mình Em ạ.
Thẳng thắn, gay gắt nói ra điều mình không vừa lòng với thái độ rất bực bội của bản thân là đáng quí.
Diễn đạt khéo với thân nhân là ông, bà, bố, mẹ điều muốn diễn đạt là đáng quí.
Trước khi tỏ thái độ của mình với ông Nội và Bác giúp việc, hãy tìm hiểu rõ thêm về sự việc mà mình muốn tỏ thái độ là điều đáng quí.
Mọi kiểu thái độ đều đáng quí nếu được thể hiện đàng hoàng. Vẫn biết, Con là người Việt, sống với Chồng, Con trong căn nhà cùng Bố chồng, vẫn biết. Mọi thay đổi đều đáng quí, nếu không thay đổi được người thì thay đổi chính mình con nhỉ? Là Bố đã nghĩ được vậy, cũng quí. Nhưng quá già rồi, không thể nào thay đổi được mình nữa, 63 năm sống, nghĩ theo cách đó, kiểu đó rồi, chỉ là chưa bật ra thành lời với Con thôi, Con ạ, chỉ là tự than thở cùng mình, cho mình thôi Con ạ. Quí rồi, không bật ra là quí rồi, khi nào có thể bật, sắp bật thì ra chỗ khác mà sống con nhỉ. "Đúng đúng, tốt, tốt, giỏi, giỏi" - Cháu đang tập nói nên hay nói như vậy với giọng con trẻ gần ba tuổi, trong suốt, lanh lanh, hơi ngọng nghịu, rất đáng yêu, Ông đang nghe văng vẳng thanh âm Cháu nói đấy. Vậy là đúng Cháu à. Văng vẳng này chắc sẽ theo Ông đến cuối đời Cháu ạ : Đúng đúng, tốt tốt, giỏi giỏi.
Vẫn biết :
Và em đã quen
Chịu khổ một mình.
Như con thú bị thương
Náu trong hang kín
Một mình liếm vết đau,
Chép theo một bản dịnh bài Đối khúc của Elisaveta Bagriana, nhà thơ nữ Bulgaria.
Con người là vậy mà Con. Rồi Con của Con lớn lên, đến lượt mình, Con sẽ đọc thầm những vần thơ này hay những vần nào đó có cùng tâm trạng. Khi ấy, với mình, Con hiểu "Như con thú bị thương, Náu trong hang kín, Một mình liếm vết đau," và biết cách "Chịu khổ một mình".
Bố đã viết : 18/3., và viết : KIẾP NÀO. . Hình như Bố nghĩ đã xa, nhưng mấy nghĩ ấy đều là về kiếp người, người phụ nữ, đều là nỗi lòng, lòng Mẹ, Con à. Gần Bố, là Bố nhưng có thể đang xa Con, Con mới "tam thập" mà, chưa gần, đúng không?. Lại vang lên thanh âm lời Cháu : "Đúng đúng, tốt tốt, giỏi giỏi", Ông cũng đúng, tốt, giỏi và đáng yêu, Cháu nhỉ. Cũng xa.
Cũng gần, gần lắm, thật gần với cả hai Bố - Con mình, Bố cũng viết : NHƯNG., và hơn hết, chẳng còn là nỗi lòng, không là trạng thái nữa, mà là tâm trạng, tâm trạng thường trực của mọi người làm Cha, làm Mẹ, Bố viết : CHO CON. và Bố còn viết MẸ.. nữa.
"Cháu uống sữa xong rồi". "Đúng đúng, tốt tốt, giỏi giỏi", Ông nhại tiếng Cháu.
"Cháu tự đái xong rồi". "Đúng đúng, tốt tốt, giỏi giỏi", Ông nhại tiếng Cháu.
"Ông nghĩ xong rồi". "Đúng đúng, tốt tốt, giỏi giỏi". Cháu khen Ông.
Cho Con. Cho Tâm trạng của người làm Cha, Mẹ.
Ông, Bà ở nhà trông Cháu kiểu gì thế? Cho Con. Cho Con mình Em ạ.
-------------------------------------------------
Viết tiếp.
1.2 :
KHÓC LÂU LẮM RỒI À :
Cháu ngủ trưa dậy, khóc nhè, chuyện thường ngày con nhỉ, Bố bế Cháu ra sân dỗ nín. Bố yếu không bế được lâu, chợt trông thấy lốp trước của ô tô hết hơi bèn bế lại gần lốp và nói năng, chỉ chỏ để gây chú ý cho Cháu, khi đến gần lốp lại chợt thấy ba con sâu róm to ở cây thiên tuế, bèn lấy ghế cho Cháu ngồi và dỗ : Để Ông lấy cái kéo cắt sâu cho Cháu xem nhé. Tất nhiên Cháu vẫn khóc. Vào nhà lấy kéo, đang ra thì con về. Con dừng xe cạnh chỗ Cháu đang khóc và có vẻ bực mình, con bế Cháu lên và nói chẳng với ai, nhưng rõ chữ, đúng từ : Khóc lâu lắm rồi hả. Tai Bố nghễnh ngãng nhưng đủ nghe cũng rõ chữ, đúng từ. Chẳng nói thêm gì nữa, Con vào nhà lấy cái bảo hộ, lên xe, buộc Cháu vào lưng Con và đi ra ngoài cổng, vẫn chẳng nói gì, với ai?. Bố đứng sững lại và sụp, suy sụp từ từ. Không đo, không biết huyết áp có cao lên? Bố dở nhỉ? Ông không đúng, tốt, giỏi nhỉ? Có sao đâu, là tự Bố mà, tự Bố đấy, tự Bố.
1.3 :
BÁC LẤY BÓN CHO CHÁU ĐI, MUỘN RỒI :
Các con đi làm và Cháu đi học. Nhà mình chỉnh lại giờ ăn chiều. Bố và Bác giúp việc, cùng với em Quang xem ti vi chờ Con tắm cho Cháu xong để cùng ăn. Con mở cửa phòng đưa Cháu ra, đặt lên ghế ăn, Con lấy cơm cho Cháu. Bố nhìn Bác giúp việc, Bác giúp việc ngồi im, Bố bèn nói to, rõ chữ, đúng từ : Bác lấy cơm cho Cháu - em Quang - ăn đi, Bác giúp việc vẫn lặng thinh; Bố bèn hơi gằn giọng : Bác lấy bón cho Cháu đi, muộn rồi. Trong vài phút ấy Con vẫn chăm chú cho Cháu ăn. Bác và Bố không nói với nhau điều gì. Nhưng cả Bác và Bố dở nhỉ? Ông, Bà không đúng, tốt, giỏi nhỉ. Linh tinh, lang tang thế đấy Con ạ. Già rồi, cả nghĩ mà.
1.4 :
Hôm 25/7/2016. Đi làm về, Con đứng ở cửa phòng và hỏi to : Bác ơi, ai vào phòng Cháu đấy. Bố giật mình. Phòng các Con vốn không khóa, hàng ngày Bác giúp việc vào ra để dọn quần áo các Con thay ra, dọn dẹp đồ trong phòng, mang quần áo đã giặt sạch, phơi khô cất vào. Khi Cháu ở đây Bố thường xuyên ra vào lấy, cất đồ chơi, cũng có dẹp dọn giúp Con. Còn hôm 25 thì vì Cháu về ngoại nên Bố chỉ đứng ở cửa với tay lấy hai chiếc cốc các Con mang nước chè vào uống, để đó đã vài ngày cốc bị vàng sậm và có mùi. Hôm đó Bố có trả lời Con là có vào lấy hai cái cốc, Bác cũng trả lời Con là lấy và cất quần áo cho các Con. Nói tóm lại, ở nhà chỉ có Bố và Bác giúp việc, nên việc con hỏi khiến Bố và Bác không khỏi bàng hoàng. Sáng hôm sau Bố và Bác cùng bàn về việc này với cùng câu hỏi : Tại sao Con hỏi vậy.
Vô tư ư! Vô tư à! Vô tư là rất tốt. Đã có vài lần Bố nói với chồng Con loại hành động tương tự và khuyên các Con nên chú ý hơn, chồng Con cũng giải thích là Con vô tư. Bố không hiểu vô tư thế có gọi là vô tình, vô tâm hay không. Nhưng những vô tư vậy thực sự đã làm người thân bị phiền lòng, thậm chí cảm thấy đau lòng vì bị xúc phạm. Vô tư à, Con và chồng Con đều nói thế, nhưng Cô con nói đúng, vẫn nên, rất nên lau mặt cho Em đôi, ba, vài, nhiều, rất nhiều lần bằng khăn có thể là nước nóng, cắt cho Em móng tay, lấy dáy tai ... những lúc Con có thể. Vẫn biết, Con và chồng Con sẽ nói, có Bác giúp việc rồi, Con nhỉ. Nhưng, lại nhưng, Em sẽ thích lắm và gần Con hơn, dẫu Em không nói được, Bố còn thích hơn Em, càng thương quý Con hơn. Vẫn biết, muốn! nhưng? Già rồi, cả nghĩ ư? Vô tư, cứ vô tư đi, nhưng phải có ý Con à, có ý để sống hòa đồng với mọi người, có ý để chan hòa cùng người thân , để khi có tuổi hoặc về già khỏi hối tiếc đã vô tâm thế, thậm chí vô nghĩa thế cùng người thân. Vô tư quá thì có thể vô ý, vô tình, vô tâm, vô nghĩa. Có ý, có tứ để có tình, có tâm, có nghĩa thế thôi Con à, không có thắng thua, mạnh yếu, cái tôi cái ta gì ở đây cả, chỉ không và có mà thôi.
LINH TINH, LANG TANG CHO CON MÌNH, CHO CON MÌNH EM Ạ.
CHO CON HAI : VỚI CHỒNG.
Con bàn và thúc giục Chồng con chuyện san đất vườn nhà, chuyện quy hoạch để bán nhà cho thuận (Bố xin lỗi - Bố không nghe được, nhưng cảm thấy vậy, cái cảm của người đã 63 tuổi thường đúng, cái cảm của người có các Con và Cháu nội rồi, cái cảm vì nhìn bằng mắt mình, Bố thấy, đi làm chiều về, Con ra ngay vườn nhìn ngắm và bàn với chồng con. Nếu cảm này không đúng! Xin lỗi Con.). Đúng là "đúng đúng, tốt tốt, giỏi giỏi" Con nhỉ! Con trai Con nói thế.
Vậy đấy. Về việc này, đúng pháp lý Bố bàn : Mẹ Chồng con không may, rất thiệt thòi, bị mất sớm, không còn nữa để giúp Con khi sinh nở, khi chăm Cháu hàng ngày, hàng giờ, nói rủ rỉ cùng Con chuyện hơn, lẽ thiệt, thế cũng là rất thiệt thòi cho Con nữa. Bố biết điều đó. Nhưng Bố cũng biết thế này :
Theo luật các Con được thừa kế 1/4 tài sản chung. Bố và Mẹ, mỗi người có 1/2 tài sản, Mẹ cho các Con và Em, tạm gọi là mỗi phần là 1/2, tạm gọi vì Em bị bại não bẩm sinh nên có thể có thỏa thuận khác Con ạ. Các Con sẽ được nhận thừa kế khi tài sản đó được bán đi hoặc có thỏa thuận khác, sẽ chưa được nhận khi Bố và Em (cả các Con nữa, như đang này) đang sống ở đó. Bố và các Con (đại diện là Chồng con) đang đồng sở hữu tài sản này, vì Em không đủ năng lực pháp lý, và như vậy hiển nhiên rằng Bố đang đại diện 3/4 tài sản.(Điều này Bố đã trao đổi cùng các Con rồi, viết ra đây để viết những điều sau).
Nói về điều này để làm gì? Được gì? Để này Con à. Bố băn khoăn là, khi Con góp ý cho Chồng con về việc san lấp mặt bằng, việc thực hiện các biện pháp để bán nhanh nhà, con có góp ý với Chồng con rằng : Nhớ phải hỏi Bố trước khi làm, nhớ đấy, phải hỏi Bố trước khi làm! Có? không?.
Pháp lý là vậy, còn tình lý, thế này. Con là người Việt nam, là con dâu của Bố, chắc Con biết câu này : Dù mạnh đến mấy, ngoại cũng không được lấn át nội. Các Cụ hơi sâu xa nhỉ? Cách đối sử của ngoại và nội, của vợ và chồng, của dâu và cha. Nhân chuyện này Bố kể chuyện trên mạng : Sau cuộc nói chuyện, Tổng thống Obama hỏi vợ: "Tại sao ông ta lại thích thú khi nói chuyện với em như vậy?". Bà Michelle trả lời rằng trong những năm niên thiếu, ông chủ nhà hàng đã yêu bà một cách say đắm. Tổng thống Obama lại hỏi: "Nếu em kết hôn với anh ấy thì bây giờ em đã là bà chủ của nhà hàng tuyệt vời này". Bà Michelle trả lời: "Không, nếu em kết hôn với anh ấy, anh ấy bây giờ có thể là Tổng thống". Thế đấy, tạo ra Tổng thống, không đứng ngang và sẽ chẳng bao giờ đứng trước. Còn Việt nam thì : Phía sau người đàn ông thành đạt, bao giờ cũng có một bóng hồng. Phía sau chứ không phải ngang hàng và càng chẳng bao giờ phía trước. Không ngang, chẳng trước, chỉ sau thôi, chỉ sau để tạọ ra thành đạt, tạo ra Tổng thống.
Cả pháp lý và tình lý là vậy, Con à.
CHO CON BA : VỚI CON.
3.1 :
Bố nghe nói (Con biết vậy thôi nhỉ). Con nói với Cháu của Bác giúp việc (Con của em Trai Bác ấy), đại loại rằng : Không được/không nên (Bố không khẳng định) gọi/rủ Bác về nhà vào ngày nghỉ, vì rằng... vì rằng.. . Bằng vào kinh nghiệm sống của Bố thì không thể/ không nên nói với Nó. Vì rằng lời nói đó, dù có thân thiện hoặc nghiêm túc đến mấy, đều không có tác dụng như kỳ vọng, mà chắc chắn hậu quả sau là có : Mang lại nhiều lời bàn tán về Con, về gia đình nhà chủ của họ hàng hoặc những người khác ở quê hương của Bác giúp việc, nếu Cháu của Bác lắm lời, còn dù kiệm lời và thấu hiểu thì cũng đã có một ấn tượng không đẹp trong lòng của Cháu nó, là chị của con theo tuổi tác. Vả ai chả thế! đi làm gần chỗ Bác mình giúp việc, nhân ngày nghỉ lễ dài, đều hỏi : Bác có về Cháu đón, ngoan và quan tâm tới Bác mình đấy, ai cũng vậy, bằng thật! Con có vậy? Bố cho Con này, mọi hành động của con người đều được đánh giá bằng năng lực pháp lý và năng lực hành vi. Em trai Chồng con vì không đủ/không có năng lực hành vi nên không có/không được cấu thành năng lực pháp lý. Nhưng cũng có những hành động không đủ/ không có năng lực pháp lý nên hành động đó dù thừa năng lực hành vi vẫn được/bị coi là vi phạm. Cho Con đấy. Lại nữa, vẫn trong những ngày này, vì Bà ngoại sang chơi nên Con mới nói với Cháu của Bác giúp việc vậy, và vì ở chơi/chứng kiến nên Bà ngoại bảo : Con khổ quá! còn Con nói : Nhìn như vậy thì ai nuốt (ăn) nổi! (là Bố nhai cơm bón cho em Quang thay Bác giúp việc nên Bà nhìn thấy, và bốn năm nay Con đã nhìn vào). Đúng, đúng. Con khổ quá!. Đúng, đúng. Bà ngoại nhìn thế không nuốt nổi ! Bố không tự nhìn thấy mình? Vậy đó! Cho Con này : Thế thì Bố nghĩ gì? Bố nhìn thấy gì? Trong 26 năm qua Bố, Mẹ, Bác và chồng Con trông nom Em. Con chưa trông Em việc gì, ngày nào, Con nói ra rồi, Bố đã nghe, Con nghĩ gì thì rõ ràng là Bố không biết.
3.2 :
Đi chơi cùng bạn ở Điện Biên về, Bố nghe Bác giúp việc loáng thoáng (Con vẫn biết vậy nhỉ). Con nói với Bác giúp việc, khi có điều không thống nhất giữa hai vợ chồng, rằng Con không "sợ" Chồng con. Bằng vào những năm đã sống của Bố, bằng vào những gì Bố đã có với Mẹ chồng con, bằng vào những điều đã biết, đã hiểu về những người sống xung quanh Bố, bằng vào những điều đã đọc, đã xem, đã nghe về người Việt thì này, Con ạ. Chồng phải biết "sợ" vợ, vợ phải biết "sợ" chồng, "sợ" một vấn đề nào đó, một công việc nào đó mà mình chưa quen, chưa giỏi, "sợ" để có thể điều chỉnh lời nói và hành động của mình cho hạnh phúc chính mình, gia đình mình. Không "sợ" ở trong lòng mỗi người, đã làm thiếu đi khả năng điều chỉnh đó, chỉ thế thôi, chỉ thiếu thôi Con ạ. Không "sợ" được nói ra đã là thách đố, dẫu thách đố gián tiếp, cũng là thách đố ngang hàng ở thái độ người nói, là tuyên bố không điều chỉnh nữa. Nói ví von theo ông Văn Cao là : Không sợ ở trong lòng mỗi người đã là rạn to, không sợ được nói ra lời đã có thể nổ lớn, nếu cả hai cùng nói không sợ thì nổ lớn rồi. Nổ lớn là hết một miền cùng nhau, là phân chia mảnh vụn. Con thử tưởng tượng cùng Bố xem, hai người cùng nói không sợ là nổ, nổ là vỡ. Bố vẫn chỉ nói một câu, câu Bố đã phát biểu trong ngày lễ thành hôn của các Con : Hãy sống tốt với nhau, tốt cùng nhau. Những người sống gần nhau nhất, thường xuyên nhất thì va chạm/cọ sát với nhau nhiều nhất, mạnh nhất, đời là vậy. Cuộc sống của những người sống gần nhau chính là toàn bộ quá trình điều chỉnh này, điều chỉnh thường xuyên để có thể sống tốt với nhau, tốt cùng nhau. Phải biết "sợ", sợ phá vỡ cuộc sống hạnh phúc chính mình, thế thôi.
Ghi thêm : Bình đẳng là nói về địa vị pháp lý, là tạo cơ hội phát triển, là lý luận ở nghị trường.
3.3 :
Bố vẫn nói vui với bạn bè rằng : Khi mời khách dùng cơm với gia đình, gia chủ thường có hai tâm thế khác biệt, chọn (chế biến, nấu) món ăn vừa lòng khách hay theo ý mình thích (thích nấu, thích dùng). Rất ít người làm cả hai, vài món cho khách, vài món mình thích, có nhiều người làm/chọn với từng buổi tiếp cụ thể, buổi này cho khách, buổi này mình thích, phù hợp với khách. Con chọn địa điểm và cách thức tổ chức Sinh nhật lần thứ ba cho Cháu, Cháu còn nhỏ, chưa tự tổ chức sinh nhật, nên tùy vào tâm thế của các Con để chọn, cho khách? cho mình? cho Con mình? cho Gia đình mình? Con nhỉ. Con đã chọn, Con đã làm. Bố đã thấy tâm thế của Con.
3.4 :
Năm trước, Bố trao cho Con quản lý chi tiêu trong gia đình, sau khi Con học xong, là Bố chuyển tiếp cho Con ngọn lửa gia đình Mẹ chồng Con nâng niu gìn giữ :
"Bếp vẫn đỏ
dẫu củi Em không nữa,
Bởi than nồng
Em để lại cho anh."
"Hương vẫn đỏ, tim đèn vẫn lửa"
ngọn lửa trong sâu thẳm con người. Nhưng có vẻ như, Con không thích/chưa cần các ngọn lửa này. Bởi các Con đi ăn ở ngoài dần dần theo thời gian nhiều hơn, Con giao phó cho Bác giúp việc nhiều hơn, ít để tâm đến :
"Cùng cần nhau ở bữa cơm cơ mà!"
Bởi vậy mà Bố nghĩ. Nếu có riêng một gia đình (theo nghĩa chỉ vợ, chồng Con và Cháu), biết đâu Con thấy thích/cần Con nhỉ. Cái ý nghĩ ấy bám theo Bố, dần hiện thực nên một quyết tâm/quyết định., vì Bố cứ nghĩ rằng sự "cần nhau ở bữa cơm" là một phần không nhỏ của cái : "Không ngang, chẳng trước, chỉ sau thôi, chỉ sau để tạọ ra thành đạt, tạo ra Tổng thống." Bố đã bàn ở trên. Nhưng Bố cũng đã nghĩ nhiều Con ạ, Bố đã/cũng nghĩ rằng : Khi người thành đạt là Con. Bởi vậy, Bố đã/vẫn/sẽ nói các Con : Sống tốt với nhau. Đủ để viên mãn, dù ai thành đạt.
Vài linh tinh vặt khác:
Ở FB chỉ nên nói những điều ở xa mình, những cảm xúc, cảm thán gián tiếp, ngoài mình.
Bác giúp việc nói vui rằng, tính con "bọ xít", gặp việc là sồn sồn lên ngay. "Thẳng ruột ngựa" là tốt, rất tốt, tốt lắm chỉ sau khi hiểu rằng : Phần lớn nhất của dẫn chất thẩm thấu vào cơ thể dành cho bản thân mình tư duy và phát triển thể lực, phần nhỏ dư thừa mới đi qua cái "thẳng" ấy. Tính đàn ông là rất tốt, rất quý. Đàn ông trong cách suy nghĩ khúc triết, trung thực và vài đáng quý khác của đàn ông. Con là phụ nữ, nên chắc chắn "tính đàn ông" phải được biểu hiện ra từ phụ nữ, là phụ nữ, nếu khác đi thì không phải là Con : Phụ nữ. Con đi xe máy, từ trong nhà ra, húc thẳng vào cổng để mở, tiếng va chạm vào cổng, tiếng xích sắt tuột ra và .. và tiếng hàng xóm thì thầm (Bố tưởng tượng thôi). Bà ngoại ra chơi, Bố mua hai con ngan của bạn nuôi dông dài trong nhà. Bố nói với Con (hỏi khéo đấy) Bố mua hai con ngan, lúc nào Con thịt. Con không ăn ngan!. Bố nghĩ có Bà ngoại nên đổi món (là Bố thích ăn ngan đấy). Con không ăn! Bố gọi cho Chú bắt ngan ăn, nếu Chú không ăn hoặc không ăn hết, Bố sẽ nói Bác giúp việc đem ra chợ bán lại, dù lỗ - Bố nói với Bác vậy. Chú đồng ý ăn cả hai con ngan, Bố may nhỉ? Không lỗ! Không lỗ đau (đau) Con ạ! Lãi đấy, lãi lắm, cho những/mọi về sau. Thế mới biết. Là đàn ông, đã thành Ông nội của Cháu, Bố vẫn chưa "thẳng", chưa "đàn ông" lắm nhỉ! Một so sánh nhỏ. Con chắc xem video chị Ngân (Chủ tịch Quốc hội) cho cá ăn cùng OBaMa. Hình ảnh Chị bốc nắm thức ăn to, thả khỏi tay cả nắm, đổ hết xô thức ăn xuống ao, để cái xô dưới bụi cây, mọi người trên mạng bàn nhiều. Bố thì bàn, Chị là một người phụ nữ thiếu tế nhị, vậy thôi. Hình ảnh con đi xe máy từ trong nhà ra, chiếc cổng Bố lắp từ năm 1992 chắc khó cự. Với Con, Bố nói là phản cảm. Thiếu tế nhị = phản cảm mà Con.
Khéo léo với cấp trên là việc đúng, tốt. Khéo léo quá thì có thể quá mù ra mưa, thậm chí hèn, nhất là trong thời đại ngày nay.
Thiên chức lớn nhất của Con là giữ lửa gia đình (chắc Con quá nhàm với điều này rồi). Không thực hiện thiên chức đó cũng chẳng sao, chỉ chắc chắn rằng, dù làm được những điều lớn lao vẫn thấy cuộc sống không đầy đủ/viên mãn (điều này thì Bố nghĩ).
Tài sản duy nhất thực sự của con người là những đứa con. Các tài sản khác có thì tuyệt vời, có càng nhiều càng tuyệt vời. Con nhỉ.
Hôm nọ, Bố và Chồng con nói với nhau, Bố nói : Theo Bố thì các con đang tiêu hoang, Chồng con khẳng định : Không hoang. Bố nói : Thôi không nói nữa, hai thế hệ khác nhau, đã không cùng hiểu như nhau về một vấn đề rồi, Bố không nói nữa và không nghĩ nữa về việc này. Khác nhau tốt nhất là không bàn. Hãy kiến tạo gia đình chứ đừng chỉ đạo hình thành gia đình. Kiến tạo chứ đừng chỉ đạo, Con hiểu Bố nha.
Cuộc đời Bố có gió táp, có mưa sa. Sáu tuổi đã mang bệnh không chữa được, bệnh Phù thận nhiễm mỡ, nhiều lần phù to như con bò vì ăn vụng muối (Con là Thạc sỹ Y học - Con rành bệnh này), một lần đã ra nhà xác, được Bà nội chồng con cứu vào theo đúng nghĩa đen của từ, thời gian đi học và nghỉ học tỉ lệ khoảng 7 và 3 khi học phổ thông, học và chữa bệnh, chữa bệnh và học, Bố không biết môn thể thao nào, không thành thạo được loại hình văn nghệ nào ngoài việc viết kịch, viết thơ cho lớp hoặc sau này cho đồng đội diễn, đồng đội đọc, giỏi lắm thì được trong dàn tốp ca hay diễn vai trí tuệ ở vở kịch nói mà thôi. Thành thanh niên, không đủ sức khỏe đi học nước ngoài (giải thích chút, Bố là học sinh giỏi toán miền Bắc khi đó), hiển nhiên rồi , đi bộ đội, sức khỏe có đâu mà thực hành, mà mang vác cuộc đời quân ngũ, mà phấn đấu đi lên. Mang tiếng thiếu ý chí phấn đấu, phục viên về địa phương không chế độ gì. Thi tự do vào Đại học Cơ điện, học dài hạn, tự làm nuôi sống mình dù mộc, dù nhận xây thuê toilet hay nhà riêng. Ra làm việc tự thấy có đủ tri thức đáp ứng, cũng đã học thêm hai nghành đại học, một lấy bằng, một không lấy nữa, cũng từng có vài cơ hội được quy hoạch nhưng ít lươn lẹo và thiếu tàn nhẫn nên chỉ đủ nuôi gia đình. Cuộc đời cũng dính vài ba trận bão hoặc sóng thần. Năm 1996 đã Tai biến mạch não, liệt nửa người, hai năm sau mới đi làm lại được. Năm 2006 Mẹ chồng con mất, hoảng loạn và đau đớn. Những năm tiếp theo, nào là Chồng con sai lầm, đánh nhau và bị tạm giam sáu tháng liền, Bố ngủ cùng Em, thiếu vắng anh lớn mạnh khỏe trong nhà, chỉ Bố và Em trong căn nhà, đêm lặng và dài thêm, cũng hoảng loạn, cũng đớn đau, lặng câm trong đời sống nội tâm, Con à. Rồi lại tai biến nửa người tiếp nữa 2010, tiền tiêu nhiều trăm và thời gian trôi rồi cũng ổn định ở bậc, mức sống thấp hơn. Rồi có Con (2012), Con vừa đi học cao học hơi xa nhà (Hà nội) vừa sinh Cháu, rồi Chồng con thất nghiệp đôi năm, lại những tháng năm của "nửa", những "nửa". Các nửa này, Con đã là thành viên, Con thấy đấy, tiền tiêu cũng nhiều và sức khỏe lại trôi theo thời gian, đã tiêu và đã trôi. Để nay, Cháu khỏe mạnh đang lớn khôn lên, các Con có việc làm, thu nhập ổn định lại, Bố đã cảm thấy "cả", không nửa nữa, đang cả.
Những việc linh tinh khác, hàng ngày, cảm xúc không lớn, không kể ra cụ thể làm gì, để chung vào đây; Bác giúp việc hỏi/Bố đáp :
- Sao Cháu (Con đấy) làm/tiêu như thế nhỉ?
- Em bây giờ không nhìn, không nghe, không nghĩ nữa Bác à.
- Tôi xấu tính nên vẫn nhìn, vẫn nghe.
- Bác ạ. Tai Em hỏng nhưng vẫn nghe được, mắt Em thì rất tinh, đến giờ vẫn ít đeo kính để đọc, Em lại thuộc loại nghĩ nhiều. Nhưng phải tập Bác ạ. Các cụ bảo, người già điếc và gầy là tốt,. Em hiểu rồi.
- Nhưng Cháu làm các việc lạ thật, tiêu phí thật. Ít nghĩ cho Bố và Em.
- Cái Bác này. Cháu nó làm nuôi mình và Con mình (Em nó) mà mình để ý nó tiêu và thậm chí còn phán xét nó sao.
- Nhưng Chú có lương hưu. Theo tôi biết thì lương đi làm của Cháu còn ít hơn lương hưu của Chú kia mà. Hồi Chú còn đi làm, Chú nuôi cả hai Cháu và Cháu nội mà Chú có dám làm/tiêu như thế đâu.
- Mỗi thời mỗi khác mà Bác! Lương Cháu Lê thấp, nhưng Chồng cháu cao.
- Thời nào cũng thế, tiêu dưới mức mình kiếm được là đúng. Mà Chú nói lương Cháu Dương cao, tôi mới nói. Mấy năm trước, chú không chỉ lo cho các cháu trong sinh hoạt hàng ngày, cho thêm các Cháu để tiêu vặt bên ngoài, còn cho cháu Dương xin việc gần hai trăm triệu, trả nợ vay lãi cho cháu Lê hàng hai trăm triệu nữa.
- Bố, mẹ nào chả thế hả Bác. Bây giờ thì Em không có nữa rồi, các Cháu tự lo thôi.
- Thế tôi mới nói. Các Cháu tiêu hoang, không lo sẵn lúc thất bát hoặc cho sau này, không biết sẽ ra sao?
- Em kể Bác nghe chuyện này. Hôm nọ tào lao cùng bạn, em mới nói rằng. Giả sử Con dâu mình nói với bạn bè, đồng nghiệp của Cháu như sau :
"Số mình rất vất vả, lấy chồng, không còn Mẹ chồng để giúp lúc con nhỏ, ốm đau. Bố chồng thì bệnh tật, sức khỏe yếu, không làm giúp được việc gì. Em chồng thì bại não bẩm sinh nằm một chỗ, phải chăm sóc, phục vụ toàn bộ sinh hoạt hàng ngày."
- Thế bạn chú nói sao.
- Nhao nhao lên, đủ lời, đủ chuyện. Em thì thủng thẳng. Cháu nó nói đúng hết, chẳng sai tẹo nào, cả ba là thật, đều thật, rất thật. Nếu muốn sửa chữa, có thể sửa chữa được hai nỗi khổ, ở riêng ra, cho Cháu đỡ khổ. Mình yếu mình sống yếu. Con mình đẻ ra, không trưởng thành được mình nuôi. Chỉ Mẹ chồng chết rồi, không sửa được. Cũng là được 2/3, thế cũng đúng đúng, tốt tốt. giỏi giỏi.
Bố viết gì vậy? Lời thừa, lời thiếu, Con à, Bố ngoài tuổi "lục thập Nhi nhĩ thuận" - sáu mươi tuổi con người nghe hiểu thấu ngay mọi lẽ rồi. Tai đã thuận với mọi lời nghe được, nghe không rồi, nhìn hiểu được những điều có nói, không nói rồi. Viết như giả dụ trên đã có thể thừa, cũng có thể thiếu, như thiếu này chẳng hạn " Lại còn sức khỏe của Chồng mình nữa, bị ... bởi gia đình đã không quan tâm điều trị sớm.". Lại thừa, lại thiếu, phải không Con.
Đoạn cuối đây, cuộc đời Bố mang, vẫn có táp có sa, miếng cơm, manh áo đang hiển hiện, vẫn hiển hiện. Chỉ có bằng vào kinh nghiệm và tri thức sống để tiếp tục đi qua, chỉ kinh nghiệm và tri thức sống cho mình và có thể để lại cho các Con, cho Cháu. Cho gì ư, chỉ những dòng này. Bố có gì ư? còn gì ư? chỉ những dòng này? Cho hết sớm đi để không băn khoăn, hối hận, để người nhận - nếu nhận - có cơ dùng vài chục năm sau. Bố khôn, Con nhỉ! Đúng đúng, tốt tốt, giỏi giỏi, Cháu khen đấy, thật là, thằng Cháu khỏe, liến láu, có vẻ thông minh, Bố rất vui, nên gọi là "cả", đang "cả".
Nếu cần nói lời cảm ơn cuộc đời, không ngượng ngùng, không dối trá. Bố nói : Cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã cho Bố được làm việc dẫu ốm đau, bệnh tật để nuôi mình và phụ giúp gia đình, có cả gia đình Con nữa đấy, trong suốt mấy chục năm vừa qua.
Vẫn biết cuộc đời sẽ cho Con tất cả. Vẫn biết Con sẽ đi qua suốt cuộc đời Con bằng vào suy nghĩ, và hành động sống chỉ của Con thôi. Niềm tin, lòng tin, của tin có trong mỗi cá nhân người, nên vẫn có thể cho, vẫn trích, vẫn học Nguyễn Du, vẫn dông dài thế, dẫu chẳng mua vui, vẫn thực vậy, lại còn cho Con nữa, dẫu Con có thích? dẫu Con không? Câu chuyện nào cũng có điều để đọc, để học, các câu chuyện không có gì đặc biệt, thường gây sững sờ khi nhận ra chân tướng cốt yếu của câu chuyện. Chuyện này cũng vậy, Bố tin. Linh tinh vậy cho Con, lan man vậy cho Con. Bố thực sự quan tâm đến hai Con như nhau vì các Con là một, Lê như Dương, em Quang con thì không bàn ở đây, Bố nghĩ vậy, nên viết ra đây, cũng tâm thành. Điều tốt đẹp có ở các Con, khuyến khích và ngợi khen cũng tốt, nhưng dễ xáo, điều chưa phù hợp (theo Bố) nói ra được đã là tốt rồi con nhỉ! Đấy là Bố thôi. Thẩm thấu thì nhiều cách, không thẩm thấu cũng là cách, Con nhỉ!
Bản chất của con người là tự mình. Tự mình suy nghĩ, tự mình hành động. Tự mình tất cả. Tự mình.
Bản chất của cuộc sống là tự mình cùng mọi người, giữa mọi người, trong mọi người, với mọi người. Tự mình với Cha, Mẹ, Con, Cháu. Tự mình với người thân, đồng môn, đồng nghiệp... Tự mình giữa mọi người thân, không thân, quen, không quen, biết, không biết, thực và ảo. Cùng/giữa/trong/với.
Lý lẽ của cuộc sống là mọi người nhìn, nghe, nghĩ và có thể nói về/với mình. Lý lẽ của cuộc sống là, một số người đã tự nguyện (tự nguyện) buồn, vui, sướng, khổ cùng với mình, trong số người đó thì đầu tiên là Cha, Mẹ, Con, Cháu trong nhà. Lý lẽ tự nhiên, do vậy mà tự nhìn, nghe, tự nhiên day dứt. À mà này, khi các Con nói với Bố là đến với nhau, Bố nói nhiều chuyện của cuộc sống, nhưng dặn/khuyên rằng : Sống tốt với nhau và thương Em. Bố dặn.
Là người Việt, Bố học OBaMa, trích Kiều :
Của tin còn một chút này
Chẳng cầm cho vững, lại giày cho tan.
Điều trích này dành cho Bố mà thôi, hy vọng rằng Bố đang được tồn tại cùng các Con và Cháu. Tồn tại theo nghĩa ở trên : Tự nguyện buồn, vui, sướng, khổ cùng các Con và Cháu.
Nếu được nói thêm lời cảm ơn, Bố cảm ơn các Con sống tốt với nhau, động viên Bố thanh thản những ngày còn lại cùng Em, dẫu dài, sẽ sống. Cảm ơn các Con, ơn Cháu.Đúng. Cảm ơn Con khi Con gọi điện thoại cho Bố vào thời khắc khi các Con đang bàn chuyện thành hôn, hôm đó đã có trục trặc nhỏ. Thời khắc đó Con đã nghĩ đến Bố và gọi để cầu cứu, đó là sự tin cậy. Cảm ơn con ư! Có, Có cảm ơn vì hôm mới rồi Con chủ động nói chuyện với Bố, dù rằng liên tục hỏi : Bố nghĩ thế nào mà nói với anh Dương như vậy? Bố nói như vậy là một sự đả kích rất lớn? Dù truy hỏi này không phải phép, xét trên phương diện con dâu, bố chồng. Con đã hỏi! Đã tin cậy! Bố cảm ơn Con vì tin cậy.
Bố vẫn câu này, chỉ câu này : Cảm ơn các Con! Ơn Cháu!
------------------------------------------
* Ghi chú :
Bản này Bố sẽ gửi cho Con, vì gửi nên không chắc các link dẫn có hiển thị, vậy cứ kèm theo các bản ghi đó tại đây. Bố cũng kèm theo đây những dòng văn vần Bố viết cho/về Mẹ chồng Con nhé, các bản này chỉ có thể gửi lại Con thôi. Bố chọn cách này để hai Bố Con dễ bình tâm khi tiếp cận, Bố có thể viết thêm, Con có thể không phúc đáp dù bằng lời hay chữ. Thế nhé. Bình tâm là thanh thản.
Bản này Bố giữ nguyên một phần đầu đã ghi chép hoàn chỉnh như một bài trên Blog, sửa làm gì.
------------------------------------------
Viết tiếp 2 : VÔ DUYÊN.
Tối qua (18/7/2016 - Rằm tháng 6, ngày Tân sửu, tháng Ất mùi, năm Bính thân) Bố cùng chồng Con lên nhà chú Minh, cô Lan bàn chuyện gia hạn khoản vay năm ngoái, Cô, Chú đã đồng ý cho vay thêm một năm. Đó là nội dung, còn thực ra Bố đang viết về một thu hoạch quá lớn với Bố, vào tối ấy. Đó là phát hiện : Con có thể trách Bố, Bố không thể trách Con. Một phát hiện tự hiểu của Bố trong quá trình trao đổi với chồng Con về việc nhà. Bằng vào phát hiện này, Bố thấy không thể gửi trực tiếp cho Con bản ghi này nữa. Không thể trách Con. Như vậy, nếu vô duyên đọc được những dòng này, Con không phải nghĩ gì nữa, bởi Bố đã không có duyên để gửi Con rồi. Những dòng này đã chính xác là nhật ký, Bố ghi cho mình để tự ngẫm cuộc đời mà thôi. Nhưng sao gọi Vô duyên? Vì này, sau buổi nói chuyện cùng Bố, Con đã loại trang FB của Bố ra khỏi liên kết bạn bè với trang FB của Con, không còn bạn bè, không đọc của nhau nữa! Có vô duyên không khi chợt đọc thấy điều đã bỏ? Của người đã bỏ? Hữu duyên, thiên lý, năng tương ngộ. Vô duyên, đối diện, bất tương phùng. Đã bất tương phùng : Không đọc của nhau nữa.
----------------------------------------
Viết tiếp 3 : RẤT VÔ DUYÊN.
Đã đầu tháng tám, mùa thu đang lại, đài ta nói rằng : Những ngày nắng nóng cuối cùng của năm 2016 đã hết. Bố cũng nghĩ thế, đang nghĩ thế.
Con chủ động nói chuyện với Bố đã hai tháng rồi nhỉ? Trước khi Con nói chuyện vài ngày, Dương đã nói với Bố : Con cho Cháu nghỉ học trong hè, vì thực ra chẳng học gì, chỉ là thuê trông thôi, vậy mà học phí quá cao (3 triệu/tháng), Bố trông Cháu hộ Con. Với lại Con nói với vợ Con rồi, không đi ô tô đi làm hàng ngày nữa, tiết kiệm. Bố bảo, tùy các Con. Trong hơn hai tháng ấy đã diễn ra những gì Con nhỉ? Tóm tắt nhé.
- Về chuyện trò giữa hai Bố Con : Con chưa có câu nói thứ hai, chỉ một loại câu hỏi : Hôm nay Bố có đi Ô tô không (tất nhiên để Con đi) Và tuần này (8-14)/8 thì : Tuần này Bố có đi ô tô không. Bố chưa nghe được câu nào khác, kể cả hôm Con và chồng Con đi Con Cuông thăm Ông, Bà, thăm cháu một tuần về (Dương chỉ đi hai ngày cuối tuần rồi cùng về), chưa nghe thấy Con nói câu nào khác với Bố. Cả này nữa, tối qua, lúc ngồi ăn cơm, có ba Bố Con (Bác đang bón cho Em). Bố và Dương nói chuyện đi khám bệnh của Bố, Bố có diễn giải chắc khó chẩn ra bệnh, vì rằng, vì rằng, vì rằng ... đợi khi nào cơn đau ngực trái dày lên và đau hơn thì khám ở Hà nội, Bố có hỏi : Phải như vậy không Con. Con trả lời : Con không biết! Bố lại nhầm Con nhỉ, hỏi Con dâu, Thạc sỹ y khoa một câu vô duyên, Con có ý định biết điều này đâu? mà Bố hỏi, vô duyên quá. Còn vô duyên hơn nữa, khi Bố tự nghĩ ngợi về việc : Con luộc móng giò bằng nồi áp suất hơi muộn, nên xếp ra mâm đã gần cuối bữa ăn, Con nói chuyện rất vui với chồng Con về mềm, cứng, ngon, không ngon. Ăn xong Bố đứng dậy. Dương hỏi : Bố không ăn chân giò à, Bố nói : Bố ăn bì lợn Bác xin khi mua thịt rồi. Con không nói gì. Bác và Bố ở nhà nói chuyện với nhau về việc Con đã không nói gì như vậy, rõ vô duyên, hai người già, Con đã không bắt chuyện, không nói chuyện, lại cứ bàn, rõ già, vô duyên.
- Về chuyện Cháu : Các Con gửi Cháu về bên ngoại (Con Cuông) từ ngày 23/6, cũng không cần nói với Bố, hàng ngày Con gọi cuộc gọi video và nói chuyện cùng Cháu. Ở nhà, Bác Vượng lại bàn : Cháu (Con đấy) chưa lần nào đưa điện thoại cho Ông nói với Cháu, hoặc bảo là : Con ơi, nói với Ông nhé, chúc Ông khỏe đi con. Bác và Bố vô duyên quá đi thôi, cứ vơ vào, tìm cách vơ vào. Nhưng này, nghĩ trước thế này có vơ vào không Con nhỉ : Sẽ lại có lần Con chủ động nói chuyện với Bố, chuyện khó khăn gì đó nơi Con chẳng hạn. Có vơ vào? không vơ vào? Bố sẽ vơ vào vì Con sẽ nói, rất vô duyên.
---------------------------------------------
** GHI THEO NGÀY.
... &; Ngày 30/8/2016. Chính xác là lúc 14 giờ 40 phút. Cháu đã về nhà được vài ngày sau khi chơi ở bên ngoại. Hôm qua Cháu sốt. Con cho Cháu đi khám, hỏi Con, Bố biết Cháu bị viêm họng. Sáng nay đi làm Con không dặn gì. Khi Dương đi làm, dặn Bố, thỉnh thoảng Ông đo nhiệt độ cho Cháu, nếu thấy sốt, cho Cháu uống thuốc. Khoảng một giờ sau Dương đi, Bác Vượng có nói với Bố : Cháu (Con đấy) dặn chú, một tiếng đo nhiệt độ cho Cháu một lần và gọi điện báo cho cháu biết. Bố làm theo đo, nhưng không gọi điện cho Con (Như vậy là Bác đã nói với Bố lời Con đã dặn nhé). Con gọi về hỏi hai lần, Bố trả lời lần một : Lúc hơn 8 giờ, 38 độ, lúc hơn 9 giờ, 37 độ 7. Lần hai : Lúc hơn 10 giờ 37 độ 2. Khi đo lúc hơn 11 giờ Con chưa hỏi. Nhưng có việc này : Con có dặn Bác buổi trưa cho Cháu ngủ một mình ở giường các Con, nhưng trưa nay Cháu không chịu cứ khóc đòi ngủ cùng Ông, ở giường Ông. Do Cháu khóc và đang sốt, nên Ông cho Cháu vào ngủ cùng, cũng sai, Con nhỉ. Ông ngủ trưa 45 phút thì dậy và ngồi ở máy tính phòng ngoài trông Cháu, vì Cháu hay thức giấc giữa chừng và sẽ gọi Ông. Cháu thức gọi Ông và Ông đã cho Cháu ngủ lại thì khoảng hơn 14 giờ Con về. Bố không để ý, nhưng một lúc sau thì nghe Con quát Cháu rất to ở phòng của Con. Cháu còn có thể ngủ đến 15 giờ? Con đón Cháu sang làm gì khi Cháu đang ngủ rất ngon? Con quát Cháu điều gì để Cháu khóc rất to? Bố không biết gì đâu, vì khi nghe thấy tiếng Con quát Cháu, Bố đã đi nhanh ra ngoài vườn để không nghe, không nghĩ. Khi ngang qua phòng chung thấy em Quang đã thức giấc (mọi khi thì đang ngủ), bác Vượng ngủ cùng Em gượng dậy nhìn Bố, chỉ nhìn, không nói gì. Ông đúng, giỏi, tốt, Cháu nhỉ? Đã kịp thời không nghe để không nghĩ. Người già mà Con, Con thông cảm nhé! Chỉ trốn thôi, chỉ biết chạy trốn thôi, trốn không nghe. Sáng mai chắc hết ngày nay Con nhỉ.
... &; Ngày 02/9/2016.
Ngày lễ trọng. Con cho Cháu đi ăn sáng, đi chơi và mua quà cho Cháu. Cháu về, rất vui, ô tô chở hàng to, rộng, trên thùng có 05 chiếc ô tô con. Cháu chơi và chợt khóc, vì không lắp lại được đồ chơi sau khi đã tháo tung nó ra. Trẻ Con là vậy, thường khi rất vui thì hay quá vui nên lỡ một việc/điều gì đó và khóc. Ông vào dỗ, Cháu chưa nín thì Con vào. Sau một, hai câu hỏi han, Con quát Cháu, Cháu khóc to hơn và hờn dỗi đến giờ ăn cơm. Con cho Cháu ăn, Cháu có vẻ chưa hết hờn. Con quát Cháu bắt đứng quay mặt vào tường, Cháu vẫn thỉnh thoảng khóc hờn, Con tiếp tục quát và Cháu nôn. Cháu thường nôn khi Con thường quát Cháu kéo dài như vậy. Ông không nói gì. Nhưng thực lòng Ông khó nghe được tiếng quát lanh lảnh, đanh đanh của Con. Ông thấy như bị cứa vào lòng bởi những tiếng khóc hờn của Cháu, Ông không thuộc típ nghe chịu tiếng Con/Cháu kiểu đó nên phải ngồi viết này. Mất công Con mua tôm ngon, đắt tiền cho Cháu, phí công Cháu ăn sáng ngon (Ông nghĩ vậy), nôn không tốt cho cơ thể Cháu và có thể thành thói quen nôn, rồi ra thành tật/bệnh. Bố đã lan man, hay tổ tiên sai : Trời đánh tránh bữa ăn. Hay Bố đã đau thái quá khi nhìn/nghe thấy "trời" đánh đúng bữa ăn của Cháu, Bố và thế hệ Bố đã sai cùng các Cụ à???. Lại lan man nữa, không biết thệ hệ Con có nghe/đọc được câu ấy không???.
... &; Ngày 19/9/2016 (19/8 AL).
Cùng là nhớ, là thương
Ngày mai giỗ Mẹ nó.
Tôi xin báo tin này,
Cháu gần ba tuổi rưỡi,
Vào Đảng rồi Con dâu.
Đã mười lần rồi đấy!
Tôi ngứa miệng vẫn nói.
Có thể sai tất cả,
Chỉ là đừng chết thôi.
Nhưng mà Mẹ nó nhỉ.
Sống mà ghi nhật ký,
Những nghe và nhìn thấy,
Về Con, thế là sao?
Thảo nào tổ tiên nói
Già nên gầy và điếc
Với Tôi, thêm thế này,
Nhìn không rõ, cũng hay.
Gặp Mẹ nó, gần thêm.
Biết rất rõ điều đó!
Nhưng mà Tôi đang sống,
Nên vẫn nghĩ, buồn, vui.
Thế nhé! Mẹ nó ạ.
Cùng là nhớ! là thương!
Là thân nhân Tôi cả,
Mẹ nó với Cháu, Con!
---------------------------------------------------
Đăng Thứ ba, giờ Mùi, ngày Ất Tỵ, tháng Đinh Dậu, năm Bính Thân.
----------------------------------------------------
Các bản ghi khác hoặc link đã dẫn, gộp vào đây, cho dễ đọc :
Bài thơ : Đối khúc.
Khi em khổ
Em buồn hay ốm
Anh đừng ở bên em
Cuộc đời, năm tháng đã dạy em
Và em đã quen
Chịu khổ một mình.
Như con thú bị thương
Náu trong hang kín
Một mình liếm vết đau,
Em tự giam sau bốn bức tường
Và em nhóm hồng tất cả các lò
Của sức sống bản thân em.
Khi đó
Các chất độc ngấm vào máu em
Tiếng rên rỉ rỉ rền
Mà môi em ngăn lại
Những giọt lệ mắt em không để chảy
Đều lọc thấu tim em
Hoà những giọt trong
Gieo thành những lời chưa từng nói
Em nói cùng anh.
Anh hãy lắng tai, rồi sẽ nghe thấy cả
Dù anh ở đâu
Khi em khổ
Em buồn hay ốm
Anh đừng ở bên em
Em không muốn trên vai anh
Trút gánh.
Em không muốn bóng tôi phủ mình em
Làm gợn trán anh
Em không muốn nụ cười héo hắt của em
Làm tắt
Niềm vui rạng rỡ dưới mi anh
Em không muốn thấy anh cũng gục
Dưới thành em
Em không muốn
Em đã quen
Chịu khổ một mình
Nhưng thật khó cho em phải gánh
- không có anh - cái đẹp, niềm vui.
Những lúc đó, hãy ở bên em, anh nhé
Để em có thể rót niềm vui
Từ tim em sang tim anh
Tràn đầy giếng mắt em
Phản chiếu trong cái nhìn của anh trong trẻo;
và để cho câu hát cất lên từ môi em
Đậu xuống môi anh.
Ngày cuối của tháng giêng 2016. Năm Bính Thân, tháng Canh Dần, ngày Kỷ Sửu.
Thứ Tư, ngày 18 tháng 3 năm 2015
18/3.
Ngày 18/3, sau những náo nức, rạo rực của ngày 08/3 là bình tâm lắng lại, một bình tâm thế này.
Một lần bạn gửi cho đoạn thơ trong bài thơ Người đàn bà thứ hai của Phan Thị Vĩnh Hà, dưới hình thức một commens trong blog của mình. Mình xin chép, pết tại đây cả bài thơ như sau :
Người Đàn Bà Thứ Hai
Mẹ đừng buồn khi anh ấy yêu con
Bởi trước con anh ấy là của mẹ
Anh ấy có thể yêu con một thời trai trẻ
Nhưng suốt đời anh yêu mẹ, mẹ ơi!
Mẹ đã sinh ra anh ấy trên đời
Hình bóng mẹ lồng vào tim anh ấy
Dẫu bây giờ con đuợc yêu thế đấy
Con cũng chỉ là người đàn bà thứ hai…
Mẹ đừng buồn những chiều hôm, những ban mai
Anh ấy có thể nhớ con hơn nhớ mẹ
Nhưng con chỉ là cơn gió nhẹ
Mẹ luôn là bến bờ thương nhớ của đời anh.
Con chỉ là cơn gió mong manh
Những người đàn bà khác có thể thay thế con trong tim anh ấy
Nhưng có một tình yêu âm ỉ cháy
Anh ấy chỉ dành cho mẹ, mẹ ơi!
Anh ấy có thể sống với con suốt cuộc đời
Cũng có thể chia tay trong ngày mai, có thể
Nhưng anh ấy suốt đời yêu mẹ
Dù thế nào, con chỉ là người thứ hai…
Tứ thơ hay, lời thơ dung dị, khiêm nhường khi viết về bản thân. Đọc xong thấy man mác, man mác, mơ hồ gì đó đằng sau câu chữ và tứ thơ, mình suy nghĩ nhiều về sự khiêm nhường rõ khéo trong bài thơ và lờ mờ, lờ mờ ... . Đến một hôm chợt nghĩ về mạch ngầm sâu thẳm sau lời thơ, mạch ngầm dòng chảy cuộc sống của qui luật sống. Mạch ngầm ấy chảy mãi kế tiếp không dừng, chảy mãi muôn đời, muôn thủa. Trong bài thơ, sự kế tiếp ấy trước tiên là người đàn bà sẽ kế tiếp người thứ nhất trong mạch thơ, người đàn bà thứ hai - Tác giả.
Và mình viết lại cho bạn mình :
Muôn thủa yêu
Xin tặng bạn Nguyễn Thuận Hòa (10a) và Phan Thị Vĩnh Hà tác giả bài thơ : Người đàn bà thứ hai.
Nhưng Mẹ ơi? Con thành thứ nhất.
Mẹ đi rồi, mãi mãi xa Con.
Cháu Mẹ, Con của Con lại viết.
Về tình yêu, người thứ nhất, thứ hai.
Cũng có khi, mắt Con ngân ngấn,
Nuốt vào. Con Con không thể thấy.
Viết tận tâm can, thơ đời lúc ấy
Ai đọc lòng mình! Mẹ đã chảy xuôi.
Và cứ thế, đời luôn tiếp nối
Những đàn bà thứ nhất! thứ hai!
Yêu mẹ đầu tiên, muôn thủa mỗi người.
Muôn nữa yêu người, muôn thủa vẫn yêu.
Mình ghi lại suy nghĩ này và lấy tiêu đề của đoạn ghi chép là 18/3, được hiểu theo : Sau mười hôm mồng tám tháng ba cho mọi người, rất muốn dành tặng thêm cho các thanh niên trai, trung niên nam và phụ lão ông. Thế đấy tình yêu ngày 08/3 và 18/3, với người Yêu - Vợ và người Mẹ. Cũng tặng các bạn mình giới nữ, một lời muộn 18/3.
Hãy nghe Ngọc Anh hát Người đàn bà thứ hai, sáng tác nhạc Xuân Phương :
Hãy nghe Ngọc Anh hát Người đàn bà thứ hai, sáng tác nhạc Xuân Phương :
Chủ Nhật, ngày 02 tháng 2 năm 2014
KIẾP NÀO?
Mùa xuân và mới, năm mới, đất trời mới, vận hội mới, tâm tình mới... thử "đổi mới tư duy" không "đi bằng tiền" mà đi bằng tình xem sao, tư duy tình mới thế nào. Đọc Kiều, bình Kiều, giảng Kiều theo lệ là thương thân trách phận cùng Kiều, là mười năm năm lưu lạc, là thấp thỏm canh khuya là ... và là...?
Nhưng này có không? Có cùng thương một thân, trách một phận người cả đời không có nỗi thấp thỏm canh khuya? mười năm năm là phần mấy đời người? vui buồn là gì? có được vui và được buồn với niềm vui và nỗi buồn trong suốt một đời mình không? Có ai vui buồn cùng không? Có là mình không? Cái buồn vui ngoài mình mà người đời hằng bận, hằng bàn có gọi là vui và buồn không nhỉ? Có phải con người ta yêu rồi mới thương, vì yêu thương nên mới buồn vui, mới hoàn thành các nghĩa vụ người không?...Khởi đời là yêu.
Hình tượng ngồi ru đứa con mình dứt ruột đẻ ra nhưng người đời vẫn hiểu đó là con ... "ngồi ru giọt máu tượng hình chị trao". Có hoá đá trong văn học được chăng? Nỗi oan này có không? Bé chăng? Hỡi người.? Hỡi đời? Kiếp nào? Kiều ơi em đợi kiếp nào để yêu?
Khởi đời là yêu. Một đời người, một đời yêu hỡi người.
Hình tượng ngồi ru đứa con mình dứt ruột đẻ ra nhưng người đời vẫn hiểu đó là con ... "ngồi ru giọt máu tượng hình chị trao". Có hoá đá trong văn học được chăng? Nỗi oan này có không? Bé chăng? Hỡi người.? Hỡi đời? Kiếp nào? Kiều ơi em đợi kiếp nào để yêu?
Khởi đời là yêu. Một đời người, một đời yêu hỡi người.
Hãy đọc bài thơ Tâm sự nàng Thúy Vân của Trương Nam Hương và cùng ngẫm nhân tình?
Nghĩ thương lời chị dặn dò
Mười lăm năm đắm con đò xuân xanh
Chị yêu lệ chảy đã đành
Chớ em nước mắt đâu dành chàng Kim
Ơ kìa ! Sao chị ngồi im
Máu còn biết chảy về tim để hồng
Lấy người yêu chị làm chồng
Đời em thể thắt một vòng oan khiên
Sụt sùi ướt cỏ Đạm Tiên
Chị thương kẻ khuất đừng quên người còn
Mấp mô số phận vuông tròn
Đất không thể nhốt linh hồn đòi yêu
Là em nói vậy thôi Kiều
Sánh sao đời chị ba chiều bão giông
Con đò đời chị về không
Chở theo tiếng khóc đáy sông Tiền Đường
Chị nhiều hờn- giận- yêu- thương
Vầng trăng còn lấm mùi hương hẹn hò
Em chưa được thế bao giờ
Tiết trinh thương chị đánh lừa trái tim
Em thành vợ của chàng Kim
Ngồi ru giọt máu tượng hình chị trao
Giấu đầy đêm nỗi khát khao
Kiều ơi, em đợi kiếp nào để yêu!
Mới hay. Mỗi người đã là mình, tự hiểu được phận mình dày mỏng, dài ngắn, vuông tròn ra sao và vì vậy hãy cảm thông, trân trọng với mỗi phận người, phận đời đã sướng khổ, buồn vui theo lẽ riêng của họ, để hiểu : Mỗi phận đời là một phận người có lý, có lẽ để sống trên cõi người cùng mọi người và với mình. Với mình, là mình với người.
Thứ Năm, ngày 15 tháng 11 năm 2012
NHƯNG
Viết sẵn hay nghĩ sẵn cho sau này thanh thản:
Bây giờ:
- Lương Bố khoảng 8 triệu cộng thu nhập thêm, tổng khoảng 16 triệu/tháng. Lương các con khoảng 6 triệu cả hai đứa/tháng. Con không đóng tiền ăn, ở; Bố trả hộ con tiền điện thoại trả sau, giúp tiền xăng khi con đi ô tô, cho thêm khi con cần tiêu đột xuất vài triệu một lần.
- Bố vẫn làm việc nhà: Sửa chữa đồ bị hỏng, cùng Bác giúp việc vệ sinh nhà cửa, chăm sóc Em bị tật bẩm sinh và nấu ăn khi cần. Cả nhà ăn sáng tại gia đình (vì có Em) do bác giúp việc nấu sớm.
Ba năm sau, khi Bố đã hưu:
- Lương Bố khoảng 5 triệu. Lương các con khoảng 20 triệu (là dự vậy). Bố đóng lương cho con để chi tiêu cho gia đình. Bố có thể không thuê người giúp việc nữa (là dự vậy). Không đi ô tô nữa (các con đi). Bố làm vài việc nhà và nhận trông cháu nội (khi có thể) của Bố.
Tốt rồi! Rất tốt rồi!
Nhưng Bố đi đám cưới các cháu thế nào? - Hạn chế hoặc không đi nữa.
Nhưng những khi các con và cháu đi ăn sáng, Bố và Em ăn gì? - Có gì ăn lấy.
Nhưng những khi các con và cháu ra ngoài ăn, tủ lạnh thiếu thức ăn thì Bố và Em ăn gì? - Còn gì ăn nấy.
Nhưng các con đi ăn ở ngoài ngày càng nhiều thêm? - Cũng thế thôi.
Nhưng đồ dùng chung (chủ yếu là Bố và Em dùng) hỏng thì sao (vd : Tivi )? - Không dùng nữa.
Cũng phải! Phải vậy mà!
NHƯNG KHI HƯU BỐ BÁN NHÀ VÀ CHIA THỪA KẾ CHO CON 1/4 ( BỐ VÀ EM 3/4 VÌ MẸ CHIA CHO EM VÀ CON ). KHI ĐÓ BỐ MUA CĂN NHÀ Ở VÙNG NÔNG NGHIỆP ĐỂ SỐNG, PHẦN TIỀN CÒN LẠI BỐ VÀ EM SỐNG ĐƯỢC KHÔNG?
NHƯNG NGAY TỪ BÂY GIỜ BỐ LO DẦN CHO EM VÀ TUỔI GIÀ CỦA BỐ ĐƯỢC KHÔNG?
NHƯNG MÀ? CON NHỈ?
Bây giờ:
- Lương Bố khoảng 8 triệu cộng thu nhập thêm, tổng khoảng 16 triệu/tháng. Lương các con khoảng 6 triệu cả hai đứa/tháng. Con không đóng tiền ăn, ở; Bố trả hộ con tiền điện thoại trả sau, giúp tiền xăng khi con đi ô tô, cho thêm khi con cần tiêu đột xuất vài triệu một lần.
- Bố vẫn làm việc nhà: Sửa chữa đồ bị hỏng, cùng Bác giúp việc vệ sinh nhà cửa, chăm sóc Em bị tật bẩm sinh và nấu ăn khi cần. Cả nhà ăn sáng tại gia đình (vì có Em) do bác giúp việc nấu sớm.
Ba năm sau, khi Bố đã hưu:
- Lương Bố khoảng 5 triệu. Lương các con khoảng 20 triệu (là dự vậy). Bố đóng lương cho con để chi tiêu cho gia đình. Bố có thể không thuê người giúp việc nữa (là dự vậy). Không đi ô tô nữa (các con đi). Bố làm vài việc nhà và nhận trông cháu nội (khi có thể) của Bố.
Tốt rồi! Rất tốt rồi!
Nhưng Bố đi đám cưới các cháu thế nào? - Hạn chế hoặc không đi nữa.
Nhưng những khi các con và cháu đi ăn sáng, Bố và Em ăn gì? - Có gì ăn lấy.
Nhưng những khi các con và cháu ra ngoài ăn, tủ lạnh thiếu thức ăn thì Bố và Em ăn gì? - Còn gì ăn nấy.
Nhưng các con đi ăn ở ngoài ngày càng nhiều thêm? - Cũng thế thôi.
Nhưng đồ dùng chung (chủ yếu là Bố và Em dùng) hỏng thì sao (vd : Tivi )? - Không dùng nữa.
Cũng phải! Phải vậy mà!
NHƯNG KHI HƯU BỐ BÁN NHÀ VÀ CHIA THỪA KẾ CHO CON 1/4 ( BỐ VÀ EM 3/4 VÌ MẸ CHIA CHO EM VÀ CON ). KHI ĐÓ BỐ MUA CĂN NHÀ Ở VÙNG NÔNG NGHIỆP ĐỂ SỐNG, PHẦN TIỀN CÒN LẠI BỐ VÀ EM SỐNG ĐƯỢC KHÔNG?
NHƯNG NGAY TỪ BÂY GIỜ BỐ LO DẦN CHO EM VÀ TUỔI GIÀ CỦA BỐ ĐƯỢC KHÔNG?
NHƯNG MÀ? CON NHỈ?
Thứ Sáu, ngày 30 tháng 11 năm 2012
CHO CON
Bố thấy cần chép ra đây điều Bố viết vào lễ 49 ngày của Mẹ Con, với hy vọng Con hiểu sâu hơn suy nghĩ trong NHƯNG :
Khổ đau ngấm vào đá
Thành nước ngầm chảy ra
Cho con mình tắm
Té nước đùa chơi.
Khổ đau ngấm vào đất
Thành màu xanh dưới chân
Cho con mình dẫm
Ngậm cỏ đùa chơi.
Vào tất cả
Cho con mình
Cho con mình
Cho cháu con mình
Em ạ.
Ngày 29/11/2006 (Chung thất )
MẸ.
Thật ra là một suy tưởng cho chính mình, nhưng Tôi dùng Mẹ như một ẩn dụ cho vợ tôi, Mẹ của các con Trai, con Dâu tôi và Bà của cháu Nội.
Một ẩn dụ trong chuỗi suy tư liên tưởng thì không thể lôgic, có khi không liên tục nữa. Nhưng viết để xả ra, thì dù nhẹ hay nặng lòng thêm cũng viết.
Sau khi vợ mất vì tai nạn giao thông năm 2006, cũng đã có một vài suy nghĩ dạng này :
Sau khi vợ mất vì tai nạn giao thông năm 2006, cũng đã có một vài suy nghĩ dạng này :
Em.
Áo thêu rồng phượng mà chi
và nhiều hoa nữa làm gì hả Em?
Rất nhiều Cha, Chú viếng Em
Trời ngây ngô vậy, thử xem lòng người?
Anh cần tiếng nói của Em
Con mong hơi ấm Mẹ đem trong lòng.
Anh và Em với các Con
Cùng cần nhau ở bữa cơm cơ mà!
Phận mỏng, duyên Em dầy lắm
Cả cuộc đời này đằm thắm Anh yêu.
Chờ Anh, Em nhé chờ nhiều
Việc xong Anh sẽ, nhiều điều cùng Em.
Ngày 13/10/2006 (ba ngày)
Không uổng.
Cái khay Em mua: “mang cho tiện”
Giờ thành khay cơm cúng hàng ngày
Cần mẫn chỉn chu, con Em đấy
Em không thiệt thòi, nó giống Em
Ngày ba bữa, dâng cơm cho Mẹ
Và nhẫn nại, bón cho em Quang
(Lại mua thêm chè ngon cho Mẹ:
Ăn cơm xong, Mẹ uống đã quen)
Vui đi Em, đã là không uổng
Công sinh thành, dạy dỗ của Em.
Giật mình.
Làm sao thế? giọng Em thảng thốt!
Gọi tìm Anh, đường đột giữa khuya
Đêm lặng quá, bàn thờ vẫn thế
Hương vẫn đỏ, tim đèn vẫn lửa
***
Nhưng trời ơi, mắt Em ngấn lệNhớ Con nhiều, đau xót lắm không?
Chăn vẫn đắp, con đang ngoan ngủ
Con bên Anh, Anh cạnh Con mà.
Giữa
Trong bàng hoàng, Anh chợt tỉnh ra
Giữa ớn lạnh, thấy mình có lửa
Giường dài rộng lại Anh nằm giữa
Nối các con với phía Em không
Trong nhói đau, hiểu rằng mất mát
Giữa quẫn cùng, thấy mình cần sống
Làm gạch ngang nối giữa âm dương
Giữa Con mong với phía Em trông
Giữa ớn lạnh, thấy mình có lửa
Giường dài rộng lại Anh nằm giữa
Nối các con với phía Em không
Trong nhói đau, hiểu rằng mất mát
Giữa quẫn cùng, thấy mình cần sống
Làm gạch ngang nối giữa âm dương
Giữa Con mong với phía Em trông
Cái gạch ngang Anh, nặng quá hai đầu
Giữa đến và đi, giữa không và có
Giữa trách nhiệm và tình em đâu dễ
Không thể sẻ chia, chỉ giữa thôi
Cái gạch ngang Anh, cái giữa …cuộc đời
Như giữa mọi người. mọi người ở giữa
Như giữa đất trời, đất trời ở giữa
Anh ở giữa Em, Em ở giữa Anh.
Một vài vậy nhỉ, mình viết nhiều mà.
Đến nay đã giỗ thứ bảy vợ rồi, tôi đã về hưu, sức khỏe đã giảm sút, năng lực đã cạn, nói cách khác đã sang bờ phía vợ rồi, gần rồi, muốn quay đầu cũng không thể nữa, chỉ đến thôi . Những suy nghĩ đứt đoạn này đã là gần cuối rồi, không dừng được nữa, không nghĩ khác được nữa, chỉ nghĩ tiếp thôi, nghĩ tiếp thôi. Xin đọc về những nghĩ này tại NHƯNG. và CHO CON. , để tiếp thôi.
Khi con trai lấy vợ, nghe nhiều lời bàn về việc nhà của những người thân hoặc bạn bè. Nhưng tựu trưng lại là, con dâu không phải e dè vì mẹ chồng? Con dâu thiệt thòi vì không còn mẹ chồng?. Những e dè hay thiệt thòi ấy cũng đang qua, tôi cũng không nhận biết được là đã ra sao, thế nào. Không e dè ư? cũng đúng, những hôm bác giúp việc đi vắng, bố vẫn dậy nấu cơm sáng được mà, vẫn chăm sóc được em Quang với sự giúp đỡ của Dương mà, và Con thì đang ngủ. Thiệt thòi ư? cũng đúng, những ngày mới sinh cháu nội, Con đã không nhận được sự giúp đỡ của Bà, nhưng bà Cô cũng tận tình mà, lại Bà ngoại nữa, cũng Mẹ mà. Mọi việc diễn ra tự nhiên nhi nhiên theo các con, theo lối sống của các con. Các con là đương, Bố là đã, cách sống của các con, các con cứ sống. Bố hiểu rằng, không ai có thể dạy được ai cách sống, lối sống, chỉ có thể bị ảnh hưởng tự nhiên hoặc tự học theo thôi, Bố cũng thế, con cũng vậy và Mẹ cũng chung nếu Mẹ còn. Không nhận biết vì không phán xét, không cận nghĩ, vậy thôi. Không nhận biết vì không đánh giá, không gọi nó ra một cách cụ thể theo xã hội, theo định kiến chủ quan của Bố.
Nay cháu đã hơn một tuổi, đi lại được rồi, đã không gọi là bế cháu, đến lúc gọi là trông và chơi với cháu rồi. Nhà nghèo, nhưng Ô yếu không chăm được cháu nên nhờ người giúp cháu, cũng tốn kém thêm trong hoàn cảnh thu không đủ bù chi. Cũng nghĩ, nhưng vì tương lai của cháu nên tặc lưỡi, học phương tây, đến lúc chết là hết tài sản, chỉ để lại thằng người kế tiếp, học phương tây nhỉ, không học cũng không được nữa, đến thế rồi mà, an ủi mà chi. Hai người giúp việc cho hai đứa, một đứa Con bại não bẩm sinh, một đứa Cháu vừa sinh nhật, cũng nghĩ, vì Bố đang lo toàn bộ chi tiêu trong nhà, cũng tặc, ... tặc.
Tới đây, bán nhà, bán nhà. Trả nợ rồi chia thừa kế, chia xong khuyến khích con ở riêng, bảo lưu quyền ở cùng Bố, nhưng Con phải là chủ gia đình. Khi đó chắc lương của các con cũng khá rồi, đủ cho hai con và cháu sống tốt rồi. Còn Bố, mua một ngôi nhà vườn nho nhỏ, hơi xa lộ to, khuất sau nhà lớn, nhưng không khí phải sạch, không thể dừng thở được, các thiệt thòi quy vào mua không khí, mua không khí ấy mà, thiệt gì? Nếu lương hưu Bố sống kham khổ mà vẫn khó cho Em, lại vay mà sống, học tây phương mà, sợ chi. Nói là không nghĩ vậy thôi, vẫn chạnh lòng Con ạ. Chạnh lòng khi bộ quần áo mặc hàng ngày của bố được bỏ riêng ra, không giặt cùng mẻ trong máy giặt, "cháu bảo của Ô nặng mùi, để giặt riêng", là Bác giúp việc cho riêng Cháu nội nói vậy. Không thiển cận, chả hỏi lại Con làm gì? nhưng nghĩ và chạnh lòng. Vẫn biết sẽ vậy, sẽ đến lúc ấy, nhưng nó đến ở tuổi 60 của Bố, vẫn chút chạnh lòng. Ờ thì Mẹ nhận hoa trắng rồi, bố thì đỏ nhạt dần, gần trắng. Gần trắng nên tự nhiên tự nghĩ, vẫn nghĩ, nghĩ an ủi rằng mua không khí ấy mà, sống hết là hết ấy mà. Bao giờ trắng thì hết nghĩ, không khí sạch mấy cũng chả dùng được nói chi mua, như Mẹ mà. Hoa trắng ngày rằm tháng bảy của Mẹ và của ... .
Tới đây, bán nhà, bán nhà. Trả nợ rồi chia thừa kế, chia xong khuyến khích con ở riêng, bảo lưu quyền ở cùng Bố, nhưng Con phải là chủ gia đình. Khi đó chắc lương của các con cũng khá rồi, đủ cho hai con và cháu sống tốt rồi. Còn Bố, mua một ngôi nhà vườn nho nhỏ, hơi xa lộ to, khuất sau nhà lớn, nhưng không khí phải sạch, không thể dừng thở được, các thiệt thòi quy vào mua không khí, mua không khí ấy mà, thiệt gì? Nếu lương hưu Bố sống kham khổ mà vẫn khó cho Em, lại vay mà sống, học tây phương mà, sợ chi. Nói là không nghĩ vậy thôi, vẫn chạnh lòng Con ạ. Chạnh lòng khi bộ quần áo mặc hàng ngày của bố được bỏ riêng ra, không giặt cùng mẻ trong máy giặt, "cháu bảo của Ô nặng mùi, để giặt riêng", là Bác giúp việc cho riêng Cháu nội nói vậy. Không thiển cận, chả hỏi lại Con làm gì? nhưng nghĩ và chạnh lòng. Vẫn biết sẽ vậy, sẽ đến lúc ấy, nhưng nó đến ở tuổi 60 của Bố, vẫn chút chạnh lòng. Ờ thì Mẹ nhận hoa trắng rồi, bố thì đỏ nhạt dần, gần trắng. Gần trắng nên tự nhiên tự nghĩ, vẫn nghĩ, nghĩ an ủi rằng mua không khí ấy mà, sống hết là hết ấy mà. Bao giờ trắng thì hết nghĩ, không khí sạch mấy cũng chả dùng được nói chi mua, như Mẹ mà. Hoa trắng ngày rằm tháng bảy của Mẹ và của ... .
Ngày 11 - 13/10/2006 (Ba ngày)
Viết cho Em, cho Anh, cho chúng ta,
Về tình yêu và những việc của tình yêu
Anh viết:
Bởi hai ta là cháy bỏng yêu thương
Là tình yêu giữa những ngày thường
Là cơm áo, là việc làm và các con đau ốm
Là học hành và hư hỏng của con Dương
Em
Áo thêu rồng phượng mà chi
và nhiều hoa nữa làm gì hả Em?
Rất nhiều Cha, Chú viếng Em
Trời ngây ngô vậy, thử xem lòng người?
Anh cần tiếng nói của Em
Con mong hơi ấm Mẹ đem trong lòng.
Anh và Em với các Con
Cùng cần nhau ở bữa cơm cơ mà!
Phận mỏng, duyên Em dầy lắm
Cả cuộc đời này đằm thắm Anh yêu.
Chờ Anh, Em nhé chờ nhiều
Việc xong Anh sẽ, nhiều điều cùng Em.
Ngày 13/10/2006 (Ba ngày)
Không uổng
Cái khay Em mua: “mang cho tiện”
Giờ thành khay cơm cúng hàng ngày
Cần mẫn chỉn chu, con Em đấy
Em không thiệt thòi, nó giống Em
Ngày ba bữa, dâng cơm cho Mẹ
Và nhẫn nại, bón cho em Quang
(Lại mua thêm chè ngon cho Mẹ:
Ăn cơm xong, Mẹ uống đã quen)
Vui đi Em, đã là không uổng
Công sinh thành, dạy dỗ của Em.
Dẫu
Bếp vẫn đỏ
dẫu củi Em không nữa,
Bởi than nồng
Em để lại cho anh.
Dẫu rất xa
ở đâu đó cao xanh
Em vẫn thấy
Con mình không nóng lạnh.
Giật mình
Làm sao thế? giọng Em thảng thốt!
Gọi tìm Anh, đường đột giữa khuya
Đêm lặng quá, bàn thờ vẫn thế
Hương vẫn đỏ, tim đèn vẫn lửa
Nhưng trời ơi, mắt Em ngấn lệ
Nhớ Con nhiều, đau xót lắm không?
Chăn vẫn đắp, con đang ngoan ngủ
Con bên Anh, Anh cạnh Con mà.
Chỉ
Chỉ vất vả thôi
Anh không khổ
Lo cho Con
vắng một nửa Em
Chỉ thiệt thòi thôi
Em không lỗi
Đột ngột đi
vĩnh viễn không về.
Giữa
Trong bàng hoàng, Anh chợt tỉnh ra
Giữa ớn lạnh, thấy mình có lửa
Giường dài rộng lại Anh nằm giữa
Nối các con với phía Em không
Trong nhói đau, hiểu rằng mất mát
Giữa quẫn cùng, thấy mình cần sống
Làm gạch ngang nối giữa âm dương
Giữa Con mong với phía Em trông
Cái gạch ngang Anh, nặng quá hai đầu
Giữa đến và đi, giữa không và có
Giữa trách nhiệm và tình em đâu dễ
Không thể sẻ chia, chỉ giữa thôi
Cái gạch ngang Anh, cái giữa cuộc đời
Như giữa mọi người. mọi người ở giữa
Như giữa đất trời, đất trời cũng giữa
Anh ở giữa Em, Em ở giữa Anh.
Vận vào
Như vận vào Em, bài thơ Anh viết
Về nhân thế về tình người như thể :
Đầy vơi
Nào có xa đâu mà phải tiễn
Nghĩa trang kia đầu xóm thôi mà
Xin chào nhé Tôi đi thanh thản
Về nơi xa dù rất gần người
Thôi chào nhé không cười khóc nữa
Khóc đủ rồi cười cũng không thêm
Người ta sống đâu theo tuổi tác
Vui buồn nhiều là thọ đấy thôi
Thôi chào nhé hẹn nhau dưới đó
Chúc trên này cười khóc thoả thuê
Cho ai đó hay cho ta đó
Khóc hay cười cũng cõi lòng ta
Thôi chào nhé tôi đi trước nhé
Phía xa kia quyến rũ tôi rồi
Chưa nghe kể chưa từng được biết
Sẽ ra sao nơi ấy buồn vui
Em đã buồn vui, đã khổ đau
Em đến trước rồi, Anh đến sau.
Đã
Đã không còn rể Trường rồi
Đã thân thân, cũng gần gần Trường ơi
Ngôi Trường vợ dạy một thời
Đã thành ra thế: một đời? lại không!
Ngày Hiến chương, có xót trông?
Người đây, Trường đấy, mà không thấy người!
Đã khi người hết sự đời
Đã thành tình cạn, Trường ơi? trường mình!
Dặn
Em dặn Anh, bảo Em học excel
Em làm điểm, cho học sinh lớp mới
Em theo các em nốt khoá này thôi
Rồi nghỉ dạy, chăm Quang và thư giãn
Con Dương lớn mình xong nhiệm vụ
Nó đi làm và xây dựng gia đình
Anh làm vườn tỉa tót giàn Lan
Quanh quẩn bên nhau đến cuối đời.
Sông
Dòng sông gia đình bờ Em đã lở
Cuối mùa thu, sông rạn dòng trơ
Nhà rộng thế sao em không ở
Nằm chi nơi đất bở sương rơi
Bờ Anh nham nhở biết có bồi
Dẫu dang dở, khúc quanh mùa cạn
Rồi khi hạ đến lũ cuộn tràn
Sông có nắn dòng, cho nước xuôi
Nỗi đau
Nỗi đau ngấm vào đá
Chảy ra thành suối ngầm
Cho con mình tắm
Té nước đùa chơi
Nỗi đau ngấm vào đất
Thành màu xanh dưới chân
Cho con mình dẫm
Ngậm cỏ đùa chơi
Vào tất cả.
Cho con mình
Cho cháu con mình
Em ạ.
Ngày 29/11/2006 (Chung thất)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét