Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

PHIÊN BẢN.

Lạ thật. Thắng mấy đế quốc to nửa thế kỷ rồi; Cho ra lò gần trăm lớp cháu ngoan, các thế hệ cháu ngoan đầu tiên đã hưu rồi, xã hội nay toàn con người xã hội chủ nghĩa ưu việt, để quốc gia là : Thị trường đầy tiềm năng của các nước phát triển. Một thị trường hoang sơ chưa được người khai phá, một thị trường thoả sức thiết lập và khai thác.
Lớp cha ông hy sinh muôn triệu tuổi xuân đánh đuổi tư bản giành độc lập tự do, nay hậu duệ tư bản khai thác thị trường nền tự do độc lập ấy. Hỏi rằng đánh đuổi để làm gì có thể là một câu hỏi ngốc. Nhưng thực sự ngốc khi đánh đuổi xong thì ít năm sau trải thảm đỏ mời họ vào khai thác thị trường đất nước 90 triệu người mua, sau khi đã đề nghị mãi chưa được họ công nhận : Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Ngốc không theo nghĩa dại, mà theo nghĩa khác khi mời họ vào vì mình chưa/không làm được cái điều mình đề nghị, không làm được điều thường dễ vì mải mê làm/theođuổi điều phi thường ảo .
Đánh đuổi tư bản can thiệp là một khả dĩ nhất thời khi đó cần/cóthể khai thác. Theo đuổi nền dân chủ thực sự là chân lý mãi mãi của con người. Nhà nước pháp quyền trên nền tảng tam quyền phân lập là nhà nước khả dụng trong thời đại ngày nay. Nền kinh tế thị trường là phù hợp trình độ sản xuất  tiêu dùng hiện tại. Cả nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường là tương thích thực tế yêu cầu dân chủ của loài người trong trung hạn hiện thời, là hiện hữu đắc dụng của quốc gia, là quyền lực của người dân và thực lực phát triển của nước. Nói kiểu kinh tế chính trị Mác - Lê mình được học từ những năm 70 thế kỷ 20 : Nhà nước pháp quyền với nền kinh tế thị trường là hình thái kinh tế - xã hội của thời hiện tại. Hình thái này là sự hoà hợp biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và  kiến trúc thượng tầng thời đại  đang. Tất nhiên có quốc gia đã đạt được sự hài hoà quan hệ biện chứng thường hằng đó, có quốc gia đang xộc xệch bởi phi thường và thường hiện. Nói kiểu 4.0 : Nhà nước pháp quyền với nền kinh tế thị trường ngày càng hoàn hảo là phiên bản tương thích khả dụng hiện dùng cho quốc gia. Tất nhiên có quốc gia đang dùng phiên bản đã cũ, cũng có quốc gia đang nghiên cứu phát triển phiên bản mới. Phiên bản.
Một link ví dụ :


Người mua VN lần đầu nhìn thấy người bán hàng cúi chào, cùng cơ sở bán hàng khang trang và được hưởng mức chính xác giao nhận hàng hoá 0.01 lít xăng, một mặt hàng vẫn độc quyền (theo bài đã dẫn) ở VN. Hành vi cúi chào là đơn lẻ góp thêm, hành vi mua bán được diễn ra minh bạch, bình đẳng là bản chất của nền kinh tế thị trường. Là bản chất nên rõ ràng không thể : Đề nghị công nhận được như tất cả các đề nghị khác của nền thị trường hành chính.
Link thêm, diễn giải :
Những người Việt Nam lần đầu  "hả hê" mua bán tại một quầy xăng thường vậy trong giao dịch mua - bán của xã hội  mình từng khinh ghét, lên án, xua đuổi chưa xưa. Hả hê vậy! Hả hê gì? Hả hê vì lần đầu được đối sử bình đẳng, đàng hoàng! Lần đầu được mua xăng đúng chất lượng (cảm giác vậy)! Lần đầu mua xăng với độ chính xác khối lượng 0,01lít! Lần đầu được mua xăng rẻ hơn một chút! Lần đầu có cảm giác làm chủ! Hả hê rất đáng hả hê. Nói thêm về giá. Người mua đều hiểu giá chưa rẻ hơn (đúng thị trường) vì các loại thuế phí chưa thị trường, vì người bán (người Nhật này) cũng đang béo hơn vì nước đục. Hả hê với thường nhật của người!
http://trandaiquang.org/nguoi-nhat-da-vao-ban-xang-dung-canh-tranh-bang-khau-hieu.html
Mình đã viết về vốn Quan hệ, công nghệ Phong bì. Tiêu đề bài này lại nói tới : Cạnh tranh bằng khẩu hiệu. Thực ra cả xã hội đều : Nói thuộc lòng, làm khẩu hiệu, băng rôn. Các nhà sản xuất đều : Dùng vốn quan hệ, công nghệ phong bì. Tất cả đều đúng định hướng đã chọn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét