P/S Nhưng để lên. Bài này viết 20h ngày 03/11 thì 22h30 ngày 05/11 Cụ đã từ trần. Xin đưa từ FB ngày 07/11 về đây :
https://tuoitre.vn/nguoi-hien-5-000-luong-vang-cho-nha-nuoc-qua-doi-20171106194626856.htm?google_editors_picks=true
Cho liền mạch.
Yêu nước và yêu chế độ rõ ràng là khác nhau không ai bàn cãi làm gì.
Một nén nhang thơm luống ngậm ngùi.
Dẫu lắm phiền buồn, cũng lúc vui.
Cụ về bên ấy, xa cõi tạm.
Thanh thản tâm thành, nước biết yêu.
Dẫu lắm phiền buồn, cũng lúc vui.
Cụ về bên ấy, xa cõi tạm.
Thanh thản tâm thành, nước biết yêu.
Cho liền mạch.
Yêu nước và yêu chế độ rõ ràng là khác nhau không ai bàn cãi làm gì.
Cũng có khi yêu nước và yêu chế độ trùng phùng, cùng gặp ở niềm tin dân chúng. Tuần lễ vàng là minh chứng :
"Tuần Lễ Vàng (năm 1945) là sự kiện bắt đầu từ ngày 04 tháng 09 năm 1945 khuyến khích người dân đóng góp ngân sách quốc gia do chủ tịch Hồ Chí Minh phát động nhằm tháo gỡ sự khó khăn tài chính của đất nước.[1] Tuần lễ được sự hưởng ứng của đông đảo tầng lớp nhân dân, trong đó tầng lớp thương nhân đóng vai trò chủ chốt.". Theo : https://vi.wikipedia.org/wiki/Tu%E1%BA%A7n_l%E1%BB%85_V%C3%A0ng_(n%C4%83m_1945)
Gia đình ông bà Trịnh Văn Bô là nhân chứng sống động lắm (cũng theo vi.wikipedia.org/wiki).
"Trịnh Văn Bô (1914-1988) là một thương nhân Việt Nam giữa thế kỷ 20. Ông là một nhà tư sản theo chủ nghĩa dân tộc, từng ủng hộ cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam 5.147 lượng vàng, tương đương số tiền gần gấp đôi ngân khố chính phủ bấy giờ. Hiệu buôn tơ lụa Phúc Lợi tại số 48 phố Hàng Ngang quận Hoàn Kiếm Hà Nội, trước Cách mạng tháng Tám, cũng là nhà riêng của ông, là nơi Hồ Chí Minh ở dịp cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1945, và là nơi ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa."
Một niềm tin yêu trùng phùng của động sống :
Một cái kết sống động, chỉ là không rộn rã như khi phát động :
Chuyện ít người biết
Gian nan xin lại nhà
Nhớ lần đầu gặp cụ khoảng hơn hai chục năm trước...
Trong số đơn từ của bạn đọc gửi về cho Toà báo, có một lá đơn của chính bà Hoàng Thị Minh Hồ viết đề nghị can thiệp với các cơ quan có trách nhiệm để gia đình bà xin lại ngôi nhà 34 phố Hoàng Diệu mà bà cho mượn lâu nay.
Tóm tắt lá đơn cũng như diễn tiến nội vụ về sau như thế này:
...Tháng 10/1987, đồng chí cố vấn Trường Chinh có mời ông Trịnh Văn Bô (ông Trịnh Văn Bô mất năm 1990) và bà Hoàng Thị Minh Hồ lên gặp.
Hai ông bà nhân cuộc gặp thân mật này đã ngỏ ý cho phép gia đình được trở về sống tại 34 Hoàng Diệu vì gia đình ông bà hiện đông các con, cháu, chắt. Cả bốn thế hệ cùng ở trong một ngôi nhà ở phố Nguyễn Gia Thiều. Nhà 34 Hoàng Diệu, ông bà Trịnh Văn Bô cho Thiếu tướng Hoàng Văn Thái mượn từ những ngày tiếp quản Thủ đô năm 1954 với thời hạn 2 năm ( 1954-1956), đến ngày Tổng tuyển cử đất nước thì trả.
Năm 1986, đồng chí Hoàng Văn Thái mất, Bộ Quốc phòng xây nhà cho các tướng lĩnh cao cấp tại Liễu Giai rất rộng rãi, khang trang. Gia đình tướng Hoàng Văn Thái được chuyển về Liễu Giai.
Ngày 1/6/1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười phê chuẩn việc trả lại nhà 34 Hoàng Diệu cho ông bà Trịnh Văn Bô. Ngày 10/7/1990, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo cũng có ý kiến nhất trí việc trả nhà cho bà Bô.
Nhưng mãi đến năm 1993, gia đình bà Bô vẫn chưa nhận được nhà.
Cuối năm 1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt giao cho Phó Thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định trả nhà 34 Hoàng Diệu cho bà Bô.
Ngày 24/10/1994, có hẳn một cuộc họp giữa Bộ Quốc phòng, UBND thành phố Hà Nội và Sở Nhà đất thành phố Hà Nội quyết định trả nhà cho bà Bô.
Thế mà gia đình bà Trịnh Văn Bô vẫn không nhận được nhà!?
Thời điểm ấy, nhiều phóng viên khi nhận được đơn thư của bà quả phụ Trịnh Văn Bô đã bức xúc trước điều kỳ quặc đến khó hiểu, rằng từng ấy cá nhân và cơ quan có trách nhiệm đã quyết định việc trả nhà 34 Hoàng Diệu cho gia đình bà Bô với ngần ấy chữ ký đầy quyền lực mà bà vẫn chưa có giấy tờ hợp pháp được đến ở nhà 34 Hoàng Diệu!
Tôi và đồng nghiệp chỉ còn cái cách muôn thuở, cái công việc đằng sau mặt báo tẻ ngắt, vô thưởng vô phạt và cũng vô trách nhiệm nữa là kính chuyển những lá đơn của gia đình bà Bô đến các cơ quan có trách nhiệm!
Mãi cho đến 9 năm sau, phải 9 năm, bằng độ dài thời gian của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, gia đình bà quả phụ Trịnh Văn Bô mới được trở về ngôi nhà cũ của mình ở 34 Hoàng Diệu, với những giấy tờ về bằng khoán điền thổ của ngôi nhà mà gia đình bà đã mua từ trước cách mạng.
Và như nhiều người biết, để vào được chính ngôi nhà của mình sau những dằng dặc chầu chực xin xỏ, một việc mạo hiểm và vô tiền khoáng hậu đã diễn ra. Một người con trai đương đêm đã cõng mẹ vượt rào bí mật đột nhập vào chính nhà mình ở 34 Hoàng Diệu.
...Một số tòa báo ngay tinh mơ hôm sau, ngày 10/10/2003 lập tức nhận được tin đến 34 Hoàng Diệu có vụ nhảy dù chiếm nhà bất hợp pháp!
Tôi và một số đồng nghiệp đến nơi thấy cụ bà Trịnh Văn Bô, cái can chống hờ đỡ một bên người, mái tóc cước rung rinh trong nắng sớm cười hiền hậu giọng sang sảng: “Nào, mời các nhà báo lên nhà uống nước...”.
Các ký giả có mặt bữa đó đều phát hoảng. Hóa ra, người nhảy dù là bà cụ Bô mà bao nhiêu năm họ đã quá quen mặt!
Chúng tôi tíu tít theo chân cụ lên nhà chuyện vãn một hồi rồi giải tán... Bởi có việc chi mà phải hỏi han với lại cật vấn? Những tờ giấy có những chữ ký cùng các dấu mộc đầy quyền lực ghi rất rõ cái việc cụ hợp pháp nhà 34 Hoàng Diệu này. Nhà cụ thì cụ cứ việc ở.
Tôi nhớ thêm một sớm thu năm nọ, có dịp ngồi hầu chuyện lâu lâu với cụ.
Theo TTXVA"
Theo TTXVA"
Hiện tình :
- Ăn của dân không từ cái gì.
- Chống đối không từ thủ đoạn nào.
- Nhục nhã đúng qui định.
- Hèn hạ đúng qui trình.
Người theo đồn đoán là cánh tay phải giúp TBT lựa "củi đốt" trong thời gian qua và có thể là một lựa chọn thay thế sáng giá vừa có phát ngôn :
Làm như vừa rồi, dân hoan nghênh, nhưng "đốt" để làm gì nếu ta không thu được vàng - ngoại tệ - tiền đồng... Nó lớn lắm, làm sao ta thu được cái này...".
Người viết (Thường trực Dân). Là thảo dân nhại thế.
Người viết (Thường trực Dân). Là thảo dân nhại thế.
Nộp phí BOT giao thông là yêu nước! Làm BT là rất yêu nước. Nhại vậy, lần này theo Thăng.
Đây này, máy cái sản xuất ra con người XHCN sau khi hoàn thành nhiêm vụ vinh quang, hy sinh một đời vì sự nghiệp trồng người cho CHXH : http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/co-giao-day-37-nam-bat-khoc-khi-nhan-luong-huu-13-trieu-dong-thang-20171029110522286.htm.. Khi hưu hưởg 1,3 triệu đồng/tháng (sau khi đã được nhà nước XHCN bù thêm hơn hai trăm ngàn đồng để đủ lương cơ bản). Đọc vậy. Biết vậy.
Lòng người nay! Yêu nước nay! Yêu chế độ nay! Trùng phùng?
Yêu chế độ! Yêu chế độ!
Yêu nước! Yêu nước!
Trùng phùng.
Đây này, máy cái sản xuất ra con người XHCN sau khi hoàn thành nhiêm vụ vinh quang, hy sinh một đời vì sự nghiệp trồng người cho CHXH : http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/co-giao-day-37-nam-bat-khoc-khi-nhan-luong-huu-13-trieu-dong-thang-20171029110522286.htm.. Khi hưu hưởg 1,3 triệu đồng/tháng (sau khi đã được nhà nước XHCN bù thêm hơn hai trăm ngàn đồng để đủ lương cơ bản). Đọc vậy. Biết vậy.
Lòng người nay! Yêu nước nay! Yêu chế độ nay! Trùng phùng?
Yêu chế độ! Yêu chế độ!
Yêu nước! Yêu nước!
Trùng phùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét