Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

NGUYỄN THANH VÂN.

Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, trả lời phỏng vấn trên bản tin Chào buổi tối 09/12/2015, đã nói : Những bộ phim do nhà nước đặt hàng không thể tính theo số tiền bán vé được, mà phải tính theo cách khác. Cách khác không được đạo diễn nói rõ từng ý, nhưng đại ý rằng : Đó là phim đạt chuẩn mực điện ảnh, phim chiếu tuyên truyền, chiếu ở nước ngoài. Vì sao đạo diễn Nguyễn Thanh Vân lại có buổi phỏng vấn này của VTV14, vì có nhiều lời bàn rằng phim nhà nước làm không có khách, không bán được vé. Bài này là một ví dụ trong nhiều bài cùng chủ đề đó : http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20151203/phim-my-nhan-ngan-sach-chi-16-ti-thu-ve-500-trieu-dong/1014178.html?google_editors_picks=true
Nghe thủng chuyện vậy, mình thích bàn vài điều thế này.
Chung nhất. Người làm một việc gì đó nói đến cùng đều có mục đích làm cho mình thích hoặc cho người khác thích. Đó là nguyên lý mục tiêu để làm. Làm phim cũng không ngoài nguyên lý này. Làm phim bằng ngân sách, nguyên nghĩa là Nhà nước làm phim. Tất nhiên là thuê làm, tư nhân làm phim cũng vậy, thuê làm theo nhiều cách, nhiều mức thuê khác nhau. Ở đây chỉ bàn đến chủ sở hữu phim.
Gần hơn, trong chuyện này xin bàn về những ý trả lời trên của đạo diễn :
Nói về chuẩn mực điện ảnh. Về nghệ thuật, mình không tường, nhưng những người Việt nam còn lại trừ mình và Thanh Vân chắc nhiều người tường. Những người tường "chuẩn mực điện ảnh" đó có quyền bàn về chuẩn mực điện ảnh cùng đạo diễn. Mình thì, cứ cho là "Chuẩn mực" đi thì cái mực này để làm gì? Để ở đâu? Phục vụ cho loại người nào nhỉ?
Nói về người xem. Nếu những người mua vé xem thấy không hay, rất ít người mua vé như thực tế đang hiện hữu thì sẽ chiếu cho ai? Những người "được" nhà nước cho xem đó có thấy hay, thấy thích, thấy hấp dẫn không? Và sau hết là có thấy được tính "chuẩn mực điện ảnh" ở những phim đó không nhỉ? Các câu hỏi này đều dễ trả lời, không những mọi người mà cả tôi và đạo diễn Thanh Vân cũng trả lời được. Nói theo dân gian là dùng được thì cho được, dùng tốt thì dễ cho, dùng càng đắt thì khi cho càng đắt người "xin" dùng.
Đành rằng, có quyền làm phim mình thích, bằng tiền của mình. Trong nội dung đang bàn thì nhà nước có quyền đặt hàng làm những phim mà nhà nước thích, bằng tiền ngân sách, một quyền uỷ nhiệm. Nhưng, rất, rất nhưng, với những đồng tiền làm phim đó, nhân dân mới là người duy nhất cuối cùng có quyền thẩm định : Có ích hay lãng phí. Những suy nghĩ này mình đã trình bày tương tự trong CÙNG LÀ TIỀN..
Nhưng này, khi viết ra những dòng này, mình không có ý định tranh luận cùng đạo diễn Nguyễn Thanh Vân đâu. Bởi nghe trong trả lời phỏng vấn mình hiểu Thanh Vân rất kiên định với mục đích của chính Thanh Vân : Mọi người không hiểu hết mục đích làm ra các phim đó! phim : Làm 16 tỉ, thu về 500 triệu đồng, phim Mỹ nhân - "Người đẹp" ấy mà. Không hiểu hết "chuẩn mực điện ảnh"? phim không chỉ chiếu cho người mua vé vào xem mà chiếu cho nhiều người khác xem, chiếu ở nước ngoài nữa. Tranh luận làm gì? Mình viết ra là để cùng các bạn của mình bàn, để cùng nghĩ với nhau ấy mà. Nguyễn Thanh Vân.
Bổ xung : http://laodong.com.vn/tin-kho-tin/tin-kho-tin-nhung-bo-phim-tieu-tien-chua-co-mui-gian-chuot-404607.bld

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét