Bạn hỏi "nó tắc ở chỗ nào?" mà khó trả lại nhà mượn từ năm 1954 đến bây giờ cho cụ Hoàng Thị Minh Hồ đến vậy.
Không tắc ở đâu! Không do ai cố ý làm tắc! Tắc ngay từ luật! Ký trả nhà cho cụ là sai luật; chỉ làm ra vẻ vậy để vui lòng cụ! (Ông Đỗ Mười khôn nhất, dẫn đi chỉ chỏ, để trả nhà khác! Nếu Ông ĐM khôn, thì cụ Minh Hồ khôn hơn, hiểu chế độ mà mình đang sống quá rõ! Nhận nhà khác cho đời cụ, được; Còn đời con, cháu cụ?. Đấu trí quá giỏi. Xin thêm : Theo Luật Đất đai 2013 thì dù có sổ đỏ đi chăng nữa, căn nhà 34 Hoàng Diệu của cụ Minh Hồ cũng có thể được quận Ba Đình ra quyết định thu hồi đất theo Tiểu mục a) mục 2. Điều 66.; Đến đây Ông ĐM chả cần khôn nhỉ. Trời thì cao! Đất thì dày! cụ Minh Hồ ạ.). Làm sao có thể trả nhà cho tư sản (chủ tài sản), địa chủ (chủ đất), người đi lính, người làm việc cho chế độ cũ khi chưa thay luật! Đơn giản vậy ha.
Đơn giản đã chót.
Đơn giản đã chót.
Chót sau khi cướp chính quyền.
Chót sau khi thắng trận.
Chót sau những chiến dịch với các mật danh Z, X. Cải tạo công thương.
Chót sau chiến dịch đánh tư sản, bài ngoại kiều.
Chót gì?
Chót cướp, tịch thu, chiếm giữ, chiếm dụng, chiếm mượn (như trường hợp bạn hỏi), trưng thu, trưng dụng và cả trưng mượn.
Không làm lại được, dù muốn!. Chót.
Rất khó sửa sai, dù muốn!. Chót.
Của cải, tiền bạc có thể trả, dù khổng lồ đến mấy! Trả dần, sẽ xong.
Xã hội sẽ rối bời bao năm nếu không minh bạch, đàng hoàng???.
Đã chót, nhận lỗi, sửa chữa, sẽ xong.
Đã chót, nhận lỗi, sửa chữa, sẽ xong.
!!!.
Trích tí :
"Đối với tất cả chúng ta, đối với các thế hệ tương lai, điều rất quan trọng là phải biết và ghi nhớ thời kỳ bi thảm này trong lịch sử nước ta, khi toàn bộ các tầng lớp, toàn bộ các dân tộc: công nhân và nông dân, kỹ sư và thuyền trưởng, linh mục, quan chức chính phủ, nhà khoa học và nhà văn hóa bị bức hại nghiêm trọng", — ông Putin cho biết tại lễ khai trương đài tưởng niệm "Bức tường đau thương" trên đại lộ Viện sỹ Sakharov.
Tí hai :
Tổng thống Nga nói: "Quá khứ khủng khiếp này không thể bị xoá nhòa khỏi ký ức quốc gia, không có bất cứ điều gì, không có lợi ích cao cả nào cho nhân dân có thể biện minh cho chuyện đó".
Người đứng đầu nhà nước nói rằng trong lịch sử Nga có rất nhiều giai đoạn phức tạp và mâu thuẫn. "Nhưng khi nói đến đàn áp, cái chết và sự đau khổ của hàng triệu người, cần ghé thăm các ngôi mộ tập thể của nạn nhân bị đàn áp, không hề ít ở Nga, để nhận ra rằng không có lý do gì có thể biện minh cho những tội ác đó", — ông Putin nói.
"Đàn áp chính trị là bi kịch cho tất cả nhân dân, cho toàn xã hội, đòn tàn nhẫn với đất nước chúng ta, đến tận gốc rễ, văn hóa, ý thức, khiến chúng ta còn chịu ảnh hưởng cho đến bây giờ", — ông Putin nói.
Vẫn trích từ link đã dẫn.
Nhắc lại đã trích :
"Quá khứ khủng khiếp này không thể bị xoá nhòa khỏi ký ức quốc gia, không có bất cứ điều gì, không có lợi ích cao cả nào cho nhân dân có thể biện minh cho chuyện đó".
"... để nhận ra rằng không có lý do gì có thể biện minh cho những tội ác đó".
Chót.
Không thể biện minh; Không thể xin lỗi; Máu xương này ai trả. Vành khăn này ai đội, dẫu trắng đất đai, dẫu chồng xương máu như lời Putin " ... các ngôi mộ tập thể của nạn nhân bị đàn áp, không hề ít ở Nga,".
Súng tiểu liên bắn trong quá khứ, đã rồi; Putin luận : Không thể biện minh. Đã luận; Súng lục bắn trong hiện tại, đang Nga; Ai luận? Luận thế nào?.
Cũng chót.
Chót???.
Dán thêm từ FB ngày 08/11, để ngẫm.
Cóp, dán phản hồi đến 14h, ngày 08/11/2017.
Đủ về chót. Chót.
Đúng là chót, trước khi lên bài lại thấy link này :
http://dantri.com.vn/chinh-tri/su-thu-thach-long-tin-qua-chuyen-ve-gia-dinh-gop-5000-luong-vang-cho-cach-mang-20171108133435948.htm
Xin bàn thêm.
- Căn nhà 48 Hàng Ngang nữa. Giữ lại để làm lưu niệm, Của mình, mình giữ và chuyển đổi công năng tài sản,, ờ há, chữ nay đấy. Của mình nên giữ là được, không cần mua, không cần xin, đúng luật vậy, đúng quy trình vậy.
Dân trí “Không phải 5.000 lượng vàng ông bà Trịnh Văn Bô đã đóng góp mà riêng việc gia đình giàu có nhất Hà Nội đi cùng cách mạng cho đến ngày hôm nay, đã hi sinh rất nhiều lợi ích vật chất … với một niềm tin tưởng dành cho nhà nước cũng chính là một thử thách với chúng ta. Hãy đáp lại lòng tin, vì nếu ta để làm mất lòng tin nghĩa là mất tất cả” – đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói.
Chưa đăng đoạn nào dài vậy. Chót.
Chót cho thân phận Cụ. Chót cho lời ta thán. Chót cho gì nữa? Chót.
Link bài mới, chân chỉnh hơn về ngôi nhà 34 HD.
https://xuandienhannom.blogspot.com/2017/11/vi-sao-gia-inh-cu-trinh-van-bo-khong-oi.html
Nhắc lại đã trích :
"Quá khứ khủng khiếp này không thể bị xoá nhòa khỏi ký ức quốc gia, không có bất cứ điều gì, không có lợi ích cao cả nào cho nhân dân có thể biện minh cho chuyện đó".
"... để nhận ra rằng không có lý do gì có thể biện minh cho những tội ác đó".
Chót.
Không thể biện minh; Không thể xin lỗi; Máu xương này ai trả. Vành khăn này ai đội, dẫu trắng đất đai, dẫu chồng xương máu như lời Putin " ... các ngôi mộ tập thể của nạn nhân bị đàn áp, không hề ít ở Nga,".
Súng tiểu liên bắn trong quá khứ, đã rồi; Putin luận : Không thể biện minh. Đã luận; Súng lục bắn trong hiện tại, đang Nga; Ai luận? Luận thế nào?.
Cũng chót.
Chót???.
Dán thêm từ FB ngày 08/11, để ngẫm.
BUỒN VỌNG LẠI.
Nên đọc.
Về một người, cho mượn nhà hai năm hoặc đến hoà bình trả, vậy mà 21 năm sau mới hoà bình, Bà đệ đơn xin lại nhà. Đàng hoàng, minh bạch, hợp pháp, hợp thời, phải lòng (người).
Về một chính phủ, đến nay chưa trả nhà, kêu tạm hoãn???. Cho mượn nhà đã 63 năm, người cho mượn nhà dù sống 104 tuổi mới mất vẫn chưa đòi được nhà, nhắm mắt được không! Chính phủ kêu là gì? Vì dân!.
Xin dán cả bài tại đây cho tiện.
Không nhiều người biết, lúc cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, quả phụ của nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô, qua đời, nỗi buồn sâu thẳm trong lòng vẫn chưa được khơi thông, thậm chí còn là nỗi buồn nhân đôi!
TIN LIÊN QUAN
Xây dựng tượng đài tưởng niệm sự kiện tập kết năm 1954
Yêu nước theo cách của người trẻ
Nghĩ nhân ngày Quốc khánh
Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, quả phụ nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô vừa trút hơi thở cuối cùng vào đêm 5.11 tại Hà Nội trong sự tiếc thương và ngưỡng mộ của hàng triệu người Việt Nam yêu Tổ quốc. Không nhiều người biết, lúc cụ nhắm mắt, nỗi buồn sâu thẳm trong lòng vẫn chưa được khơi thông, thậm chí còn là nỗi buồn nhân đôi!
"Dân tộc bớt đổ máu là chúng tôi mừng rồi..."
Vợ chồng nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô là chủ hãng tơ lụa sợi nổi tiếng Trịnh Phúc Lợi ở Hà Nội trước năm 1945. Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô từng bí mật nhận lời với Cách mạng đón đoàn cán bộ (mà không hề biết có cả Chủ tịch Hồ Chí Minh) từ chiến khu về ở ngay tại tư gia mình, số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, ngay sau ít ngày Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8 thành công. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ T.Ư Đảng đã táo bạo ra quyết định về ngay giữa trung tâm Thủ đô để bám sát tình hình và lãnh đạo toàn dân giữ vững chính quyền khi còn non trẻ; đồng thời để soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 1945.
Có thể coi các cụ là một hình mẫu doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, một lòng một dạ phụng sự nền độc lập, tự do của dân tộc, dám hi sinh quyền lợi bản thân mà bất chấp hiểm nguy, nếu như bị mật thám phát hiện, coi như cơ đồ của cách mạng tan trong phút chốc.
Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô đã từng hiến 5.147 lượng vàng cho cách mạng kể từ sau ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 và tiếp đó là trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cho đến khi dân tộc ta giành thắng lợi. Ngoài số vàng ủng hộ chính quyền cách mạng, họ còn hiến cả ngôi nhà 48 Hàng Ngang, trị giá hàng trăm tỉ đồng theo thời giá bây giờ, để làm Nhà lưu niệm, ghi dấu tích nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập đọc tại lễ Quốc khánh 2.9.1945.
Nỗi buồn nhân đôi của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô - ảnh 1
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếc thương nhà tư sản yêu nước dân tộc Trịnh Văn Bô qua đời
ẢNH TƯ LIỆU GIA ĐÌNH
Năm 1990, để phục vụ viết bài nhân 45 năm đất nước giành độc lập trên báo Thanh Niên, người viết bài này đã được cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ cho biết, trong số trên 5.000 lượng vàng mà ông bà hiến cho Cách mạng, có 1.000 lượng vàng được đặc phái viên của Bác là ông Nguyễn Lương Bằng đem đi hối lộ cho 3 viên tướng Tàu là Hà Ứng Khâm (500 lượng), Lư Hán (300 lượng), Tiêu Văn (200 lượng) chỉ để mong hoà hoãn, khỏi đụng độ giữa hai lực lượng, quân Tưởng Giới Thạch và quân ta.
Tôi hỏi: “Sao bà không biết gì về Cộng sản trước đó mà lại tin tưởng Cách mạng đến mức giao cả một lượng tài sản lớn như thế giúp đất nước?”, cụ Hoàng Thị Minh Hồ bảo tôi rằng, cũng là do cụ Hồ đã có lời với vợ chồng bà, mà ông bà lại rất tin cụ Hồ với những gì ông bà biết về nhân vật Nguyễn Ái Quốc đôi chút trước lúc cụ đến nhà. Thứ nữa, nếu dân tộc mình mà tránh được tổn thất về con người như mong muốn của cụ Hồ thì dù tài sản ông bà có mất nữa cũng không nên tính toán. "Dân tộc bớt đổ máu là chúng tôi mừng rồi...", cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ giải thích.
Không đồng ý đặt tên đường phố vì không biết… Trịnh Văn Bô là ai
Năm 1988, cụ ông Trịnh Văn Bô qua đời. Cả hai cụ đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, huân chương cao quý của Nhà nước ta, như một ghi nhận xứng đáng mà những gì hai cụ đã đóng góp cho Tổ quốc Việt Nam. Theo quy định ngày đó, những người nổi tiếng là nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, doanh nhân cũng như các nhà lãnh đạo tiền bối,... sau 10 năm qua đời thì sẽ được xét đặt tên cho các đường phố mà họ từng gắn bó. Tiếc rằng, chuyện này đã không ai đặt ra mà gia đình thì không muốn đi xin xỏ.
Mãi gần đây, năm 2016, theo quy định hiện hành, Hội đồng Tư vấn đặt tên đường phố thành phố Hà Nội đã đề xuất đưa tên doanh nhân Trịnh Văn Bô vào danh sách hiệp thương để đặt tên đường phố. Theo quy trình, việc hiệp thương có nhiều đơn vị tham gia nhưng phải được sự đồng thuận từ cấp xã, phường dự kiến gắn biển tên. Tiếc rằng, văn bản hiệp thương của sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội đã không được chính quyền phường Quan Hoa (quận Cầu Giấy) đồng thuận (mặc dù phường giáp ranh có đoạn phố chạy qua là phường Dịch Vọng đã ủng hộ). Lý do thật khôi hài và cũng thật vô cảm: Dân phường Quan Hoa không đồng ý vì khi họp dân phố, nhân dân trên địa bàn cho rằng họ không biết nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô là ai!!
Năm ngoái, cụ bà Trịnh Văn Bô khi còn tinh tường đã nghe được câu chuyện buồn trên, sau khi Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội gửi công văn trả lời gia đình .
Hành trình gian nan đòi lại nhà cho mượn
Năm 1954, sau khi Cách mạng về tiếp quản Thủ đô, hai vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô khi đó đã cho Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái mượn ngôi biệt thự tại 34 Hoàng Diệu, Hà Nội có khuôn viên rộng 3.000 m2 trong 2 năm. Lý do tướng Thái muốn mượn là vì nó rất tiện cho công việc. Nhất là lúc này, đất nước vẫn còn chia cắt và cuộc chiến đấu giải phóng đất nước vẫn chưa trọn vẹn. Vị trí này rất tiện làm việc vì nó rất gần Bộ Quốc phòng. Theo như lời hứa của tướng Thái (sau này là đại tướng) thì "khi nào Bắc Nam thống nhất, quân đội sẽ trả anh chị"...
Nỗi buồn nhân đôi của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô - ảnh 2
Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười chia buồn với gia quyến ông Trịnh Văn Bô trong lễ tang năm 1988
ẢNH TƯ LIỆU GIA ĐÌNH
Thế nhưng, có ai ngờ, phải 21 năm sau đất nước mới thống nhất. Vậy là đến năm 1975, họ mới chính thức đệ đơn xin lại nhà. Lúc này, sự thể trở nên phức tạp.
Hàng chục chữ ký của các cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng, Quốc hội, Chính phủ qua các thời kỳ đều ủng hộ hai cụ. Nếu tính ra thì có đến hơn chục chữ ký ủng hộ trả nhà là của các uỷ viên Bộ Chính trị lão thành và đương chức qua các thời kỳ. Từ Chủ tịch nước Trường Chinh đến Thủ tướng Phạm Văn Đồng,... rồi sau này, phải đến thời kì ông Đỗ Mười làm Tổng bí thư, ông Lê Đức Anh làm Chủ tịch nước, ông Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng, thì mới hoá giải được câu chuyện dài kỳ nói trên.
Trước đó, đích thân Tổng bí thư Đỗ Mười còn trực tiếp dẫn cụ bà Trịnh Văn Bô đi tìm nhà và vận động cụ nên chọn một trong số vài biệt thự ở các vị trí khác trong thành phố mà ông chỉ chỗ, đang thuộc Ban Tài chính quản trị T.Ư nắm, thay vì cứ phải nhận đúng nhà 34 Hoàng Diệu. Thế nhưng, cụ bà vẫn một mực chỉ xin lại nhà mình, với suy nghĩ giản đơn của một "nhà buôn": "Nhà đó không phải của tôi, ngộ nhỡ sau này người ta trở về đòi lại thì chúng tôi biết tính sao?".
Rồi chính ông Đỗ Mười còn thật lòng tâm sự với cụ bà rằng: "Hay là chị Bô còn chôn vàng ở biệt thự 34 Hoàng Diệu? Nếu có chuyện này thật thì tôi xin đứng ra bảo lãnh để chị đến đào rồi mang đi toàn bộ... Chị hãy tin tôi và thương tôi với!". Số là ông Đỗ Mười cũng có nghe cụ bà nói chuyện hai vợ chồng rời nhà 48 Hàng Ngang theo kháng chiến, năm 1954 trở về, đào lên dưới giếng vẫn còn nguyên 1,4 tấn bạc nén được gia nhân chôn giúp. Ông Đỗ Mười nghĩ vậy mà nói như thế.
Nên đọc.
Về một người, cho mượn nhà hai năm hoặc đến hoà bình trả, vậy mà 21 năm sau mới hoà bình, Bà đệ đơn xin lại nhà. Đàng hoàng, minh bạch, hợp pháp, hợp thời, phải lòng (người).
Về một chính phủ, đến nay chưa trả nhà, kêu tạm hoãn???. Cho mượn nhà đã 63 năm, người cho mượn nhà dù sống 104 tuổi mới mất vẫn chưa đòi được nhà, nhắm mắt được không! Chính phủ kêu là gì? Vì dân!.
Xin dán cả bài tại đây cho tiện.
Không nhiều người biết, lúc cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, quả phụ của nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô, qua đời, nỗi buồn sâu thẳm trong lòng vẫn chưa được khơi thông, thậm chí còn là nỗi buồn nhân đôi!
TIN LIÊN QUAN
Xây dựng tượng đài tưởng niệm sự kiện tập kết năm 1954
Yêu nước theo cách của người trẻ
Nghĩ nhân ngày Quốc khánh
Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, quả phụ nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô vừa trút hơi thở cuối cùng vào đêm 5.11 tại Hà Nội trong sự tiếc thương và ngưỡng mộ của hàng triệu người Việt Nam yêu Tổ quốc. Không nhiều người biết, lúc cụ nhắm mắt, nỗi buồn sâu thẳm trong lòng vẫn chưa được khơi thông, thậm chí còn là nỗi buồn nhân đôi!
"Dân tộc bớt đổ máu là chúng tôi mừng rồi..."
Vợ chồng nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô là chủ hãng tơ lụa sợi nổi tiếng Trịnh Phúc Lợi ở Hà Nội trước năm 1945. Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô từng bí mật nhận lời với Cách mạng đón đoàn cán bộ (mà không hề biết có cả Chủ tịch Hồ Chí Minh) từ chiến khu về ở ngay tại tư gia mình, số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, ngay sau ít ngày Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8 thành công. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ T.Ư Đảng đã táo bạo ra quyết định về ngay giữa trung tâm Thủ đô để bám sát tình hình và lãnh đạo toàn dân giữ vững chính quyền khi còn non trẻ; đồng thời để soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 1945.
Có thể coi các cụ là một hình mẫu doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, một lòng một dạ phụng sự nền độc lập, tự do của dân tộc, dám hi sinh quyền lợi bản thân mà bất chấp hiểm nguy, nếu như bị mật thám phát hiện, coi như cơ đồ của cách mạng tan trong phút chốc.
Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô đã từng hiến 5.147 lượng vàng cho cách mạng kể từ sau ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 và tiếp đó là trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cho đến khi dân tộc ta giành thắng lợi. Ngoài số vàng ủng hộ chính quyền cách mạng, họ còn hiến cả ngôi nhà 48 Hàng Ngang, trị giá hàng trăm tỉ đồng theo thời giá bây giờ, để làm Nhà lưu niệm, ghi dấu tích nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập đọc tại lễ Quốc khánh 2.9.1945.
Nỗi buồn nhân đôi của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô - ảnh 1
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếc thương nhà tư sản yêu nước dân tộc Trịnh Văn Bô qua đời
ẢNH TƯ LIỆU GIA ĐÌNH
Năm 1990, để phục vụ viết bài nhân 45 năm đất nước giành độc lập trên báo Thanh Niên, người viết bài này đã được cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ cho biết, trong số trên 5.000 lượng vàng mà ông bà hiến cho Cách mạng, có 1.000 lượng vàng được đặc phái viên của Bác là ông Nguyễn Lương Bằng đem đi hối lộ cho 3 viên tướng Tàu là Hà Ứng Khâm (500 lượng), Lư Hán (300 lượng), Tiêu Văn (200 lượng) chỉ để mong hoà hoãn, khỏi đụng độ giữa hai lực lượng, quân Tưởng Giới Thạch và quân ta.
Tôi hỏi: “Sao bà không biết gì về Cộng sản trước đó mà lại tin tưởng Cách mạng đến mức giao cả một lượng tài sản lớn như thế giúp đất nước?”, cụ Hoàng Thị Minh Hồ bảo tôi rằng, cũng là do cụ Hồ đã có lời với vợ chồng bà, mà ông bà lại rất tin cụ Hồ với những gì ông bà biết về nhân vật Nguyễn Ái Quốc đôi chút trước lúc cụ đến nhà. Thứ nữa, nếu dân tộc mình mà tránh được tổn thất về con người như mong muốn của cụ Hồ thì dù tài sản ông bà có mất nữa cũng không nên tính toán. "Dân tộc bớt đổ máu là chúng tôi mừng rồi...", cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ giải thích.
Không đồng ý đặt tên đường phố vì không biết… Trịnh Văn Bô là ai
Năm 1988, cụ ông Trịnh Văn Bô qua đời. Cả hai cụ đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, huân chương cao quý của Nhà nước ta, như một ghi nhận xứng đáng mà những gì hai cụ đã đóng góp cho Tổ quốc Việt Nam. Theo quy định ngày đó, những người nổi tiếng là nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, doanh nhân cũng như các nhà lãnh đạo tiền bối,... sau 10 năm qua đời thì sẽ được xét đặt tên cho các đường phố mà họ từng gắn bó. Tiếc rằng, chuyện này đã không ai đặt ra mà gia đình thì không muốn đi xin xỏ.
Mãi gần đây, năm 2016, theo quy định hiện hành, Hội đồng Tư vấn đặt tên đường phố thành phố Hà Nội đã đề xuất đưa tên doanh nhân Trịnh Văn Bô vào danh sách hiệp thương để đặt tên đường phố. Theo quy trình, việc hiệp thương có nhiều đơn vị tham gia nhưng phải được sự đồng thuận từ cấp xã, phường dự kiến gắn biển tên. Tiếc rằng, văn bản hiệp thương của sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội đã không được chính quyền phường Quan Hoa (quận Cầu Giấy) đồng thuận (mặc dù phường giáp ranh có đoạn phố chạy qua là phường Dịch Vọng đã ủng hộ). Lý do thật khôi hài và cũng thật vô cảm: Dân phường Quan Hoa không đồng ý vì khi họp dân phố, nhân dân trên địa bàn cho rằng họ không biết nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô là ai!!
Năm ngoái, cụ bà Trịnh Văn Bô khi còn tinh tường đã nghe được câu chuyện buồn trên, sau khi Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội gửi công văn trả lời gia đình .
Hành trình gian nan đòi lại nhà cho mượn
Năm 1954, sau khi Cách mạng về tiếp quản Thủ đô, hai vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô khi đó đã cho Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái mượn ngôi biệt thự tại 34 Hoàng Diệu, Hà Nội có khuôn viên rộng 3.000 m2 trong 2 năm. Lý do tướng Thái muốn mượn là vì nó rất tiện cho công việc. Nhất là lúc này, đất nước vẫn còn chia cắt và cuộc chiến đấu giải phóng đất nước vẫn chưa trọn vẹn. Vị trí này rất tiện làm việc vì nó rất gần Bộ Quốc phòng. Theo như lời hứa của tướng Thái (sau này là đại tướng) thì "khi nào Bắc Nam thống nhất, quân đội sẽ trả anh chị"...
Nỗi buồn nhân đôi của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô - ảnh 2
Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười chia buồn với gia quyến ông Trịnh Văn Bô trong lễ tang năm 1988
ẢNH TƯ LIỆU GIA ĐÌNH
Thế nhưng, có ai ngờ, phải 21 năm sau đất nước mới thống nhất. Vậy là đến năm 1975, họ mới chính thức đệ đơn xin lại nhà. Lúc này, sự thể trở nên phức tạp.
Hàng chục chữ ký của các cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng, Quốc hội, Chính phủ qua các thời kỳ đều ủng hộ hai cụ. Nếu tính ra thì có đến hơn chục chữ ký ủng hộ trả nhà là của các uỷ viên Bộ Chính trị lão thành và đương chức qua các thời kỳ. Từ Chủ tịch nước Trường Chinh đến Thủ tướng Phạm Văn Đồng,... rồi sau này, phải đến thời kì ông Đỗ Mười làm Tổng bí thư, ông Lê Đức Anh làm Chủ tịch nước, ông Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng, thì mới hoá giải được câu chuyện dài kỳ nói trên.
Trước đó, đích thân Tổng bí thư Đỗ Mười còn trực tiếp dẫn cụ bà Trịnh Văn Bô đi tìm nhà và vận động cụ nên chọn một trong số vài biệt thự ở các vị trí khác trong thành phố mà ông chỉ chỗ, đang thuộc Ban Tài chính quản trị T.Ư nắm, thay vì cứ phải nhận đúng nhà 34 Hoàng Diệu. Thế nhưng, cụ bà vẫn một mực chỉ xin lại nhà mình, với suy nghĩ giản đơn của một "nhà buôn": "Nhà đó không phải của tôi, ngộ nhỡ sau này người ta trở về đòi lại thì chúng tôi biết tính sao?".
Rồi chính ông Đỗ Mười còn thật lòng tâm sự với cụ bà rằng: "Hay là chị Bô còn chôn vàng ở biệt thự 34 Hoàng Diệu? Nếu có chuyện này thật thì tôi xin đứng ra bảo lãnh để chị đến đào rồi mang đi toàn bộ... Chị hãy tin tôi và thương tôi với!". Số là ông Đỗ Mười cũng có nghe cụ bà nói chuyện hai vợ chồng rời nhà 48 Hàng Ngang theo kháng chiến, năm 1954 trở về, đào lên dưới giếng vẫn còn nguyên 1,4 tấn bạc nén được gia nhân chôn giúp. Ông Đỗ Mười nghĩ vậy mà nói như thế.
Nỗi buồn nhân đôi của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô - ảnh 3
TIN LIÊN QUAN
Cụ bà hiến trên 5.000 lượng vàng cho cách mạng qua đời
Cụ Hoàng Thị Minh Hồ, quả phụ nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô, vừa từ trần lúc 23 giờ 20 ngày 5.11.2017 tại Hà Nội, hưởng thọ 104 tuổi.
Thế rồi, phải đến ngày 9.9.1994, vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô mới có quyết định của Thủ tướng trả nhà, dù rằng có chút tế nhị, ngôi biệt thự 34 Hoàng Diệu được ghi là "Tặng" gia đình, do ông bà Trịnh Văn Bô có công lao to lớn đối với đất nước trong Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Quyết định này được Phó thủ tướng thường trực Phan Văn Khải khi đó ký thay Thủ tướng Võ Văn Kiệt, sau nhiều năm ông Kiệt trăn trở, day dứt khôn nguôi. Cái lúc ông Kiệt phê duyệt đồng ý để Chính phủ ký quyết định "trả" nhà trên, ông bảo với nhiều người rằng việc này còn khó gấp nhiều lần ông ký cho ra đời một dự án kinh tế có giá trị vài trăm triệu đô la.
"Ngày vui vắn chẳng tày gang", tiếc thay, vì lý do nào đó, quyết định "Tặng nhà" trên đã bị tạm dừng (tháng 3.1995) đến nay vẫn chưa được thi hành. Về mặt pháp lý, nếu đã gọi là tạm dừng thi hành thì cũng có nghĩa quyết định trên vẫn không thay đổi hiệu lực, nếu nhìn nhận nó ở góc độ văn bản hành chính.
Được biết, gia đình cụ quả phụ Trịnh Văn Bô đã vào ở ngôi nhà này từ năm 2003, khi Bộ Quốc phòng đã bàn giao lại cho Ban Tài chính Quản trị T.Ư tạm giữ. Ông Phan Diễn, khi còn là Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, cũng đã đến 34 Hoàng Diệu gặp cụ bà và hứa từ từ rồi Nhà nước sẽ giải quyết thủ tục. Tiếc rằng, lời hứa đó cũng đã 11 năm mà chưa đến hồi kết.
Nỗi buồn nhân đôi của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô - ảnh 4
Nguyên Trưởng ban Tổ chức T.Ư Lê Đức Thọ đến viếng lễ tang nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô và viết trong sổ tang
ẢNH TƯ LIỆU GIA ĐÌNH
Vậy là nỗi buồn nhân đôi khi cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ đã qua đời, dù đã ở ngôi nhà 34 Hoàng Diệu hơn chục năm nay, song sổ đỏ thì vẫn cứ chờ đợi, chờ vắt sang cả thế kỷ 21 mà vẫn chưa biết nó tắc ở chỗ nào?
TIN LIÊN QUAN
Cụ bà hiến trên 5.000 lượng vàng cho cách mạng qua đời
Cụ Hoàng Thị Minh Hồ, quả phụ nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô, vừa từ trần lúc 23 giờ 20 ngày 5.11.2017 tại Hà Nội, hưởng thọ 104 tuổi.
Thế rồi, phải đến ngày 9.9.1994, vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô mới có quyết định của Thủ tướng trả nhà, dù rằng có chút tế nhị, ngôi biệt thự 34 Hoàng Diệu được ghi là "Tặng" gia đình, do ông bà Trịnh Văn Bô có công lao to lớn đối với đất nước trong Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Quyết định này được Phó thủ tướng thường trực Phan Văn Khải khi đó ký thay Thủ tướng Võ Văn Kiệt, sau nhiều năm ông Kiệt trăn trở, day dứt khôn nguôi. Cái lúc ông Kiệt phê duyệt đồng ý để Chính phủ ký quyết định "trả" nhà trên, ông bảo với nhiều người rằng việc này còn khó gấp nhiều lần ông ký cho ra đời một dự án kinh tế có giá trị vài trăm triệu đô la.
"Ngày vui vắn chẳng tày gang", tiếc thay, vì lý do nào đó, quyết định "Tặng nhà" trên đã bị tạm dừng (tháng 3.1995) đến nay vẫn chưa được thi hành. Về mặt pháp lý, nếu đã gọi là tạm dừng thi hành thì cũng có nghĩa quyết định trên vẫn không thay đổi hiệu lực, nếu nhìn nhận nó ở góc độ văn bản hành chính.
Được biết, gia đình cụ quả phụ Trịnh Văn Bô đã vào ở ngôi nhà này từ năm 2003, khi Bộ Quốc phòng đã bàn giao lại cho Ban Tài chính Quản trị T.Ư tạm giữ. Ông Phan Diễn, khi còn là Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, cũng đã đến 34 Hoàng Diệu gặp cụ bà và hứa từ từ rồi Nhà nước sẽ giải quyết thủ tục. Tiếc rằng, lời hứa đó cũng đã 11 năm mà chưa đến hồi kết.
Nỗi buồn nhân đôi của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô - ảnh 4
Nguyên Trưởng ban Tổ chức T.Ư Lê Đức Thọ đến viếng lễ tang nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô và viết trong sổ tang
ẢNH TƯ LIỆU GIA ĐÌNH
Vậy là nỗi buồn nhân đôi khi cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ đã qua đời, dù đã ở ngôi nhà 34 Hoàng Diệu hơn chục năm nay, song sổ đỏ thì vẫn cứ chờ đợi, chờ vắt sang cả thế kỷ 21 mà vẫn chưa biết nó tắc ở chỗ nào?
BẠN ĐỌC PHẢN HỒI (53 nhận xét)
Cóp, dán phản hồi đến 14h, ngày 08/11/2017.
Đủ về chót. Chót.
Đúng là chót, trước khi lên bài lại thấy link này :
http://dantri.com.vn/chinh-tri/su-thu-thach-long-tin-qua-chuyen-ve-gia-dinh-gop-5000-luong-vang-cho-cach-mang-20171108133435948.htm
Xin bàn thêm.
- Căn nhà 48 Hàng Ngang nữa. Giữ lại để làm lưu niệm, Của mình, mình giữ và chuyển đổi công năng tài sản,, ờ há, chữ nay đấy. Của mình nên giữ là được, không cần mua, không cần xin, đúng luật vậy, đúng quy trình vậy.
- "Thái độ đó khác biệt với nhiều cán bộ ngày nay được ăn lộc nhà nước rất nhiều nhưng động chạm đến quyền lợi là có thể quay lưng, thậm chí có thể chửi bới chế độ ngay." Trích từ link dân trên.
Chót.
Mình cũng giữ cả bài này ở đây lấy làm tin.
“Thử thách lòng tin qua chuyện về gia đình hiến 5.000 lượng vàng”
Dân trí “Không phải 5.000 lượng vàng ông bà Trịnh Văn Bô đã đóng góp mà riêng việc gia đình giàu có nhất Hà Nội đi cùng cách mạng cho đến ngày hôm nay, đã hi sinh rất nhiều lợi ích vật chất … với một niềm tin tưởng dành cho nhà nước cũng chính là một thử thách với chúng ta. Hãy đáp lại lòng tin, vì nếu ta để làm mất lòng tin nghĩa là mất tất cả” – đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói.
>> Hà Nội: Phố mới đặt theo tên người hiến hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng
>> Hà Nội: Người hiến 5.000 lượng vàng cho cách mạng qua đời
- Sự kiện cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ - vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô, người từng hiến hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng trong Tuần Lễ Vàng năm 1945 qua đời ít ngày trước khiến nhiều người xúc động. Là một người nghiên cứu lịch sử, chuyện của gia đình cụ Trịnh Văn Bô hẳn cũng gợi cho ông nhiều cảm xúc?
- Có thể nói việc cụ bà Trịnh Văn Bô nằm xuống là sự kết thúc một thế hệ những người giàu có yêu nước – một khái niệm rất nổi bật của thời kỳ cách mạng tháng Tám 1945.
Thời kỳ đó gợi nhớ cho người ta về câu chuyện đường lối chính sách của nhà nước cách mạng đặt sự tin tưởng, tin cậy vào mọi người yêu nước.
Câu hỏi chúng tôi hay đặt ra cho người làm sử là tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người cộng sản thấm nhuần tư tưởng đấu tranh giai cấp mà lần đầu tiên sau khi trở về Hà Nội sau khi cách mạng thành công lại chọn ở căn nhà của người giàu nhất ở phố giàu nhất Hà thành, ở số 48 Hàng Ngang để làm việc? Như thế là trong nhận thức, cụ Hồ luôn tin cậy vào lòng yêu nước của người Việt Nam ở bất cứ giai tầng xã hội nào. Chính vì vậy mà người huy động được cả nguồn lực trong dân từ những người nghèo, lao động đến trí thức, quan lại và những người giàu có đi theo cách mạng.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc là một nhà sử học có nghiên cứu sâu sắc về giai đoạn lịch sử cận, hiện đại.
Khi đó, người dân cũng thực sự tin tưởng vào đường lối cách mạng của nhà nước cạnh mạng. Điều đó xác lập một khái niệm rất quan trọng mà đến giờ chúng ta càng thấm thía, khái niệm như cụ Hồ nói là “tín tâm”, nghĩa là phải tin cậy lẫn nhau. Chính sự tin tưởng ở cả 2 chiều đã tạo nên nên sức mạnh to lớn một thời.
- Nhưng câu chuyện của ông bà Trịnh Văn Bô cũng làm dấy lên ít nhiều xót xa khi đến khi cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ nằm xuống mà căn nhà số 34 Hoàng Diệu của gia đình vẫn chưa được giải quyết trọn vẹn?
- Câu chuyện của ông bà Trịnh Văn Bô là liên quan đến giai đoạn cách mạng còn cực kỳ khó khăn lúc đó. Và đúng như lời thề độc lập Bác đã nói, toàn thể người Việt Nam sẵn sàng đánh đổi cả tinh thần, tài sản, tính mạng mình để bảo vệ đất nước, bất kết người giàu, người nghèo. Từ khi đó, Bác Hồ đã hết sức tôn trọng tầng lớp các nhà công thương. Tuần Lễ Vàng đã minh chứng cho việc đó. Có thể nói, tất cả những người giàu có đó đã đi đến cùng với cách mạng, họ sẵn sàng bỏ lại sau lưng cả tính mạng, cả tài sản, gia nghiệp.
Nhưng cũng phải nói thật là chúng ta sau khi giành được độc lập dân tộc đã có sai lầm trong nhận thức và chính sách. Chính chúng ta không tận dụng được nguồn lực rất mạnh mẽ của tầng lớp công thương đi theo cách mạng khi đó. Những luật lệ cải tạo của chúng ta khi đó đã bóp chết những nguồn lực ấy mà sau này khi có một một lùi thời gian nhìn lại, chúng ta đã xác định đó là sai lầm. Tài sản của họ cũng bị đối xử theo chính sách chung như thế. Vì vậy nó để lại những dấu ẩn tổn thương về mặt tinh thần không nhỏ.
Trường hợp cụ bà Trịnh Văn Bô lại cho ta thấy thêm một điều, cho dù bị đối xử chưa được tương xứng với công sức đóng góp, chưa được thảo mãn những quyền lợi chính đáng nhưng về căn bản, dù có thể vẫn có những bức xúc nhất định nhưng gia đình họ vẫn là người sống rất đàng hoàng với nhà nước. Thái độ đó khác biệt với nhiều cán bộ ngày nay được ăn lộc nhà nước rất nhiều nhưng động chạm đến quyền lợi là có thể quay lưng, thậm chí có thể chửi bới chế độ ngay.
Tôi cho rằng, gia đình ông bà Trịnh Văn Bô là mẫu hình của thế hệ những người xưa tử tế, họ vẫn giữ được nề nếp, đạo lý và luôn đặt sự hi sinh về vật chất lẫn tinh thần lên trên, hết sức minh bạch.
- Chuyện căn biệt thự số 34 Hoàng Diệu của gia đình cụ Trịnh Văn Bô một thời gian dài đã khiến nhiều lãnh đạo cấp cao cũng hết sức day dứt. Bộ hồ sơ về ngôi nhà đã có tới hơn 20 chữ ký của các uỷ viên Bộ Chính trị qua các thời kỳ rồi nhưng đến giờ vẫn chưa giải quyết được trọn vẹn?
- Việc căn nhà của ông bà Trịnh Văn Bô đến giờ, về mặt pháp luật cũng vẫn chưa hoàn thiện cũng chính là điểm để mọi người nhìn vào và đánh giá xem nhà nước đối xử như thế nào với những người như vậy. Tôi không nói đến chuyện hơn 5.000 lượng vàng hay bao nhiêu tài sản họ đã đóng góp mà riêng việc họ đi cùng cách mạng cho đến ngày hôm nay, đã hi sinh rất nhiều những lợi ích vật chất của mình… với một niềm tin tưởng như vậy cũng chính là một thử thách với chế độ chúng ta. Hãy đáp lại lòng tin vì nếu ta để làm mất lòng tin nghĩa là mất tất cả.
Câu chuyện này, cuối cùng, chính là chuyện về sự thử thách lòng tin.
Tôi không có điều kiện tiếp cận với bộ hồ sơ đầy đủ về việc này nhưng chỉ chắc chắn là dù muốn gì đi nữa, việc trả lại nhà cho gia đình ông bà Trịnh Văn Bô cũng phải làm thật sòng phẳng và trên tinh thần biết trân trọng sự hi sinh của lớp người đi trước chứ không thể theo cách quan liêu là cứ áp dụng vào luật pháp, luật lệ luôn phải đi sau con người, thượng tôn pháp luật là đúng nhưng mục đích thượng tôn pháp luật là sau cái đó để mọi người đều tin tưởng vào pháp luật.
- Sau việc cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ nằm xuống, Hà Nội đã quyết định lấy tên cụ ông Trịnh Văn Bô để đặt cho một con đường mới tại quận Cầu Giấy. Ông nắm được thông tin này chứ ạ?
- Việc tôn vinh danh nhân thì có chuẩn rồi, đã quy định rồi, sau 10 năm ngày mất thì người có đóng góp được xem xét để đặt tên đường. Tôi chỉ thấy có chi tiết đáng chú ý mà chúng ta vô tình bỏ qua. Chúng ta giữ lại căn nhà số 48 Hàng Ngang của gia đình 2 cụ để lưu niệm nhưng trong căn nhà đó lại chỉ có những chứng tích về Bác Hồ được trưng bày mà không hề có gì liên hệ suy nghĩ về người chủ ngôi nhà.
- Có phải chính sự thiếu sót trong nhận thức của chúng ta nên mới có câu chuyện đáng buồn là đề xuất đặt tên đường theo nhà tư sản cách mạng ấy đã nêu ra hàng chục năm trước nhưng người dân khu vực không đồng ý vì “không biết ông ấy là ai”?
- Việc này, ngoài vấn đề tuyên tuyền thì còn chuyện khác sâu xa hơn. Dư luận đặt câu hỏi, liệu bây giờ chúng ta còn có được lòng tin cậy để huy động làm một Tuần Lễ Vàng nữa hay không. Dù đúng việc gì cũng có tính thời điểm, lịch sử của nó nhưng rõ ràng, câu chuyện lòng tin luôn là cái chúng ta phải nâng niu, gìn giữ, duy trì và phát triển. Chứ cách ứng xử như vừa rồi, như chúng ta đã từng làm, dù đã có nhiều điều chỉnh nhưng một thời gian dài, cũng làm nhiều người mất lòng tin.
- Xin cảm ơn ông!
P.Thảo (thực hiện)
Chót cho thân phận Cụ. Chót cho lời ta thán. Chót cho gì nữa? Chót.
Link bài mới, chân chỉnh hơn về ngôi nhà 34 HD.
https://xuandienhannom.blogspot.com/2017/11/vi-sao-gia-inh-cu-trinh-van-bo-khong-oi.html
LamTung
Võ Tá Luân
Đặng Vân Hồng
Người Hà Nội
Bích Hà
Văn
Sơn
Hoang Nam
Văn
Pham Nhat
Tôn
Be
Trịnh Hải Bam
Hoang Tung Son
Dt
Đông Hải
Trần Văn Hùng
Thắng
PHƯƠNG BẢO THẮNG
Kaching
Do Duy Trung
Nam
Ngoc
Binh
Pham The Luy
Tư Nho
Hoai Son
Lý
Tran Xuan Chien
Điền
Canlê
VVT
Liên
Lê Văn Đăng
Quang Minh
Hùng Vuong
Nguyễn Hữu Lệ
Lê Văn Toàn
Dânruộng
Trần Đức Long
Dân Nghèo
Nam
Thekao2008
Nguyễn Chính
Bong
Quảng Vinh
Tnguyen
HPH
Đông Quỳnh
Củ Hành
Hồng
Hoa Biển
DÂN QUÊ