Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

ƯA; KHÔNG ƯA.

Viết sau ĐH 19 ĐCS Trung Quốc, trước APEC 2017 Đà Nẵng.
Không ưa Trung Quốc đến mấy thì đây cũng là sự thật. Trung Quốc đang cạnh tranh với Mỹ trên hầu hết các phương diện để trở thành quốc gia lớn mạnh nhất toàn cầu với hành động lãnh đạo thế giới. Ngay cả Nga cũng chẳng gây hấn được với Trung quốc chứ đừng nói là Việt Nam. Việt Nam nhỏ bé toàn diện so với TQ và nằm bên bờ biển Đông, vùng biển hai quốc gia cùng giao thương với thế giới. Hãy so sánh. Nếu 90 triệu người dân VN cần giao thương với thế giới qua biển Đông, thì có bao nhiêu người TQ cần giao thương qua đó, dạ thưa khoảng tỷ tư ạ. Nếu nền kinh tế 200 tỷ usd cần giao thương qua biển đông thì có 11,8 nghìn tỷ usd cũng cần giao thương như vậy. Về quan hệ chính trị, ít nhất gần trăm năm nay là quan hệ mật thiết môi răng, TQ là kẻ lãnh đạo, VN đa số học làm theo những bước đi thể chế chính trị của TQ; Nhiều nhất, vài ngàn năm nay đa số TQ thống trị VN, những chiến công xuất sắc nhất VN ghi nhận đã thoát khỏi sự đô hộ của TQ trong lịch sử đều kèm theo lời bàn khéo léo trong bang giao xử thế với nước lớn. Những chục năm gần, các làn sóng kinh tế xã hội của TQ xảy ra thế nào thì VN xảy ra như vậy chỉ là chậm hơn ít năm và qui mô nhỏ hơn như một thứ sóng lan rộng tới mà thôi. Lại giả dụ ngu, VN là tỉnh của TQ thì cả VN và TQ đều chẳng có gì thay đổi cả, TQ vẫn rứa, một quốc gia còn VN thì đã rưa rứa, tỉnh rồi; Nếu VN ngược với TQ thì VN chí ít là xây xẩm, chí nhiều thì tan nát. Con tàu đang đi trên đại dương, hành khách hỏi thuyền trưởng : Nếu tàu va vào núi băng thì điều gì xảy ra? Thuyền trưởng : Thì núi băng vẫn trôi. Dù quan hệ kiểu nào thì các tàu sân bay của TQ cũng sẽ đi ra, đi vào biển Đông để ra thế giới, nói biển Đông là cửa ngõ, nhưng là cửa ngõ của TQ thì đúng hơn vì đơn giản TQ qua cửa ngõ đó nhiều gấp bội, vậy thôi.
Ưa Mỹ đến mấy thì đây cũng là sự thật. Mỹ đang là quốc gia lãnh đạo thế giới, nếu thực sự có quốc gia nào Mỹ quan tâm theo dõi nhiều nhất thì đó là Trung Quốc. Ngay cả Nga nếu không/chưa xảy ra chiến tranh thì cũng có ít lý do để Mỹ quan tâm. Việt Nam là một quốc gia nhỏ nằm bên bờ biển Đông. Về quan hệ chính trị, VN và Mỹ hàng trăm năm gần đây là kẻ thù, quan hệ kinh tế hơn 20 năm trở lại đây là quá nhỏ bé. Hàng ngàn năm trước chưa có quan hệ bang giao gì. Cũng giả dụ ngu, nếu VN ngả hẳn theo Mỹ thì Mỹ sẽ được rất ít sau khi phải thiết lập chiếc ô che cho VN để làm hàng mặc cả với Trung Quốc. Nếu VN là một bang của Mỹ thì Mỹ sẽ tốn rất nhiều để VN trở nên là gần giống Mỹ. Căn cứ quân sự vào những năm 1945 - 1970 là cần thiết cho sức mạnh răn đe của Mỹ, Hàn và Nhật là ví dụ của sự cần đó. Cuộc chiến tranh Việt Nam là cần đối với Mỹ khi đó. Căn cứ hôm nay không thiết yếu nữa, khi Mỹ có nhiều đạn đạo cố định và di động, khi hệ thống trinh sát và điều khiển vũ khí từ trung tâm nước Mỹ đảm nhận hoàn toàn việc tác chiến trên toàn thế giới, chưa kể các căn cứ Mỹ ở nước ngoài các tàu sân bay trên biển và các máy bay mang vũ khí hạt nhân. Mỹ thành lập các bộ chỉ huy theo khu vực trái đất, các quân đoàn theo phạm vi tác chiến trên một/vài quốc gia chứ không trong biên giới Mỹ. Tại Nhật và Hàn chưa có vũ khí nguyên tử cũng là ví dụ, Mỹ và mỗi nước đó đều chưa cần có, cho dù nếu cần họ sẽ có dễ dàng hơn Triều Tiên rất nhiều, Hiệp ước Hàn - Mỹ vẫn qui định tầm bắn tên lửa của Hàn giới hạn 500 km là ví dụ. Lại giả dụ ngu. Nếu Mỹ tuyên bố tấn công quân sự Trung Quốc hoặc Triều Tiên theo một khuôn khổ nào đó, mà vì đó Trung hay Triều tấn công lại Hàn, Nhật thì cuộc tấn công của Trung, Triều được gọi là gì khi không tấn công lại kẻ đã tấn công mình mà đi tấn công quốc gia khác. Dù có hay không có bang giao tốt đẹp với VN thì tàu hàng của Mỹ vẫn đi lại thuận tiện trên biển Đông không bị cản trở gì, chưa nói tới tàu sân bay và các tàu quân sự khác. Bang giao sâu hơn với VN không cải thiện được mấy quyền của Mỹ trên biển Đông, chỉ VN có thể cải thiện được chủ quyền biển theo luật quốc tế mà thôi. Mỹ đang đi lại vô hại trong 12 hải lý với TQ chứ đừng nói là VN; VN đang tự sướng vì điều đó. Bang giao với TQ thì rất rõ ràng, ở đó Mỹ sẽ không gặp cản trở từ phía TQ. Vậy đó.
Ưa thì vẫn muốn/thích chơi, không ưa thì rõ là khôngmuốn/khôngthích chơi rồi, sao đây? Muốn/không là một chuyện, quan hệ quốc tế là chuyện nghiêm túc, đàng hoàng và là quyền lợi quốc gia. Với TQ rõ ràng không thoát khỏi địa nguyền núi liền vào núi, sông nối dài sông và sự dính líu thâm căn chế độ rồi, từ từ thôi, trước mắt hãy tận dụng khi TQ có biến động. Với Mỹ cũng không dễ vì Mỹ cũng có nhiều mối quan tâm lớn hơn ở những quốc gia khác trên thế giới, nhưng mối quan tâm thường trực là dân chủ thì có thể, hãy thực tâm làm dân chủ. Dân chủ có lợi cho tự lực, tự cường, cho quan hệ quốc tế của quốc gia. Trước mắt, dân chủ sớm là tránh biến động cho mình mà cũng là để tận dụng cơ hội khi họ.
Mình ưa hay không ưa thì thật : Quốc gia nào cũng vì dân, vì nước, nhưng thiếu dân chủ thì chỉ là đầu môi, chót lưỡi, mãi mãi vậy. Dần vi hay vì dân, ưa, không ưa.
Mình ưa hay không ưa thì thật : Dân chủ là tiền đề cho nhà nước pháp quyền có thể vì dân, là cơ sở để dân tự vì mình. Ai cũng vậy, nhà nước nào cũng thế, tự làm việc của mình, dân chủ để tự làm, tự lực, tự cường, tự tôn, tự trọng.
Mình ưa hay không ưa thì thật : Đưa lại đây hai đoạn trích và một khẩu hiệu.
Trích một : "Mãi đến bây giờ, chưa có người An Nam nào được phép xuất bản một tờ báo cả. Tôi gọi báo là một tờ báo về chính trị, về kinh tế hay vǎn học như ta thấy ở châu Âu và các nước châu Á khác, chứ không phải một tờ do chính quyền thành lập và giao cho bọn tay chân điều khiển, chỉ nói đến chuyện nắng mưa, tán dương những kẻ quyền thế đương thời, kể chuyện vớ vẩn, ca tụng công ơn của nền khai hoá và ru ngủ dân chúng. Báo đầu độc người ta như thế, thì ở Đông Dương cũng có ba hay bốn tờ đấy."
Trong bài : "Đây "công lý" của thực dân Pháp ở Đông Dương", 1920; Nguyễn Ái Quốc.
Trích hai :
3- Tự do báo chí và tự do tư tưởng.
4-Tự do lập hội và tự do hội họp.
5-Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do ra nước ngoài.
"Bản yêu sách 8 điểm". Gửi hội nghị Versaillé năm 1919; Nguyễn Ái Quốc.
Khẩu hiệu đồng thời là phong trào : “lao động, học tập gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh”
Mình thật : Chúng ta; Lãnh tụ của chúng ta đòi người Pháp từ năm 1919 rồi đó, vì biết đòi mà cách mạng thành công, vì biết đòi nên nước đã độc lập! Bao nhiêu năm rồi còn mãi mép môi. Ưa! Không ưa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét