Đọc bài này :
Từ tốn, thận trọng, căng các giác quan để cảm nhận.
Cảm nhận : Đã nhắc đến yếu tố vi phạm hình sự; Phân tích thấu đáo dẫu có lòng vòng về các hành vi vi phạm hành chính; Bài dài; Có vẻ chưa toát được hết cảm xúc của người viết bài.
Cảm xúc lớn nhất đọng lại : Trích từ bài "Cụ thể, sáng 20-2, tại trụ sở UBND TP, ông Nguyễn Đức Chung đã chủ trì họp với Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an TP cùng Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy, Chánh Văn phòng UBND TP, về vụ việc." Buồn, rất buồn; Nền hành chính VN; Từng ấy con người, từng ấy chức vụ; làm việc "to" ngần ấy, còn những việc "nhỏ đùng" lo thế nào???. Vì một mẩu móng tay cần cắt bỏ khi sửa móng mà vậy! Phẫu thuật cơ thể thì sao đây? Ai họp? Ai bàn? Họp bàn bao lâu? Cơ thể đang chờ phẫu???.
Tức Cảnh (nghĩa của mình, ở bài này : Đọc bài báo, tự dưng muốn đọc thơ ông Cảnh) :
Hồi Mậu thân, tôi có về.
Bắn mươi băng đạn và nghe em hò.
Sảng khoái rồi, thanh thản lại, đỡ buồn biết bao nhiêu! Đọc tiếp thơ :
Nghe đau mục ván con đò.
Võ vàng em với âu lo Huế buồn.
Lại buồn man mác; Tôi buồn đã viết ở trên; Buồn về nền hành chính nước nhà, thật sự lấy hành làm chính với các quan chức, hành họp, hành việc, hành tiếp khách, hành ăn, hành uống, hành gì???. Còn Phạm Ngọc Cảnh (1934 - 21/10/2014)! Ông lo âu điều gì? và Huế buồn chi? Người con Hà Tĩnh đi bộ đội sớm từ 14 tuổi, bạn thân với ông Lê Minh Hương (Thượng tướng, Bộ trưởng Bộ Công An), tham gia đánh Pháp, Mỹ, bành trướng Trung Quốc trên cả nước, nói không ngoa cả nước là nhà bởi ông thực sự quen thân nhiều người tại nhiều vùng đất. Ông đã buồn chi? Khi viết tiếp :
Tên dòng sông đẹp mà sao.
Rong rêu trói chặt con sào đò ơi.
Hỏi ông, ông đã mất rồi; Đọc bạn thơ ông, thấy viết : "Phải nhiều năm sau, tôi mới hiểu tâm trạng nhiều lo âu ấy. Bao nhiêu lời người lính đã từng hứa với người dân nhân danh sự giải phóng đã không thành hiện thực. Có chi như một sự bội ước.". - Ngô Thảo.
Tôi! Lớp hậu sinh, chỉ đọc thơ Ông với con chữ trần trụi để hiểu hỏi : Rong rêu đã trói chặt con sào thì đò đi thế nào? Đi nhanh sao được? Đi đúng ý người chèo sao được? Đi ...? Đi ...? Đò ơi!!!
Cũng là cảm thán cùng Ông, cùng "tâm trạng nhiều lo âu ấy"!. Một vài thơ Ông : Sư đoàn; Đêm Quảng Trị; Đêm xuân Huế đỏ cờ bay; Những sân ga... Những chuyến tàu; Lý ngựa ô ở hai vùng đất… Và câu thơ : Đường vào thơ là đường ra trận? Cây bút ta cài trước cửa tim. Điềm ơi - Nguyễn Khoa Điềm ông HAI VIÊN mà mình đã viết. Tức Cảnh.
(**) Các đoạn trích lấy trên web khi tra cứu Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét