Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

ĐỌC; NGHĨ.

Vớí đoạn tiểu dẫn sau : Sự tha hóa không chỉ ở bản thân người có quyền lực. Sự tha hóa luôn có sự tác động từ nhiều phía. Tự tha hóa là điều dễ thấy dù khi bắt đầu có quyền lực không ai nghĩ mình sẽ tha hóa nhưng sự thực thì rất khó tránh. Lòng tham chính là mồi lửa cho sự cám dỗ bùng cháy thành tha hóa. Hay khi ngồi vào một vị trí nào đó có thể lọt vào một “liên minh ma quỷ”, một “guồng tha hóa” mà nếu không đủ tỉnh táo hoặc không đủ khôn ngoan sẽ bị sa vào đó, không gỡ ra được. Ngoài ra, khi những kẻ cơ hội không dụ dỗ hay lôi kéo được thì họ có thể dùng các thủ đoạn hèn hạ, cài bẫy, để làm người có quyền sập bẫy, sau đó khống chế, dần đưa người ta tha hóa… Tức là, khi chưa hết quyền lực thì đừng vội cho rằng mình thực sự trong sạch! (Trịnh Minh Giang)
Mình nghĩ. Trước tiên mình phân biệt hai loại quyền lực : Quyền tự có và quyền được trao.
Quyền tự có như quyền làm cha mẹ ông bà trong nhà, quyền điều khiển doanh nghiệp của mình hoặc doanh nghiệp cổ phần do mình nắm giữ quyền chi phối. vv.
Quyền được trao như Cơ quan, đoàn thể , hiệp hội, tổ chức trao. Quyền được uỷ quyền. vv.
Việc thực/thể hiện quyền tất nhiên trong phạm vi quyền có. Việc thực hiện này có thể làm tăng/giảm quyền đang có do làm lợi hoặc phương hại đến lợi ích mà quyền đó hướng tới.
Sau đó có thể liên hệ lan man, lan man nhiều nữa khi bàn về việc thựcthi./thểhiện hoặc các mối quan hệ xung quanh quyền lực như đã dẫn.
Ở phạm vi đang bàn thì thế này.
Với quyền lực tự có thì sẽ suygiảm/tựmất nếu làm sai/khôngđúng/khôngphùhợp quyền và lợi ích tăng quyền lực, nếu làm đúng/tốt thì tự nhiên quyền được tự tăng thêm.
Với quyền lực được trao, người trao (có thể là pháp luật) thường đưa ra chế tài để làm mất/truất quyền khi người thực hiện vượt ra ngoài phạm vi quyền được trao, cũng có trường hợp thực hiện trong phạm vi nhưng làm suy yếu lợi ích muốn có thì người trao quyền phảilập/lậplại phạm vi phân quyền. Nếu làm tốt thì quyền được trao không tự tăng lên mà có cơ hội được  trao thêm.
Việc thực hiện hai quyền đó căn bản giống nhau là : Thực hiện trong phạm vi quyền có và đều hướng tới lợi ích của quyền.
Khác nhau là :
- Với quyền tự có phạm vi phân quyền rộng hơn, trong chừng mực nào đó còn tự cho mình tăng quyền khi có thể. Mức chịu trách nhiệm thực hiện quyền là trực tiếp.
- Với quyền được trao, chỉ trong phạm vi trao, không thể tự ý tăng quyền. Mức chịu trách nhiệm thực hiện quyền là gián tiếp do người trao quyền đánh giá.
Khi bàn hạn chế quyền lực (lồng nhốt quyền lực) như đang bàn có nghĩa là bàn đến cách/phương thức giao quyền. Giao quyền cho rõ ràng là được (để không lẫn), giao quyền mình có là được (không ai giao quyền không có). Đối với các loại quyền hành chính thêm công khai quyền được giao theo pháp luật. Lại phải khẳng định rằng : Tư duy làm cái lồng nhốt quyền lực là tư duy sai, nếu không thêm rằng tư duy đó sai vì thiếu hiếu biết. Tư duy giao/trao quyền đúng có chế tài giám sát đủ, muôn đời là đúng.
Trót đọc thì chót nghĩ, đọc thấy hay nhưng có thể nghĩ thêm, nghĩ rồi thì viết ra cho thanh thản, vậy thôi. Tôi thật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét